Giá trị về giáo dục

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam (Trang 39 - 40)

Nhìn nhận một cách tổng quát về giá trị điển hình của nghệ thuật trong tranh dân gian tồn tại nhiều tầng thức thẩm mỹ, chứa đựng những tinh hoa và vốn quý của dân tộc, đã được sàn lọc qua bao nhiêu thời gian, cho nên đã tạo nên những giá trị riêng biệt không lẫn với bất cứ với dòng tranh nào trên thế giới.

Giáo dục nghệ thuật của chúng ta ngày nay có xu hướng hướng ngoại hơn là hướng nội, chú trọng nghiên cứu những giá trị tiêu biểu của nhân loại làm nền tảng đưa vào giảng dạy trong nhà trường đặc biệt trong chương trình đào tạo giáo viên mỹ thuật cho các trường phổ thông, những môn học (học

phần) như Hình họa, Trang trí, Bố cục, Ký họa và những môn thường thức mỹ thuật… chỉ giải quyết về vấn đề đào tạo kỹ năng thực hành vốn kiến thức cơ bản của chuyên ngành mình nghiên cứu. Để thẩm thấu và mở mang tri thức và cảm nhận sâu về giá trị thẩm mỹ nhằm khơi hứng sáng tạo trong dạy và học của thầy trong các trường phổ thông cần phải nghiên cứu sâu những mảng kiến thức liên quan về nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật dân gian. Chính sự quay trở về nghiên cứu những thành tựu cha ông cho nên chúng ta có cơ hội sâu hơn và tiếp xúc với các hệ thống kiến thức của các môn liên ngành làm cơ sở lí luận trong nhận định và đánh giá thẩm mỹ trong học sinh phổ thông cơ sở. Những phân tích chuyên sâu về lượng kiến thức và những giá trị nghệ thuật dân gian của tranh dân gian Việt Nam trên nhằm làm rõ những giá trị và nét điển hình có tính minh triết của tư duy sắc bén của nghệ thuật dân gian của cha ông chúng ta, là nền tảng cho mỗi chúng ta tiến sâu hơn kho tàng mỹ thuật của dân tộc, làm hành trang trong giáo dục và đào tạo nghệ thuật hôm nay.

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam (Trang 39 - 40)