tạo nghệ thuật hiện đại)
Bước bên thềm của thế kỷ 21, Việt Nam đang phải đối mặt với những sự đổi thay lớn lao trong hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị. Các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng như những chuyên gia kinh tế - xã hội luôn trăn trở trước sự thâm nhập của lối sống phương Tây ngày một sâu đậm và rõ nét hơn trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Bằng cách nào mà bản sắc văn hóa Việt vẫn luôn được gìn giữ, mặc cho những năm tháng chiến tranh khốc liệt và đầy nước mắt trong quá khứ, mặc cho sự phát triển của đất nước, đang ngày một tiến sâu hơn vào xu thế toàn cầu hóa.
Trong thực tế mĩ thuật là sáng tạo tinh thần không có giới hạn không có khái niệm chiều sâu, chuyên môn hóa như trong khoa học kỹ thuật. Nhưng mĩ thuật là nhu cầu không thể thiếu đối với con người ở mọi thời đại. Con người luôn hướng tới cái đẹp vì vậy mà mĩ thuật không ngừng đổi mới và phát triển, tạo ra nhiều thể loại và chất liệu khác, phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. Song dù diễn tả chất liệu hay thể loại gì thì nó cũng không
phải trừu tượng quá. Nó phải phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Hay nó phục vụ cho tâm lý thị giác.
Hiện đại thường được hiểu với nghĩa mới, hiện tại, thuộc về thời ngày nay và mặc nhiên bao hàm phẩm chất tiến bộ. Không ai muốn bị xem là bảo thủ, cổ hủ, "âm lịch" cả. Phương châm sáng tác mỹ thuật cũng là làm sao kết hợp được "tính dân tộc và tính hiện đại". Tính hiện đại ở đây tạm được hiểu là dùng những yếu tố kỹ thuật, chất liệu, hình thức… (có tính cách tân) Phương Tây để chuyển tải đề tài, nội dung, tư tưởng tình cảm, "hồn dân tộc" của đời sống xã hội Việt Nam hiện tại vào trong tác phẩm nghệ thuật. Và như vậy dù muốn hay không, những yếu tố chủ nghĩa hiện đại Phương Tây có thể không được chấp nhận một cách công khai trong toàn bộ bình diện xã hội nhưng lại được chấp nhận như những thủ pháp đơn lẻ ở từng cá nhân, từng tác phẩm cụ thể để đi đến những sáng tác hội đủ tính chất "Dân tộc - Hiện đại". Tuy nhiên, để đi đến sự nhận thức và dư luận xã hội chấp nhận những yếu tố chủ nghĩa hiện đại hiện hữu trong sáng tác mĩ thuật là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi nỗ lực của bao thế hệ nghệ sĩ vật lộn trong sáng tạo, vượt qua thử thách của thời cuộc, định kiến… nhiều khi phải trả giá đắt cho những ước vọng cách tân nghệ thuật.
Từ trong sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống, việc đưa cái đẹp vào đời sống của cha ông vẫn luôn là những bài học cần được tìm hiểu và khám phá để sáng tác, làm sao giữ gìn được cốt cách dân tộc nhưng luôn đổi mới. Thành công của các họa sĩ Việt Nam, ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX đó là sử dụng chất liệu đương đại đắp lên mình nó mảng nguyên liệu truyền thống. Tiếp nối những thành tựu của cha ông, những họa sĩ của thế hệ sau này đã mạnh dạn tìm tòi thể hiện tác phẩm của mình với nhiều cách nhìn mới mẻ, hiệu quả, xong vẫn giữ được cốt cách của dân tộc trong tác phẩm của mình. Một họa sĩ tiêu biểu thời kỳ đầu sử dụng chất liệu truyền thống và cánh
tạo hình khác biệt để diễn tả vốn cổ truyền thống của dân tộc đó là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, ông là người đi đầu trong những thử nghiệm nghệ thuật và sự đa dạng phong cách tạo hình. Đây là hoạ sỹ sớm chuyển dịch từ các đề tài lịch sử sang huyền sử
Nhờ có yếu tố dân gian, những hình tượng trong tranh có lẽ nó đã ngấm vào trong dòng máu của con người Việt Nam chính vì vậy tranh đương đại nó đến gần hơn với người thưởng thức tranh Việt. Yếu tố dân gian trở thành "của để dành" của những họa sĩ Việt biết cách tiết chế, lồng ghép, pha trộn đầy bay bổng, sáng tạo. Nhiều nhà sáng tạo nghệ thuật đã lấy các nội dung truyền thống làm nền tảng cho sáng tạo nghệ thuật, nhiều tác phẩm đã thành công với bản chất gốc của nó lấy tư liệu từ cuộc sống.
Tiểu kết chương 3
Nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam là một loại hình đã gắn bó với đời sống nhân dân ở nhiều vùng miền khác nhau. Nó đã góp phần cho cuộc sống tinh thần của nhân dân. Tranh dân gian Việt Nam được quan tâm của các nhà nghiên cứu, các họa sỹ sáng tác. Cùng với hội họa, nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam đã và đang tiến đến những tiêu chí mới mẻ hơn. Như vậy vấn đề nghiên cứu về nó là không bao giờ hết. Nhìn nhận một cách tổng quát về giá trị điển hình của nghệ thuật trong tranh dân gian tồn tại nhiều tầng thức thẩm mỹ, chứa đựng những tinh hoa và vốn quý của dân tộc, đã được sàng lọc qua bao nhiêu thời gian, cho nên đã tạo nên những giá trị riêng biệt không lẫn với bất cứ với dòng tranh nào trên thế giới.
