Xác định độ ẩm tuyệt đối của rơm, rạ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 33 - 35)

5. Điểm mới của đề tài

3.1.1. Xác định độ ẩm tuyệt đối của rơm, rạ nghiên cứu

Rơm rạ của mỗi loài lúa có các đặc tính khác nhau, cùng một loài lúa thì rơm rạ thu được ở mỗi vùng miền cũng có những đặc tính khác nhau, chúng tôi tiến hành xác định độ ẩm của cơ chất rơm rạ tươi và khô thu được trước khi sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.

Xác định độ ẩm của rơm tươi:Cân 20,012g rơm tươi cho vào đĩa petri, sấy ở 1050C trong 16h, đem cân lại, tiếp tục sấy 1h rồi bỏ ra cân lại, cứ làm như vậy cho tới khi cân thấy trọng lượng không đổi thu được rơm sấy có trọng lượng 4,577g

Hàm lượng nước trong nguyên liệu rơm tươi là:

% H20 –

x 100 = 69,92 %

Xác định độ ẩm của rơm khô (rơm phơi tự nhiên): Cân 2 phần bằng nhau 6,25g rơm cho vào đĩa petri, sấy ở 1050C trong 12h, đem cân lại, tiếp tục sấy 1h rồi bỏ ra cân lại, cứ làm như vậy cho tới khi cân thấy trọng lượng không đổi được 2 phần như sau:

Phần 1: 6,85g Phần 2: 5,85g

Hàm lượng nước trong nguyên liệu rơm phơi khô là: % H20 –

x 100 = 11,96 %

Như vậy xác định được độ ẩm trong cơ chất rơm tươi là 69,92%, độ ẩm của cơ chất rơm kh là 11,96%, việc này thuận lợi cho việc tính toán bổ sung hàm lượng nước trong các khối ủ rơm rạ thành phân hữu cơ.

25

3.1.2. Kiểm tra khả năng sinh enzyme phân giải cellulose của các chủng vsv nghiên cứu

Rơm rạ có thành phần chính là cellulose do vậy để tuyển chọn được tổ hợp các chủng VSV hữu hiệu có khả năng phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ tôi tiến hành kiểm tra hoạt tính enzyme ngoại bào các chủng VSV.Đối tượng là tập hợp 10 chủng vi sinh vật, trong đó có 3 chủng vi khuẩn là: V6, Uv2.23, Uv2.8; 3 chủng xạ khuẩn là: X4, X9, X10; 3 chủng nấm mốc là: M4, M16, M17, M21 đã được phân lập và tuyển chọn từ khu vực đất nông nghiệp Mê Linh (Hà Nội), VQG Ba Vì (Hà Nội) và VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thông qua đề tài “ Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ” của Lê Thị Thùy Dung, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Hoạt tính enzyme ngoại bào của 10 chủng VSV nghiên cứu

STT Tên chủng Cellulose Phân loại Mẫu

CMC Bột giấy 1 V6 - 21.12 ± 0.4 VK (Ba Vì) 2 Uv2.8 - 17.89 ± 0.4 VK (Mê Linh) 3 Uv2.23 14 22.0 ± 0.4 VK (Mê Linh) 4 X4 - 8.67 ± 0.4 XK (Ba Vì) 5 X9 - 18.21 ± 0.4 XK (Tam Đảo) 6 X10 - 12.14 ± 0.4 XK (Tam Đảo) 7 M4 + 11.67 ± 0.4 NM (Tam Đảo) 8 M16 + 13.45 ± 0.4 NM (Mê Linh) 9 M17 22.03 ± 0.81 - NM (Tam Đảo) 10 M21 19.07 ± 0.81 9,33 ± 0.4 NM (Tam Đảo)

+ : Có hoạt tính rất yếu- : Không có hoạt tính

Kết quả kiểm tra xác định hoạt tính của các chủng vsv nghiên cứu cho thấy khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulose của các chủng VSV được

26

phân lập, tuyển chọn từ khu vực đất nông nghiệp huyện Mê Linh (Hà Nội), VQG Ba Vì (Hà Nội) và VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cao so với các nghiên cứu khác ở trong nước của các tác giả Kiều Ngọc Bích (2012), Trần Thị Xuân Hương (2013)và khá ổn định ở thời điểm kiểm tra hoạt tính chênh lệch không nhiều so với kết quả thử hoạt tính của nghiên cứu trước đó[14], phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Trong đó, có 2 chủng vừa có hoạt tính với cơ chất CMC và bột giấy là chủng vi khuẩn Uv2.23 và chủng nấm mốc M21. Có 3 chủng có hoạt tính CMC là chủng vi khuẩn Uv2.23, nấm mốc M17, nấm mốc M21, và chủng có hoạt tính CMC cao nhất là nấm mốc M17(22.03 ± 0.81). Hầu hết các chủng có hoạt tính đối với cơ chất bột giấy, trong đó chủng vi khuẩn V6 có hoạt tính mạnh nhất (21.12 ± 0.4 mm). Dựa trên kết quả phân tích kiểm tra tính đối kháng trong 10 chủng không có chủng vsv nàođối kháng nhau có thể nuôi cấy trên cùng một môi tường cơ chất [14]; tôi quyết định lựa chọn 10 chủng vsv trên để thử nghiệm chuyển hóa cơ chất rơm rạ.

Khả năng sinh enzyme cellulose của 10 chủng vsv cao và ổn định, do vậy t i quyết định sử dụng 10 chủng vsv tuyển chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3.1. Hoạt tính cellulase của một số chủng vsv nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)