Thực trạng hiểu biết về các bệnh LTQĐTD.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn xã mai sơn, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

Bệnh LTQĐTD là bệnh lây truyền chủ yếu bằng cách tiếp xúc thân thể gần gũi, đặc biệt là quan hệ tình dục. Bệnh LTQĐTD hiện là một vấn đề lớn trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng ở những nớc đang phát triển và có chiều hớng gia tăng ở các nớc phát triển.

Bệnh LTQĐTD là bệnh lây truyền nguy hiểm ảnh hởng đến chất lợng nguồn nhân lực của xã hội, ảnh hởng tới sức khoẻ, hạnh phúc và kinh tế cũng nh cuộc sống khi bị mắc bệnh.

Do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn mặt khác việc tìm hiểu về thực trạng số ngời mắc bệnh LTQĐTD gặp phải khú khăn như trạm y tế khụng cung cấp số liệu mặt khỏc đõy là vấn đề tế nhị người phụ nữ cũng

ngại núi ra mà thường che dấu, chính vì vậy mà tác giả chỉ xin đề cập đến thực trạng sự hiểu biết về các bệnh LTQĐTD và hậu quả của chúng. Cùng với đó tác giả phân tích thực trạng về sự cần thiết cũng nh việc thực hiện khám phụ khoa của phụ nữ trong Xã. Bởi vì theo tác giả việc khám phụ khoa sẽ nhằm ngăn ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các bệnh viêm nhiễm và các bệnh LTQĐTD.

Theo kết quả điều tra với câu hỏi theo chị bệnh LTQĐTD là những bệnh gì cho thấy: Bảng 4: Sự hiểu biết các bệnh LTQĐTD STT Bệnh LTQĐTD Số lợt ngời Tỷ lệ % 1 HIV/AIDS 112 29.32 2 Giang mai 78 20.42 3 Lậu 63 16.5 4 Nấm 43 11.25 5 Clamidya 0 0 6 Sốt xuất huyết 2 0.52 7 Tiểu đờng 1 0.26 8 Viêm gan B,C 83 21.73 9 Khác 0 0 10 Tổng 382 100

Nguồn: Khảo sỏt nghiờn cứu

Nh vậy hiểu biết ban đầu của phụ nữ về các bệnh LTQĐTD là rất

cao, đa số họ đều biết ít nhất một bệnh LTQĐTD. Bệnh đợc biết nhiều nhất là HIV/AIDS có 112 lợt ngời chiếm 29.32 %, sau đó là bệnh viêm gan B,C có 83 lợt ngòi chiếm 21,73 %. Tuy nhiên một số phụ nữ cũng cha nhận biết hết các bệnh khác. Đặc biệt là bệnh Clamydia là bệnh lây qua đờng tình dục nhng không ai chọn có lẽ vì tên của bệnh đó là tên nớc ngoài nên họ không biết hoặc có đợc nghe nhng không thể nhớ đợc tên bệnh. Bệnh HIV/ AIDS được biết nhiều nhất vỡ những năm qua cụng tỏc truyền thụng núi nhiều về bệnh này. Một thực trạng khi điều tra bằng phiếu hỏi gặp câu hỏi về sự hiểu

biết các bệnh và sự nguy hiểm của các bệnh LTQĐTD thì phụ nữ rất khó trả lời và một số để trống khụng điền.

Sự hiểu biết của phụ nữ về các bệnh LTQĐTD cũng nh hậu quả còn nôm na, sơ sài, đại khái. Biết bệnh LTQĐTD là nguy hiểm nhng không biết nguy hiểm nh thế nào, tại sao nguy hiểm. Thể hiện là vẫn có tới 2 ngời chọn bệnh sốt xuất huyết và 1 ngời chọn bệnh tiểu đờng. Do vậy cần cung cấp kiến thức cho phụ nữ về các loại bệnh này, khi họ hiểu đợc tác hại của các bệnh LTQDTD thì tất yếu họ sẽ sống có trách nhiệm với bản thân mình hơn, cũng sẽ hiểu rõ hơn tác dụng của bao cao su.

