3.4.1 Các phòng ban
Cơ cấu tổ chức cấp lãnh đạo
- Chủ tịch Công ty: là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Công ty, chi phối mọi hoạt động trong Công ty, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn cho Công ty. Có trách nhiệm tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua hợp đồng kinh tế. Chủ tịch Công ty có quyền tuyển dụng nhân sự; đề cử, khen thưởng nhân viên theo chế độ thủ trưởng đơn vị. Chủ tịch là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của Công ty mình.
- Kiểm soát viên: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực của Chủ tịch Công ty trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, của Giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty. Kiểm soát viên có trách nhiệm thẩm định Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan Nhà Nước có liên quan.
- Giám đốc: là người có quyền đưa ra các chiến lược phát triển ngắn hạn cho Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Công ty, giúp Chủ tịch triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch giải quyết những công việc có tính chu kỳ, xảy ra thường xuyên của Công ty khi Chủ tịch ủy quyền cho Giám đốc giải quyết.
- Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc, có thể thay mặt Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cơ cấu tổ chức các phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về công tác quản lý tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty
- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng và nhiệm vụ ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty vào sổ sách kế toán theo đúng quy định về chế độ hạch toán kế toán, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi và thanh toán các khoản vốn đối với những công trình mà
Công ty đã làm, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong Công ty.
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ quản lý các hóa đơn thu tiền nước, lập bảng kê và thông tin về vấn đề thu tiền nước trong tháng.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư: Lập hạn mức vật tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật, chất lượng các công trình, các dự án của Công ty đã và đang thực hiện, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến kỹ thuật thay đổi các biện pháp thi công.
- Phòng quản lý mạng lưới và chống thất thoát: có trách nhiệm nâng cao công suất cho mạng lưới cấp nước, bố trí các trục nhà máy nước, áp dụng các thành tựu khoa học trong chuyên ngành: phân vùng áp thủy lực mạng lưới, cải tiến thiết bị đường ống hút giếng…Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp chống thất thoát nước.
3.4.2 Các đơn vị trực thuộc
- Xí nghiệp xây lắp công trình nước. - Chi nhánh cấp nước các huyện – thị trấn. - Trạm cấp nước cấp xã.
3.4.3 Các đội chuyên môn - Đội sửa chữa và bảo trì. - Đội sửa chữa và bảo trì. - Đội thi công xây dựng. - Đội ghi thu.
- Đội tài xế, bảo vệ, tạp vụ.
- Quầy thu nợ và phát hành hóa đơn.
3.4.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Webside: www.soctrangwaco.vn)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Chủ Tịch Công ty
Kiểm soát viên
Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Các phòng ban trực thuộc Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng KH - KT Phòng QLML và CTT Các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp thi công Xí nghiệp nước
uống đóng chai Xí nghiệp sản xuất Xí nghiệp cấp nước Phú Lợi
Xí nghiệp cấp
nước Mỹ Xuyên Xí nghiệp cấp nước Mỹ Tú nước Kế Sách Xí nghiệp cấp nước Vĩnh Châu Xí nghiệp cấp nước Long Phú Xí nghiệp cấp
Xí nghiệp cấp
nước Đại Ngãi Xí nghiệp cấp nước Thạnh Trị Xí nghiệp cấp nước Lịch Hội Thượng Xí nghiệp cấp nước Ngã Năm
Trạm cấp nước
3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
3.5.1.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng theo mô hình tập trung.
- Trưởng phòng: là người mà Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành các hoạt động về tài chính của Công ty; chỉ đạo phòng giám sát việc thực hiện các chế độ về kế toán; tính toán và phản ánh kịp thời về tình hình tài chính của Công ty lên Ban giám đốc.
- Phó phòng: là người trợ lý cho trưởng phòng, có nhiệm vụ kế toán hàng tháng lên sổ cái, lập các báo cáo để trình lên kế toán trưởng; thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt; giải quyết các công việc có liên quan đến phòng kế toán.
