Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước sóc trăng (Trang 38)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu được lấy theo phương pháp thu thập số liệu sơ cấp trong sổ cái các tài khoản có liên quan, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ tại Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Sóc trăng.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc.

(2.7)

Trong đó:

F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích

F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc

2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc.

(2.8)

Trong đó:

%F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc %F = F1 x 100% F0F = F1 – F0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƢỚC SÓC TRĂNG

3.1.1 Giới thiệu chung

- Tên đơnvị: Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Sóc Trăng. - Tên giao dịch quốc tế: Soc Trang Water Supply Company Limited. - Tên viết tắt: SOCTRANGWACO

- Email: info@soctrangwaco.vn - Vốn điều lệ: 40.027.337.000 đồng.

- Trụ sở làm việc đặt tại số 16 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.

Công Ty TNHH Một thành viên Cấp Nước Sóc Trăng là Công ty do nhà nước sở hữu 100% vốn. Thực hiện chức năng và phạm vi hoạt động chủ yếu như sau: Khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch, đầu tư xây dựng các dự án cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ở các địa bàn thành phố, thị trấn, các khu vực tập trung dân cư và những yêu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mọi đối tượng khách hàng theo chính sách giá do Nhà nước quy định.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Nhà máy nước Sóc Trăng được thành lập vào năm 1964 (tên gọi là Công quản Nhà máy nước Khánh Hưng), công suất ban đầu là 3.000 m3/ngày từ nguồn nước mặt của kênh Ô Ven qua Chợ Vũng Thơm vào Hồ Nước Ngọt được quản lý và điều hành bởi một Hội đồng Công quản. Đến năm 1968, hình thành thêm hai Nhà máy nước Mỹ Xuyên và Phú Tâm cung cấp vòi nước công cộng và chủ yếu vận hành bơm nước bằng máy nổ. Năm 1972, đổi tên là Trung tâm Cấp thủy trực thuộc Quốc gia sản cấp Thủy cục do Bộ Công Chánh chế độ Sài Gòn cũ quản lý.

- Ngày 30/4/1975, Thị xã Sóc Trăng được giải phóng (nay là Thành phố Sóc Trăng), Trung tâm Cấp thủy chịu sự chỉ đạo của Công ty Công thương Tỉnh Sóc Trăng. Sau đó Tỉnh Sóc Trăng và Tỉnh Cần Thơ được sát nhập lại thành Tỉnh Hậu Giang và được mang tên Xí nghiệp Cấp nước Thị xã Sóc Trăng trực thuộc Công ty Cấp nước Tỉnh Hậu Giang.

- Năm 1992, Tỉnh Hậu giang được chia thành 2 tỉnh: Tỉnh Sóc Trăng và Tỉnh Cần Thơ. Đến năm 1993, Xí nghiệp Cấp nước Sóc Trăng được thành lập theo quyết định số 38/TC.CB93 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng nâng lên thành Công ty Cấp nước Tỉnh Sóc Trăng với nhiệm vụ: xây dựng phát triển và sản xuất kinh doanh nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở xây dựng Tỉnh Sóc Trăng.

- Công ty Cấp nước Sóc Trăng được thành lập với 42 cán bộ công nhân viên, tổng số vốn được giao là 1.800.000.000 đồng, hiện nay có 150 cán bộ công nhân viên. Bước đầu Công ty Cấp nước quản lý nhà máy 01, trụ sở đặt tại 25 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng và 03 đơn vị trực thuộc là Huyện Thạnh Trị, Huyện Mỹ Xuyên và Huyện Vĩnh Châu. Với công suất 8000m3/ ngày đêm phục vụ cho trên 4.300 hộ khách hàng tiêu dùng. Tỷ lệ thất thoát lúc này có lúc lên đến 60%. Riêng nguồn nước phục vụ cho khách hàng tại khu vực Thị xã Sóc Trăng (nay là Thành phố Sóc Trăng) được lấy từ nguồn nước ngọt Mang Cá – Phụng Hiệp dẫn theo kênh đào 30/4 vào hồ chứa khu vực Hồ nước ngọt – Thị xã Sóc Trăng. Ở đây qua hệ thống xử lý nước sạch được đưa ra mạng phục vụ cho khách hàng tiêu dùng. Riêng các Huyện Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên nguồn nước được cung cấp từ giếng khoan phục vụ cho người tiêu dùng.