Với câu hỏi theo chị khám phụ khoa có cần thiết không để qua đó thấy mối liên hệ giữa nhận thức và thực hiện. Trong 120 phụ nữ đợc hỏi thì có tới 98% phụ nữ cho là cần thiết. Và lý do họ đa ra là để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời khi có bệnh. Tuy nhiên vẫn còn những phụ nữ nhầm lẫn giữa khám phụ khoa với khám thai, khi giải thích họ mới hiểu. Việc nhận thức với thực hiện lại có sự khác nhau khá xa; có tới 74 phụ nữ chiếm 61.67 cha đi khám phụ khoa lần nào. Lý do họ đa ra vỡ bận rộn, vỡ ngại, và xấu hổ đồng thời thấy sức khỏe bình thờng nên không đi khám.

Nh vậy có sự khác nhau giữa nhận thức và thực hiện. Số phụ nữ đi khám phụ khoa chủ yếu là những ngời đã có chồng vì tiện lúc họ tham gia vào chiến dịch CSSKSS, nếu không có các chiến dịch này thì họ cũng sẽ không chủ động khám phụ khoa. Đối với phụ nữ cha kết hôn thì càng thờ ơ với vấn đề này.

Sự viêm nhiễm và mắc các bệnh LTQĐTD là do vệ sinh môi trờng, điều kiện lao động, do kinh tế khó khăn và do nhận thức của phụ nữ cha tốt. Do chật vật với cuộc sống mà ngời phụ nữ chỉ quan tâm đến việc tạo ra tiền cho gia đình mà quên đi việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Phụ nữ thờng xuyên phải tiếp xúc với môi trờng độc hại; cắt lúa trong môi trờng oi bức có

lúc phải ngâm mình dới nớc bẩn nên dễ mắc các bệnh phụ khoa, tiếp xúc với thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.

Vỡ vậy đã ảnh hởng rất lớn tới sức khoẻ của ngời phụ nữ. Chị Hiền nói "nhìn mảnh lúa bị bệnh khô vằn mà xót xa, không có ai phun thì mình phải đi phun. Một ngày phun 11 bình mà thấy mỏi hết ngời". Ngoài lúa thì Xã Mai Sơn là một Xã có rất nhiều đất màu để trồng các loại rau, các loại cây có hạt. Vì vậy mà việc phun thuốc sâu diễn ra rất thờng xuyên, khi các ông chồng đi làm xa thì phụ nữ là ngời phải đi phun thuốc. Mặc dù họ biết phun thuốc sâu rất có hại nhng bắt buộc vẫn phải làm.

Nói đến nông thôn chúng ta thờng cho rằng phụ nữ nông thôn thờng có thời gian rảnh rỗi lúc nông nhàn. Tuy nhiên thực tế vài năm trở lại đây phụ nữ Xã Mai Sơn rất ít thời gian rảnh rỗi. Ngoài nhiệm vụ đảm nhận công việc sản xuất nông nghiệp họ còn đi làm thuê đóng góp kinh tế cho gia đình. Công việc họ làm là đổ bê tông, đào đất, đốt vôi, nhặt sỉ cho các nhà máy, công ty hiện đang xây dựng với ngày công là 80.000 đồng/ ngày. Công việc rất mệt nhọc và độc hại có lúc phải làm cả đêm do yêu cầu của nhà sử dụng đã khiến họ bị kiệt sức, mệt mỏi, suy nhợc cơ thể và đặc biệt là sự ảnh hởng tới SKSS.

Đời sống văn hoá nghèo nàn, sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu thông tin thời sự, chính trị, văn hoá kinh tế xã hội là tình trạng dễ thấy ở các vùng nông thôn trong đó có Xã Mai Sơn. Ngay cả việc sử dụng BPTT cũng tạo nên sự căng thẳng, lo lắng ảnh hởng tới sức khoẻ của phụ nữ. Theo đuổi mục đích kinh tế, làm giàu cũng tạo nên sức ép trong suy t của ngời phụ nữ và điều này tác động đến sức khoẻ tâm lý, tinh thần ngời phụ nữ - chủ thể trong các hộ gia đình nông thôn. Phụ nữ chịu áp lực do nam giới rời nông thôn và ảnh hởng từ mặt trái cơ chế thị trờng.

Chính vì lẽ đó quan tâm đến chất lợng dân số trong phát triển không thể coi nhẹ vấn đề SKSS và quyền sinh sản của phụ nữ nông thôn. Cần nâng cao chất

lợng các dịch vụ sức khoẻ, nâng cao trách nhiệm của nam giới và sự chia sẻ của họ trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản, cải thiện môi trờng lao động và sinh hoạt cho phụ nữ nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn xã mai sơn, huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w