Chỉ với một cái xoáy "âm dương" và "đường cong lưỡi liềm" thế mà nghệ sỹ nói lên được cái béo núc ních của con lợn. Chỉ bằng cách tạo hình đường viền, cách điệu bằng nét hay mảng phẳng, từ nhiều đề tài khác nhau với màu thuốc cái in trên nền giấy điệp, giấy dó là sản phẩm quen thuộc dễ kiếm, tự chế, tranh Đông Hồ tạo được "Họa phái", thế đứng vững chắc và độc đáo của nền nghệ thuật Việt Nam truyền thống.
Tranh dân gian Việt Nam thường được bố cục từ cái nhìn tầm cao và ước lượng về không gian, thời gian: không chú ý đến chiều sâu của không gian và thời gian, không chú ý đến chiều sâu của khung cảnh, chỉ nêu lên một sự việc hay một vấn đề cụ thể. Cách phân phối mảng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Cảnh trọng tâm bao giờ cũng được nêu bật về hình và màu làm cho người xem tranh dễ cảm nhận được ngay chủ đề. Tranh dân gian xây dựng hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của các chủ đề. Vì thế, ánh sáng, không gian, con người và cảnh vật đều được ước lệ. Tờ tranh điệp với nền màu trắng hay vàng hoặc đỏ thì đều thể hiện không gian rực sáng trong trẻo và rộng rãi, thoáng đãng. Cái không gian ước lệ ấy đòi hỏi các hình tượng trên đó cũng phải ước lệ để làm sao gợi được nhiều nhất. Vì thế, hình được thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để phô diễn đầy đủ nhất. Con lợn muốn rõ nhất phải ở thế nhìn ngang nhưng mõm lại như nhìn tứ phía trước (H2), còn trong cảnh hứng dừa thì cây dừa lại được thu nhỏ để tương ứng với người hứng và người trèo (H6), chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa chỉ lớn nhỉnh hơn chuột một tí mà thôi (trong cảnh chuột vinh quy). Tất cả hình ảnh đều được choáng ra mặt tranh, chúng không che khuất nhau mà cùng phô bày rõ ràng. Nếu theo ngoài đời, cảnh phải diễn ra theo một hàng ngang dài, tỷ lệ dài rộng tờ tranh sẽ quá chênh lệch thì nghệ nhân đã sáng tạo bằng cách cắt đôi rồi chồng lên nhau như bức Chuột đỗ cao cưới vợ…Từng hình trong tranh có khi được cường điệu đến ngoa ngoắt song đều thu về những hình cơ bản. Bé ôm gà như hình quả trứng, con lợn hình chữ nhật, các cặp đấu vật trong tranh Đánh vật…lại là chỗ hình tam giác, chỗ hình thang, có chỗ hình tròn. Các nhân vật trong tranh Hứng dừa và Đánh ghen...vừa hài hước vừa táo tợn. Các thế giới trong tranh dân gian đủ 3 tầng:
Tầng trời, tầng trần và tầng đất. Chỉ cần vài chi tiết là gợi ra không gian cần cho sự việc xảy ra. Tình trạng này rõ nhất ở tranh liên hoàn về Thạch Sanh (H14).
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật thần, Phật được vẽ to ở giữa, các nhân vật phụ nhỏ hơn và ở 2 bên, các người thường dân và sinh vật lại nhỏ hơn nữa và ở dưới. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quan hệ xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật để phóng to hay thu nhỏ. Trái lại ở những tờ tranh tết thông thường, các nhân vật và các cảnh vật dù ngoài đời hết sức chênh lệch nhau nhưng với quan niệm bình đẳng, tất cả đều được vẽ lên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau. Lối viễn cận phản ánh tư tưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng.
Xem tranh "Đấu vật" tranh Đông Hồ, các nghệ nhân không tuân theo luật thấu thị song cách diễn đạt không gian cũng rất thú vị. Đôi khi chỉ bằng đường nét và vị trí của các hình thể đã tạo không gian cho bức tranh. Các nghệ nhân dân gian thường sử dụng không gian ước lệ như một thói quen đặc trưng cho nghệ thuật dân gian truyền thống ( H15).
Trong hội họa cũng áp dụng không gian ước lệ như tranh "Cấy thẳng hàng" của họa sỹ Phùng Phẩm. Vị trí của các hình thể được đặt theo tương quan với đường chân trời, hình ảnh người phụ nữ áo hoa được xem như điểm gần nhất của bức tranh và người phụ nữ kia được đặt ở vị trí trồi lên. Ngoài sự sắp đặt vị trí cho các nhân vật, tác giả đã quan tâm tới kích cỡ của hình thể. Nhân vật ở vị trí gần to hơn so với nhân vật ở vị trí xa hơn tạo ra các tuyến không gian. Hoặc tranh "Làm bánh chưng cho hội làng" tranh khắc gỗ của Nguyễn Đức Hòa. Tác giả đặt các nhân vật gối chồng lên một phần của nhân vật kia. Sự gối chồng lên nhau của các nhân vật tự phân tuyến không gian và chiều sâu cho tác phẩm.
Ngoài ra hình dạng trong tranh còn được sử lý bằng các giải pháp khác của luật xa gần như: Màu sắc, chi tiết sắc bén và giảm đi… Những hình thể gần có sắc độ đậm và giảm dần khi xa mặt tranh.
Như vậy hình với các phương pháp xử lý về hình dạng như: Vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén, giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả nét trong tác phẩm.
Con người hay vật thể khi ở không gian tự nhiên hay xuất hiện trên mặt phẳng tranh đều có hình dạng riêng. Cũng là để phân biệt tôi không phải là anh, cái này khác với cái kia, cái này trên, dưới, trái hay phải…
Như vậy hình với các phương pháp sử lý về hình dạng như: vị trí, kích cỡ, sắc độ, chi tiết sắc bén và giảm đi sự chồng lên một phần của các hình dạng đã góp phần tích cực vào hiệu quả tạo hình trong tác phẩm.
Theo các nhà khoa học thì “nét” là một tập hợp các điểm hay là quỹ đạo của một điểm di động trong không gian. Đó là một cách mà con người tự thống nhất và ghi nhận trước thiên nhiên mà thôi.
Trong tự nhiên không hề có nét mà chỉ có hình khối, ánh sáng, màu sắc. Như thế, ánh sáng là cơ sở chủ yếu để tạo nên đen trắng: do đó, đen và trắng được xem như hai yếu tố cơ bản để ta nhận biết giữa vật này với vật kia trong không gian, đồng thời cũng cho ta nhận biết được hình thù, kích thước, vị trí của mỗi vật cùng với những mối quan hệ của chúng trong phạm vi mắt ta nhìn thấy được.
Sự tách biệt giữa vật này, vật kia trong không gian, trước hết là cái lối giới hạn bao quanh hình ấy, từ đó cho ta khái niệm đường nét hay chu vi: Do đó, vật này che khuất vật kia thì nét viền giới hạn những vật đó cũng che khuất nhau.
Do vậy, nét có khả năng diễn tả được những sự vật đa dạng trong thế giới tự nhiên ta gọi là hình dạng, từ hình dạng sẽ định hình được không gian trong tranh cũng như loại không gian được sử dụng trong tranh.