Đặc điểm hình thái các chủng xạ khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 37 - 38)

5. Điểm mới của đề tài

3.1.2. Đặc điểm hình thái các chủng xạ khuẩn

* Hình thái khuẩn lạc, màu sắc hệ sợi

Tiến hành nghiên cứu đặc điểm hệ sợi khí sinh, hệ sợi cơ chất của 3 chủng xạ khuẩn X4, X9, X10 đã được tuyển chọn. Nuôi cấy các chủng xạ khuẩn này trên môi trường Gause I, sau 3-5 ngày thì đem quan sát bằng mắt thường và soi dưới kính hiển vi soi nổi. Kết quả quan sát các chủng xạ khuẩn nghiên cứu được dẫn ra ở hình 3.4:

Hình 3.4. Khuẩn lạc xạ khuẩn nghiên cứu dưới kính hiển vi soi nổi

Khuẩn lạc X4 có đường kính 1 – 1,5mm. hệ sợi cơ chất sinh sắc tố màu xám vàng. Hệ sợi khí sinh màu trắng xám, khi già chuyển màu xám hơi đen, sắc tố tan ở môi trường thạch có màu xám nhạt.

Khuẩn lạc X9 có đường kính 0,5 – 1mm, hệ sợi cơ chất sinh sắc tố màu xám hồng, hệ sợi khí sinh có màu vàng nhạt. Sắc tố tan ở môi trường thạch có màu nâu nhạt.

Khuẩn lạc X10 có đường kính 1 – 1,5mm, hệ sợi cơ chất sinh sắc tố màu trắng. Hệ sợi khí sinh có màu trắng, khi già chuyển sang màu xám sần sùi. Sắc tố tan màu trắng đục.

*Cuống sinh bào tử

Tiến hành nuôi cấy 3 chủng xạ khuẩn X4, X9, X10 trên môi trường Gauze I có găm lamen nghiêng 450 trên bề mặt môi trường, nuôi 5 ngày ở nhiệt độ 300C thì lấy ra quan sát hình dạng cuống sinh bào tử trên kính hiển vi quang học. Kết quả được dẫn ra ở hình 3.6:

29

Hình 3.5. Cuống sinh bào tử và bào tử của các chủng xạ khuẩn (x 1000)

Từ hình 3.5 nhận thấy:

Chủng X4 có cuống sinh bào tử dạng xoắn.

Chủng X9 có cuống sinh bào tử dạng thẳng, đến hơi lượn sóng. Chủng X10 có cuống sinh bào tử dạng lượn xoắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)