KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

5.1. Kết luận

Tỷ suất sinh lời của chứng khoán trên hai thị trường HOSE và HNX, ngoài việc chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường nó còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố bên ngoài thuộc về đặc tính của công ty niêm yết như quy mô, tình hình hoạt động và tính chất hoạt động như sử dụng đòn bẩy, tính thanh khoản.

Kết quả thống kê trên 90 mã chứng khoán trên hai sàn trong giai đoạn 2009-2014 cho thấy chuỗi các 4 biến giải thích đều mang dấu âm, chứng tỏ các tỷ suất sinh lời từ các biến của nhóm công ty quy mô nhỏ đều nhỏ hơn so với các công ty lớn. Điều này đi ngược với kết luận của Fama French trên thị trường Mỹ năm 1963-1991, vốn được lý giải rằng các công ty quy mô nhỏ thường tồn tại rủi ro cao, chi phí đại diện cao, hoạt động kém hiệu quả hơn do đó phải cung cấp một phần bù rủi ro lớn hơn cho các nhà đầu tư tức là mang TSSL lớn hơn. Không chỉ vậy nó lại đi ngược với thuyết " Hiệu ứng công ty nhỏ" (những công ty nhỏ đều có tỷ suất sinh lời cao hơn so với những công ty lớn).

Nhân tố đòn bẩy chủ yếu tác động ngược chiều khi suất sinh lời tăng và những công ty có sử dụng đòn bẩy cao có tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn những công ty không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nợ. Nó hoàn toàn phù hợp với thực tế thị trường trong nước, chủ yếu công ty lớn có tiềm lực tài chính cao họ sử dụng nợ cao và những nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận cao hơn. Họ sẵn sàng đầu tư và chấp nhận rủi ro cao ở những mã này.

Nhân tố IMV, thanh khoản cũng được đánh giá là nhân tố quan trọng trong việc cân nhắc đầu tư. Một chứng khoán có tính thanh khoản cao thường hấp dẫn nhà đầu tư hơn những chứng khoán kém thanh khoản. Bởi lẽ những nhà đầu tư mong muốn chứng khoán của họ có thể mua đi bán lại được nhanh chóng để kiếm lời.

Tuy nhiên so sánh hệ số của mô hình tác giả nghiên cứu với mô hình FF3FM không được cao bằng, vì sự hạn chế trong thời gian và số lượng chứng khoán. Nhưng đó cũng là một thành công trong việc đưa ra mô hình đa nhân tố để giải

thích cho tỷ suất lợi nhuận tại thị trường và chứng tỏ rằng mô hình đa nhân tố có khả năng giải thích lợi nhuận chứng khoán tốt hơn so với mô hình CAPM. Tuy nhiên với mô hình đơn giản và khả năng giải thích tốt của chỉ số thị trường thì CAPM vẫn được nhiều nhà tài chính sử dụng.

Từ việc nghiên cứu và định lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoài thị trường tới suất sinh lời chứng khoán đã đem lại nhiều bài học và kinh nghiệm cũng như mở hướng nghiên cứu mới cho bản thân tác giả, và có thể có những công trình nghiên cứu sâu hơn sau này. Thực tế trên thị trường còn rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận ví dụ như yếu tố con người, tâm lý đầu tư đang và sẽ được đề cập rất nhiều đến xu hướng đầu tư, hay hiệu ứng đầu tư bầy đàn đã được nhắc tới từ lâu nhưng chưa được nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu mới này sẽ dần hoàn thiện để giới đầu tư chứng khoán có thêm công cụ phục vụ cho mục đích mở rộng và phát triển thị trường chứng khoán nước nhà.

5.2. Một số hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một số hạn chế như sau:

- Thị trường nước ta không phải là thị trường hiệu quả nên thông tin trên thị trường

hầu hết không được phổ biến rộng rãi và cập nhật đến các nhà đầu tư. Trong khi các mô hình trên cần đặt giả thiết về một thị trường hiệu quả mới đạt được kết quả chính xác.

- Thông tin để lấy lãi suất trái phiếu chính phủ tại thời điểm 2009-2010 gặp khó khăn

nên tác giả phải dựa vào biểu lãi suất trái phiếu trong nguồn có sẵn là năm 2011.