- Bằng nguồn vốn đối ứng, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy nước ngầm Số 2 trên đường Phú Lợi, thị xã Sóc Trăng, nâng công suất cho mạng lưới cấp nước thị xã lên 22.000m3/ngày đêm. Song song với các công trình cấp nước của thành phố, một số hệ thống cấp nước ở các thị trấn, thị tứ được triển khai thực hiện như các nhà máy: Châu Hưng huyện Thạnh Trị, Long Phú, Mỹ Tú, Lịch Hội Thượng, Đại Ngãi.

- Nước là sản phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, nhiệm vụ của Công ty là phải xử lý cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng chung quanh Thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó Công ty còn lắp đặt hệ thống truyền tải, thủy lượng kế và các công trình chuyên ngành theo chức năng ngành nghề hoạt động của mình.

3.2 QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH

Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng được hình thành và phải trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, sửa chửa tu tạo để quy mô ngày càng phát triển. Từ một nhà máy nước phục vụ cho nhân dân dùng nước tại trung tâm Thị xã Sóc Trăng, nay Công ty đã mở rộng công suất thiết kế và phạm vi hoạt động xuống các chi nhánh cấp nước huyện: Huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách và 03 trạm ở xã: Xã Lịch Hội Thượng, Châu Hưng, Đại Ngãi.

3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.3.1 Chức năng 3.3.1 Chức năng

- Khai thác sản xuất và cung cấp nước máy đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam đưa đến cho người tiêu dùng.

- Sản xuất mặt hàng chuyên ngành cấp nước và kinh doanh vật tư phụ tùng chuyên ngành.

- Thiết kế, lập dự toán cải tạo mở rộng công suất các nhà máy cũ và xây dựng nhà máy mới có công suất từ 500m3/ ngày đêm trở xuống.

- Nhận thi công xây dựng các công trình cấp nước có công suất từ 500m3 đến 2.000m3/ ngày đêm và các công trình thoát nước đô thị.

3.3.2 Nhiệm vụ

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh và các dịch vụ chuyên nghành đúng theo điều lệ hoạt động công ích.

- Được sử dụng lao động theo luật lao động hiện hành.

- Đảm bảo nộp ngân sách Nhà Nước theo quy định hoạt động công ích.

- Bảo tồn và phát triển vốn ngân sách Nhà Nước cấp.

- Mở rộng và phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong Tỉnh.

- Nhiệm vụ chính của Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng là tạo nguồn nước sạch phục vụ cho người tiêu dùng trong địa bàn Thành phố Sóc Trăng và các thị trấn thị tứ thuộc phạm vi hoạt động của Công ty. Đồng thời, Công ty cũng gắn hạ thấp tỷ lệ thất thoát xuống mức quy định cho phép của ngành là dưới 29%. Bên cạnh đó việc quản lý tài chính trong thu chi phải kịp thời chính xác và đúng thời gian quy định.

3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 3.4.1 Các phòng ban 3.4.1 Các phòng ban

 Cơ cấu tổ chức cấp lãnh đạo

- Chủ tịch Công ty: là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Công ty, chi phối mọi hoạt động trong Công ty, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn cho Công ty. Có trách nhiệm tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua hợp đồng kinh tế. Chủ tịch Công ty có quyền tuyển dụng nhân sự; đề cử, khen thưởng nhân viên theo chế độ thủ trưởng đơn vị. Chủ tịch là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của Công ty mình.

- Kiểm soát viên: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực của Chủ tịch Công ty trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, của Giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty. Kiểm soát viên có trách nhiệm thẩm định Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan Nhà Nước có liên quan.

- Giám đốc: là người có quyền đưa ra các chiến lược phát triển ngắn hạn cho Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Công ty, giúp Chủ tịch triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch giải quyết những công việc có tính chu kỳ, xảy ra thường xuyên của Công ty khi Chủ tịch ủy quyền cho Giám đốc giải quyết.

- Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc, có thể thay mặt Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

Cơ cấu tổ chức các phòng ban:

- Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về công tác quản lý tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty

- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng và nhiệm vụ ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty vào sổ sách kế toán theo đúng quy định về chế độ hạch toán kế toán, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi và thanh toán các khoản vốn đối với những công trình mà

Công ty đã làm, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán trong Công ty.

- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ quản lý các hóa đơn thu tiền nước, lập bảng kê và thông tin về vấn đề thu tiền nước trong tháng.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư: Lập hạn mức vật tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật, chất lượng các công trình, các dự án của Công ty đã và đang thực hiện, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến kỹ thuật thay đổi các biện pháp thi công.

- Phòng quản lý mạng lưới và chống thất thoát: có trách nhiệm nâng cao công suất cho mạng lưới cấp nước, bố trí các trục nhà máy nước, áp dụng các thành tựu khoa học trong chuyên ngành: phân vùng áp thủy lực mạng lưới, cải tiến thiết bị đường ống hút giếng…Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp chống thất thoát nước.

3.4.2 Các đơn vị trực thuộc

- Xí nghiệp xây lắp công trình nước. - Chi nhánh cấp nước các huyện – thị trấn. - Trạm cấp nước cấp xã.

3.4.3 Các đội chuyên môn - Đội sửa chữa và bảo trì. - Đội sửa chữa và bảo trì. - Đội thi công xây dựng. - Đội ghi thu.

- Đội tài xế, bảo vệ, tạp vụ.

- Quầy thu nợ và phát hành hóa đơn.

3.4.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Webside: www.soctrangwaco.vn)

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Chủ Tịch Công ty

Kiểm soát viên

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Các phòng ban trực thuộc Phòng Tổ chức Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng KH - KT Phòng QLML và CTT Các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp thi công Xí nghiệp nước

uống đóng chai Xí nghiệp sản xuất Xí nghiệp cấp nước Phú Lợi

Xí nghiệp cấp

nước Mỹ Xuyên Xí nghiệp cấp nước Mỹ Tú nước Kế Sách Xí nghiệp cấp nước Vĩnh Châu Xí nghiệp cấp nước Long Phú Xí nghiệp cấp

Xí nghiệp cấp

nước Đại Ngãi Xí nghiệp cấp nước Thạnh Trị Xí nghiệp cấp nước Lịch Hội Thượng Xí nghiệp cấp nước Ngã Năm

Trạm cấp nước

3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.5.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

(Nguồn: Phòng kế toán)

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

3.5.1.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng theo mô hình tập trung.

- Trưởng phòng: là người mà Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành các hoạt động về tài chính của Công ty; chỉ đạo phòng giám sát việc thực hiện các chế độ về kế toán; tính toán và phản ánh kịp thời về tình hình tài chính của Công ty lên Ban giám đốc.

- Phó phòng: là người trợ lý cho trưởng phòng, có nhiệm vụ kế toán hàng tháng lên sổ cái, lập các báo cáo để trình lên kế toán trưởng; thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt; giải quyết các công việc có liên quan đến phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp: theo dõi ghi chép, lập bảng kê chứng từ gốc, tổng hợp các khoản tiền lương, công nợ để cuối kỳ kế toán căn cứ vào đó ghi vào sổ cái của Công ty, nhằm giúp cho kế toán trưởng theo dõi tổng hợp cuối kỳ.

- Kế toán thu chi: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt cho Công ty và các khoản thanh toán với khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ mỗi ngày.

- Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình thanh toán về khoản nợ vay và đối chiếu tình hình công nợ có liên quan.

Trưởng phòng

Phó phòng

Kế toán thu chi

Kế toán xây

- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu tại Công ty.

- Thủ quỹ: theo dõi số lượng tiền mặt, tạm ứng của cán bộ công

nhân viên chức trong Công ty.

3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 3.5.2.1 Hình thức kế toán 3.5.2.1 Hình thức kế toán

Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng áp dụng theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”.

Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sau: - Sổ nhật ký chung;

- Sổ cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Ghi ch

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

(Nguồn: Phòng kế toán)

Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung

SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

3.5.2.3 Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”.

- Công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp gồm: các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, cấp 3…Tài khoản trong bảng Cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán theo quy định hiện hành.

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước sóc trăng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)