- Kế toán tổng hợp: theo dõi ghi chép, lập bảng kê chứng từ gốc, tổng hợp các khoản tiền lương, công nợ để cuối kỳ kế toán căn cứ vào đó ghi vào sổ cái của Công ty, nhằm giúp cho kế toán trưởng theo dõi tổng hợp cuối kỳ.
- Kế toán thu chi: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt cho Công ty và các khoản thanh toán với khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ mỗi ngày.
- Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình thanh toán về khoản nợ vay và đối chiếu tình hình công nợ có liên quan.
Trưởng phòng
Phó phòng
Kế toán thu chi
Kế toán xây
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu tại Công ty.
- Thủ quỹ: theo dõi số lượng tiền mặt, tạm ứng của cán bộ công
nhân viên chức trong Công ty.
3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 3.5.2.1 Hình thức kế toán 3.5.2.1 Hình thức kế toán
Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng áp dụng theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”.
Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sau: - Sổ nhật ký chung;
- Sổ cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Ghi ch
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
3.5.2.3 Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”.
- Công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp gồm: các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, cấp 3…Tài khoản trong bảng Cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán theo quy định hiện hành.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà Nước ta từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Do đó cũng tạo ra không ít những thuận lợi và khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng nói riêng. Do tiếp quản từ đơn vị cũ, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
3.6.1 Thuận lợi
- Do tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn để mở rộng phát triển kinh doanh. Quan trọng hơn là tháng 6/1995 Hiệp định vay vốn ưu đãi ODA của Chính phủ Hà Lan về dự án mở rộng mạng lưới cấp nước Thị xã Sóc Trăng được triển khai thực hiện. Cùng với vốn ODA của Hà Lan, vốn đối tác của Chính phủ Việt Nam cấp cho Công ty gần 500.000 USD để mở rộng khu vực nhà máy II thuộc khu vực Phú Lợi – Phường 2 – Thị xã Sóc Trăng. Năm 2006, khu công nghiệp An Nghiệp được hình thành mở đầu cho một chiến lược phát triển mới của toàn Tỉnh. Sau khi triển khai dự án được nhanh chóng thực hiện đến tháng 7/2009 đã hoàn thành giai đoạn I với công suất 6.000m3/ ngày đêm, giá trị đầu tư 28 tỷ đồng, chính thức đưa vào hoạt động, góp phần quan trọng cho vấn đề cấp thiết cần giải quyết là xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và tiện nghi để nhanh chóng thu hút đầu tư.
- Đặc thù của Công ty là sản phẩm độc quyền trong nền kinh tế không cạnh tranh với các đơn vị khác, chính vì thế mà doanh thu, chi phí, lợi nhuận ở mức khá ổn định.
- Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng khai thác và cung cấp hoàn toàn nước ngầm cho khách hàng. Vì chi phí bỏ ra khai thác nguồn nước ngầm không hơn khai thác nguồn nước mạch và công nghệ xử lý đơn giản hơn.
- Nhà máy nước hình thành từ năm 1964, đội ngũ lực lương công nhân lành nghề nối tiếp nhau ngày càng đông và luôn tận tụy với công việc, sản phẩm nước sản xuất ra đạt tiêu chuẩn cho phép tạo được nhiều uy tín với người tiêu dùng, cụ thể là lượng khách hàng tăng từ 4.350 hộ (1964) đến nay là 50.000 hộ.
- Công ty chủ động quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách linh động trong nền kinh tế thị trương đầy biến động, từ đó tạo ra hiệu quả cao trong trong việc sử dụng nguồn vốn.
3.6.2 Khó khăn
- Công ty ngoài chức năng sản xuất kinh doanh, còn có thêm chức năng phục vụ hạch toán lấy thu bù chi, phải làm nghĩa vụ tốt đối với ngân sách. Đồng thời, phải đảm bảo đời sống cán bộ công nhân có mức sống ổn định, nhưng giá nước còn mang tính bao cấp do Nhà Nước quy định nên khó đảm bảo được tái sản xuất trong DN.