5.3. Một số hàm ý chính sách 5.3.1. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu 5.3.1. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu

Bài nghiên cứu kiến nghị hình thành một hệ thống dữ liệu đáng tin cậy cho toàn bộ thị trường như hệ thống CRSP (the Center for research in security prices) ở Mỹ - áp dụng cho cả ba thị trường lớn NYSE, NASDAQ và AMEX. Kiến nghị này nhằm khắc phục tình trạng thông tin thiếu minh bạch và đồng nhất giữa các thị trường và giữa các nhà đầu tư với nhau. Thực trạng này vẫn đang tồn tại ở thị trường chứng khoán nước ta, gây ra những hiệu ứng đầu tư đám đông, và nhiều thông tin nhiễu

ảnh hưởng nhiều đến tâm lý nhà đầu tư. Theo đó nguồn thông tin , dữ liệu lịch sử được cập nhật theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm sẽ được chính xác và đồng nhất. Hiện nay các nguồn này chỉ được thu thập từ nhiều trang web về chứng khoán khác nhau, trang chủ của các công ty chứng khoán như: VnDirect, Vietstock hay cophieu68, CafeF… Đặc thù của mỗi trang web là khác nhau nên có thể những kết quả và nhận định của họ không đồng nhất, dẫn tới thông tin đến tay nhà đầu tư không có độ đồng nhất và chính xác cao. Thị trường nước ta đến nay tròn 15 năm đi vào hoạt động, còn non trẻ và hệ thống thông tin, các bộ công cụ phân tích còn chưa hoàn chỉnh. So với các nước trong khu vực và trên thị trường các nước phát triển, TTCK nước ta còn nhiều điểm yếu, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, có thể do hệ thống thông tin lịch sử giao dịch chưa được phổ biến cùng với những thị trường lớn. Do đó việc xây dựng hệ thống thông tin thực sự rất cần thiết.

Sớm đưa ra một mô hình định giá tối ưu, như mô hình đa nhân tố tác giả đã nghiên cứu thành công, đây được coi là một công cụ hiệu quả nhằm giúp nhà đầu tư, cũng như những đối tượng khách hàng quan tâm tới thị trường chứng khoán có một “kinh nghiệm bỏ túi” nhằm đạt được mục tiêu đầu tư cho mỗi cá nhân.

5.3.2. Định hƣớng đầu tƣ hiệu quả

Dựa vào kết quả nghiên cứu, kết hợp với những yếu tố đặc thù trên thị trường nước ta, tác giả có đưa ra một số kiến nghị đầu tư như sau:

Không chỉ căn cứ vào các hệ số cơ bản về tỷ suất sinh lời được báo cáo trên hệ thống báo cáo tài chính, mà có thể căn cứ vào lịch sử giao dịch mua-bán của chứng khoán để đưa ra nhận định về xu hướng sắp tới. Bên cạnh đó ngoài yếu tố thị trường (rủi ro phi hệ thống) có thể căn cứ vào chỉ tiêu như đòn bẩy, khả năng thanh khoản và quy mô hoạt động để tăng thêm khả năng chắc chắn sinh lời của mỗi mã chứng khoán hay danh mục đầu tư.

Các nhà đầu tư nên chọn lọc một danh mục hiệu quả nhằm tối thiểu hóa và phân tán bớt rủi ro trong từng thời kỳ biến động thị trường. Sử dụng yếu tố phần bù tỷ suất sinh lời cực kỳ hiệu quả trong quản lý danh mục. Vì có thể thấy phần bù chính là cách các nhà đầu tư san bớt rủi ro ra, không tập trung vào bất cứ mã nào có nguy cơ.

Trong 4 nhân tố giải thích ở trên, có hai nhân tố đem lại hiệu quả hơn cả là nhân tố quy mô và thanh khoản. Nó hoàn toàn dễ nhận biết và đánh giá vì với những công ty quy mô lớn thường có suất sinh lời cao hơn so với những công ty nhỏ. Và những công ty nhỏ có tính thanh khoản không cao thường có rủi ro cao, và không hấp dẫn bằng những công ty nhỏ nhưng có tính lỏng tương đối.

Kết luận chương 5

Trong phần chương 5, tác giả đã vận dụng các kết quả kiểm định và kết quả hồi quy ở chương trước để đưa ra một số nhận định và kiến nghị về hệ thống thông tin chuẩn trên thị trường. Mô hình đa nhân tố tỏ ra có hiệu quả sử dụng tốt hơn so với mô hình định giá tài sản vốn CAPM và tiếp tục mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm tìm thêm các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)