C. KẾT LUẬN
Những bức tranh dân gian màu sắc tươi tắn được dán lên tường nhà cho không khí thêm phần rộn rã, ấm cúng. Tất cả tạo thành cái nôi cho một dòng tranh chân quê, đậm đà chất dân tộc. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Tranh dân gian Việt Nam không phải là sự minh họa về ngày tết mà thông qua nội dung của các bức tranh này là sự gửi gắm, là lời chúc phúc cho những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới, một năm phát tài, phát lộc, bằng những hình ảnh biểu tượng dân dã, gần gũi nhưng lại chứa đựng những thông điệp ẩn ngữ đầy tính nhân văn. Với sự phong phú, đa dạng cả về mẫu mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Việt nam phản ánh hầu như tất cả những gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động như: Chăn trâu thổi sáo, Hứng dừa, Đấu vật, Đánh ghen... cho tới những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn như Lễ trí, Nhân Nghĩa, Vinh hoa, Phú Quý, Lợn đàn, Gà đàn... Cái hấp dẫn của tranh dân gian Việt Nam không chỉ đề cập cuộc sống: thóc đầy bồ, gà đầy sân, ước mong vinh hoa phú quý mà còn đề cập đến cuộc sống lứa đôi, vợ chồng với cái nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc. Tranh dân gian Việt Nam càng xem càng cảm nhận thấy ý nghĩa văn hóa sâu sắc, chứa đựng những ẩn ý, nhắc nhở, răn dạy chi tiết, đầy đủ về mọi sự đúng sai, phải trái ở đời, mang đậm một cái nhìn lạc quan, trìu mến và tha thiết đối với cuộc sống. Bởi vậy trong tranh dân gian, với chỉ vài nhân vật được tạo hình một cách đơn giản, không gian mang tính ước lệ cùng những chữ đề thơ nhưng người xem vẫn cảm nhận thấy hết ý vị của tranh, dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cũng như tư tưởng mà người nghệ nhân muốn truyền đạt. Ta có thể thấy, trong tranh Đánh ghen, nghệ nhân sử dụng phối cảnh ước lệ "đơn tuyến bình đồ" tạo ra bố cục không gian tượng trưng và khái quát, cách tạo hình nhân vật mang yếu tố biếm họa, thể hiện ở sự cường điệu hóa các hình
thể và đường nét trong tranh, tạo nên sự sôi động, nhưng không kém phần hài hước, vui nhộn trước một tình huống bi kịch gia đình. Các hình ảnh được khắc họa một cách chắt lọc về đường nét, tỉ lệ hình ước lệ theo một sự hợp lý của bản năng nghệ thuật và cảm thức trong sáng, hồn hậu, dí dỏm.
Trên tinh thần đó, tranh dân gian thoát ra yếu tố tả thực. Xây dựng diện hình, mảng hình dẹt, bỏ qua vờn khối. Vai trò của thủ pháp ước lệ trong tạo hình được đề cao và khai thác. Chính nhờ thủ pháp đó, người nghệ nhân khi làm tranh đã bỏ qua các yếu tố đúng sai, đẹp xấu về mặt hình thức; chú trọng biểu cảm về mặt nội dung, sao cho tác phẩm mang được tiếng nói riêng, tình cảm của người sáng tác. Hơn thế nữa, sự tượng trưng, ước lệ về cách phối màu, dùng màu, thoát li bản chất của cấu trúc tự nhiên sự vật, nâng lên bằng những gam màu, mảng màu có tính khái quát cao... Các nghệ nhân đã quy các hình tượng nhân vật trong tranh vào các dạng hình học cơ bản: như hình tam giác, hình thang, hình tròn... Trên cơ sở đó, nghệ nhân kết hợp các thủ pháp nhấn mạnh và lược bỏ. Tập trung chú trọng vào những nhân vật, đối tượng chính, quan tâm những nhận vật trung tâm để xử lí hình, mảng hay biểu cảm nội tâm nhân vật qua đó, chuyển tải nội dung của tác phẩm đến người xem với hiệu quả trực cảm mạnh mẽ.
Với nghệ thuật độc đáo của tranh dân gian đã để lại kho tàng mỹ thuật dân tộc thêm một giá trị văn hoá tiêu biểu. Đây là loại hình nghệ thuật đích thực, nhiều người vẫn luôn đam mê khám phá và khai thác cái đẹp ấy. Từ màu sắc cổ truyền đến chất mượt mà giấy lụa.. tạo nên những tác phẩm tinh tế đến diệu kỳ. Vẻ đẹp ấy còn nguyên đến nay và là nền tảng cho việc nghiên cứu, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc này. Điều đặc biệt là tranh dân gian phục vụ cho đông đảo tầng lớp bình dân để trang hoàng nhà cửa trong những ngày vui, ngày hội và trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Ngày nay, tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử mà còn hàm chứa đầy đủ giá trị của một loại hình nghệ thuật đích thực. Trong điều kiện nhà đã cao, cửa đã rộng… tranh dân gian cần được đổi mới cách chơi sang trọng như một thứ đồ hoạ đặc biệt mà mọi người dùng để làm đẹp ngôi nhà của mình. Các hoạ sỹ khai thác tranh dân gian ở các chất liệu và quan điểm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồn dân tộc và chất thời đại sẽ có sức sống vĩnh hằng.
Tranh dân gian đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc về cuộc sống phong phú tinh thần của nhân dân ta. Ngôn ngữ sử dụng trong tranh dân gian đã được các họa sĩ sau này vận dụng vào sáng tác nghệ thuật hiện đại. Tranh dân gian cần được giữ gìn và phát huy.