Phương pháp vi sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 26 - 28)

5. Điểm mới của đề tài

2.4.1. Phương pháp vi sinh học

2.4.1.1. hương pháp cấy truyền và bảo quản giống

Giữ giống và cấy truyền định kỳ hàng tháng trong ống nghiệm môi trường thạch nghiêng và thạch đĩa. Nuôi cấy trong tủ ấm ở nhiệt độ 30ºC 1 ngày đối với vi khuẩn, từ 7 - 12 ngày nuôi cấy mẫu xạ khuẩn và nấm mốc, chuyển sang để ở tủ lạnh nhiệt độ 2 - 40C. Cấy truyền định kì 2 tháng 1 lần trên môi trường phù hợp với từng nhóm VSV. Trước khi sử dụng giống cần hoạt hóa giống [1].

2.4.1.2. hương pháp m tả hình thái khuẩn lạc, tế bào vi khuẩn

Cấy vi khuẩn theo hình dích dắc trên môi trường MPA, ủ ở 30 ºC trong 24h để vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc. Quan sát, lựa chọn các khuẩn lạc mọc

18

riêng rẽ mô tả các đặc điểm hình thái của khuẩn lạc.Làm tiêu bản nhuộm đơn, tiêu bản nhuộm Gram, quan sát và mô tả đặc điểm hình thái tế bào của chủng vi khuẩn tuyển chọn trên kính hiển vi quang học.

2.4.1.2. hương pháp quan sát hình thái xạ khuẩn Quan sát hình thái của hệ sợi khí sinh

Dựa theo tài liệu của ISP, Gause và cộng sự (1983), xác định màu sắc của HSKS dựa vào bảng màu của Tresner và Bakus. Căn cứ vào màu sắc HSKS của các chủng mới phân lập để phân thành các nhóm màu theo Gause và cộng sự: White (W) nhóm trắng, Gray (Gy) nhóm xám, Red (R) nhóm đỏ, Yellow (Y) nhóm vàng, Green (Gn) nhóm xanh…

Quan sát màu sắc của hệ sợi cơ chất

Màu sắc của HSCC được xác định qua quan sát trực tiếp trên môi trường thạch đĩa hoặc thạch nghiêng và mô tả theo thang màu chuẩn của Bondarsev (1953), Tresner và cộng sự (1961).

Quan sát cuống sinh bào tử

Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường Gause - I có găm lamen nghiêng 45ºC trên bề mặt môi trường. Sau 7 - 9 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ phòng lấy ra quan sát hình dạng chuỗi sinh bào tử trên lamen dưới kính hiển vi quang học. Chuỗi sinh bào tử có dạng thẳng hay lượn sóng ký hiệu là RF (Rectus Flexibilis), hình móc câu hay hình xoắn không hoàn toàn ký hiệu là RA (Rectinaculum Apertum) và xoắn hoàn toàn ký hiệu là S (Spira). [12]

2.4.1.3. hương pháp quan sát hình thái nấm mốc

* hương pháp cấy chấm điểm các chủng nấm mốc lên m i trường Crapek-Dox để nghiên cứu đặc điểm vĩ m .

Để hạn chế hiện tượng bào tử nấm phát tán và mọc lan trên bề mặt đĩa thạch, úp ngược, đánh dấu lại và không lật đĩa thạch lên, cứ thế đem nuôi ở 300C trong 7 ngày. Sau đó tiến hành quan sát và chụp hình, mô tả các đặc điểm của nấm bằng mắt thường hoặc kính hiển vi soi nổi.

19

Màu sắc bào tử: chính là màu sắc của bông nấm đây là đặc điểm quan trọng để phân loại nấm.

Màu sắc hệ sợi: Thường có màu trắng nhưng một số loài có màu khác. Màu của mặt sau khuẩn lạc: là màu sắc quan sát được phía dưới khuẩn lạc bằng cách nhìn phía dưới đĩa thạch.

* hương pháp cấy trên khối thạch để quan sát các đặc điểm vi m (Robert A. Samson and Ellen S. Hoekstra, Jens C. Frisvad àn Filtenborg, 1996)

Đổ môi trường định loại nghiên cứu vào các hộp lồng sao cho có độ dầy đạt gần 1mm, dùng khoan nút chai khoan lấy các khối thạch. Đặt hai khối thạch ở 2 điểm cách đều nhau trên một lam kính, cấy bào tử lên khối thạch. Đậy lamen lên từng khối thạch, sau đó quan sát theo dõi sự phát triển của hệ sợi, các hạch nấm bằng kính hiển vi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy cellulose trong rơm rạ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)