Trong toàn hệ thống tranh dân gian Việt Nam ngoài một số tranh mang tính lịch sử chúc tụng phê phán thói hư tật xấu của người dân và còn phản ánh nên một cuộc sống mới tinh thần mới trong bức tranh.
Yếu tố châm biếm trong tranh, được khắc họa vào những con người cụ thể đặc biệt hệ thống quan lại của xã hội phong kiến Việt Nam, thì tranh dân gian Việt Nam còn tồn tại nhiều bức tranh mang một giá trị triết lý sâu sắc như chăn trâu thổi sáo, phú quý, ngũ hổ, đàn lợn, đàn cá, tam dương khai thái, chọi trâu, nhân nghĩa, lễ trí, vinh hoa,…những tác phẩm đó mang một giá trị nghệ thuật và một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc và to lớn trong tư duy sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Từ đây chúng ta có một cái nhìn về quan niệm về tư duy triết của người nông dân Việt Nam có một tầng thức
suy nghĩ phán đoán trước những hiện tượng cuộc sống và chính điều đó tác động vào tâm thức tạo hình của họ có một ý nghĩ về tự nhiên về vũ trụ rất lớn lao. Chính điều đó tạo ra một giá trị nghệ thuật đặc sắc của một dòng tranh tiêu biểu của dân tộc. Những giá trị ở đây mang một yếu tố điển hình giá trị triết lý trong tranh dân gian Đông Hồ là một tư duy riêng biệt của ý nghĩ biểu trưng một tư duy nông nghiệp, điều đó không trùng lặp với tranh thủy mạc của Trung Quốc, hay tranh khắc gỗ của Nhật Bản, vừa mang ý nghĩ chất phác vừa biểu hiện tinh thần chân chất của người nông dân Việt Nam.
Giá trị tiêu biểu về phản ánh chân thực xã hội đó là tranh thầy đồ cóc là một tác phẩm tiêu biểu điển hình mang một giá trị đặc trưng trong các bức tranh dân gian Đông Hồ. Bởi nó phản phất tinh thần văn hóa dân tộc có từ ngàn đời. Trong dân gian con cóc là hình tượng thiên liêng mang tính tâm linh của người Việt Nam, bởi "con cóc là cậu ông trời", hình tượng ấy cứ đi vào dân gian từ đời này sang đời khác. Các hình tượng trong bức tranh là sự tổng thể các loại cóc nhái to nhỏ lớn bé khác nhau, hình tượng chú cóc lớn (ông thầy đồ) đang ngồi chễm chệ trên bàn và kiểm tra bài học trò của mình, còn các chú cóc, nhái xung quanh thay nhau làm những công việc nhà, chính những công việc đó tạo nên tình cảm, một lối giáo dục mang tính phong kiến của nếp giáo dục Việt Nam ( H18).
Qua bức tranh đó nói lên một cái nhìn châm biếm và có tính phê phán của ông cha ta về một lối giáo dục mà tồn tại hằng ngàn năm. Nằm trong những bức tranh mang tố chất đặc trưng và biểu hiện giá trị triết lý nổi bật nhất là bộ tranh lễ trí, nhân nghĩa, vinh hoa phú quý, bốn bức tranh thể hiện bốn nội dung khác nhau với những cầu chúc, khác vọng sự bụ bẫm cho những đứa bé, thể hiện sự phú túc và ngay thơ thiên thần, ý nghĩa sâu xa cho những bức tranh này "nhận thấy một tư duy tiếp nối là hệ quả của thuyết vũ trụ quan
mùa là, tứ trụ, tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử…điều đó cũng là tượng trưng cho bốn mùa khác nhau trong năm. Hơn nữa bốn bức tranh bốn hình tượng chú bé bầu tròn và ôm những con vật có tính ước lệ tượng trưng dùng để biểu thị một ý nghĩa triết lý cho bức tranh như bức nhân nghĩa hình tượng chú bé ôm cóc là con vật khó có thể gần gủi với đời sống của người dân những với tư duy triết lí của người nông dân họ đã biến hình tượng mang tính biểu trưng ước lệ trọng tâm thức người dân, hình tượng quen thuộc. Hay trong bức tranh lễ trí hình tượng chú bé ôm rùa là một con vật có tính linh thiêng mang một giá trị văn hóa cội nguồn từ thời xa xưa, qua đó nói lên một ý nghĩa biểu trưng về văn hóa có tính văn hiến của dân tộc.
Tranh khắc gỗ Hàng Trống chuyên vẽ về đề tài đô thị, nó không chỉ là những bức tranh chúc tụng nhau một cách đơn thuần, mà còn phản ánh sinh hoạt của nhân dân thành phố (H19). Trong đó thể hiện ước mơ, quan niệm cuộc sống, cái nhận thức vẻ đẹp của cha ông thủa trước. Hầu hết đều diễn tả theo một công thức và cách điệu nhất định, tuy nhiên không gò bó và khuôn sáo quá đáng. Nét bút của nghệ nhân nhìn chung phóng khoáng, mạnh bạo và có nét độc đáo, đáng để nghiên cứu, học tập.
Sự hình thành và phát triển của tranh dân gian phản ảnh tư duy sáng tạo đặc biệt của cộng đồng, tầng lớp đặc trưng của xã hội Việt Nam. Sự tinh xảo trong kĩ thuật và chế tác tranh mang tính trí tuệ phản ảnh tư duy thành thị của người dân qua những tác phẩm. Cộng đồng xã hội tạo nên những nét thẫm mĩ có giá trị . "Nó có ý nghĩ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của cộng
đồng, nhu cầu không thể thiếu vắng trong xã hội nó góp phần hình thành nhân cách con người, thúc đẩy hăng say lao động, sáng tạo văn hoá, phát triển tư duy con người, sáng tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá thể hiện tài năng, trí tuệ, tri thức hiểu biết, thông minh tài hoa của nhân dân".
Thông qua những bức tranh Lưỡng nghi sinh tứ tượng "qua bức tranh mà tự nó đã khẳng định tính minh triết trong cách xây dựng hình tượng và cách bố cục và kí hiệu trên bức tranh. Trên tay hình tượng đứa bé cầm thái cực đồ biểu tượng cho thái cực sinh lưỡng nghi lưỡng nghi sinh tứ tượng tứ tượng sinh bát quái". Hơn nửa hình tượng hai chú bé có bốn thân hình biểu
tượng của "tứ tượng", bốn đứa bé kết cấu bố cục lại tạo thành hình vuông biểu tượng cho âm dương đối đãi. Trên bức tranh lại khắc họa hình tượng con rùa tượng trưng cho nền văn hoá có chữ viết của Lạc Việt, sự kết cấu sắp xếp hình tượng chú bé đứng trên lưng rùa là một dấu hiệu tượng trưng sắc sảo có ý đồ về nguồn gốc và dòng giống Lạc Việt.