- Sự chuyển đổi từ nguồn nước mạch sang nguồn nước ngầm tuy có những thuận lợi nhất định nhưng những khó khăn của nó cũng không ít, cụ thể như: do hàm lương sắt trong lòng đất rất cao, do đó các thành ống của giếng khoan và các trục bơm ly tâm đặt ở các giếng khoan thường bị hao mòn nhanh dẫn đến nồng độ nước mặn cao và lên cát không thể sử dụng được. Từ đó, chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn khá nhiều.
- Hệ thống mạng lưới cấp nước tỉnh Sóc Trăng được Công ty ra sức cải tạo nhưng đến nay vẫn chưa đồng bộ, số ống truyền tải của từ ngày giải phóng 30/04/1975 vẫn còn nhiều, thường là ống gang bị oxi hóa cao, tiết diện thành ống bị thu hẹp, nằm sâu dưới lòng đất rất khó phát hiện dẫn đến thất thoát từ 29% đến 32%.
- Công ty là một đơn vị Nhà Nước áp dụng luật thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Áp dụng luật thuế này, Công ty bị thiệt khá nhiều so với thuế doanh thu 1% trước đây. Vì đối với ngành kinh doanh nước sạch, thuế đầu ra là 5% mà thuế đấu vào không đáng kể. Do đó, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và thu nhập của người lao động.
3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển
- Ngành Cấp nước cả nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm 90, là một đơn vị khoa học kỹ thuật, đơn vị vừa mang tính phục vụ, vừa phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Là ngành có vai trò quan trọng trong việc phát triển mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế cả quá trình sản xuất kinh doanh là làm thế nào để đạt tất cả yêu cầu trên để mang lại
hiệu qủa cho đơn vị là cả một sự trăn trở, sự tư duy đổi mới với thị trường, nhằm đảm bảo sự công bằng hợp lý với khách hàng tiêu thụ. Nước sạch là sự sống, là sức khỏe lâu dài cho cộng đồng dân cư và cả thế hệ mai sau.
- Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến việc cải thiện nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng, kiên quyết xóa bỏ tư tưởng độc quyền theo cơ chế cũ, không ngừng xây dựng thương hiệu của mình và có sự phát triển bền vững trong tương lai. Chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày một tốt hơn, nhu cầu sử dụng nguồn nước liên tục, Công ty đã trang bị máy phát diện dự phòng để sản xuất khi có xảy ra sự cố mất điện. Định kỳ hàng năm đều có thành lập đoàn khảo sát xuống tận các hộ dân để nắm bắt tình hình quản lý mạng lưới, tác phong phục vụ của nhân viên và lắng nghe những ý kiến đóng góp của người dân để điều chỉnh phù hợp. Công tác khảo sát mở rộng địa bàn phục vụ cũng được chú trọng để tăng khách hàng và tiêu thụ được sản phẩm. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với các khâu có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết yêu cầu lắp đặt đồng hồ đo nước, liên hệ sửa chữa khắc phục sự cố đều được nhắc nhở về ý thức trách nhiệm, tuyệt đối không gây nhũng nhiễu, kéo dài thời gian. Các quy định của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý đều được triển khai thực hiện kịp thời như : Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ, về tiêu thụ và cung cấp nước sạch, điều chỉnh phụ lục hợp đồng để khách hàng nắm rõ, cung cấp thông tin dịch vụ các số điện thoại liên hệ khi cần thiết không mất thời gian.
- Mặc dù sẽ còn gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng với tư duy luôn đổi mới sáng tạo, với quan niệm tận tâm phục vụ, Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng sẽ tiếp tục vuơn lên mạnh mẽ, là một trong những ngành đóng góp tích cực trong mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chỉnh trang cơ sở hạ tầng của tình nhà và phục vụ cho lợi ích xã hội, lợi ích của người dân. Đồng thời với những định hướng đúng đắn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì tốt hiệu quả kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận và khả năng tài chính để đầu tư xây dựng , đổi mới công nghệ ngày càng hoàn thiện.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP
NƢỚC SÓC TRĂNG
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÁNG 01 NĂM 2013 TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG
4.1.1 Kế toán các khoản chi phí
Luân chuyển chứng từ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Nhật