Lập Kế hoạch kiểm nhập

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 25)

4. QUY TRÌNH NHẬP VÀ XUẤT THUỐC-Y DỤNG CỤ TẠI KHOA DƯỢC

4.2.3. Lập Kế hoạch kiểm nhập

4.2.3.1. Nhập thuốc

a. Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho.

b. Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.

c. Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh viện theo yêu cầu sau:

- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;

- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;

- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết;

- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;

- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng;

d. Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập. e. Vào sổ kiểm nhập thuốc.

4.2.3.2. Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở a. Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược. a. Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược.

b. Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi pha chế và nơi cấp phát của khoa Dược.

c. Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại các khoa lâm sàng.

4.2.4. Những lưu ý khi kiểm nhập thuốc, hóa chất

- Danh mục thuốc, hóa chất đã dự trù,đã được thông qua khoa Dược và ban Giám đốc.

- Kiểm nhập dược liệu phải căn cứ vào cảm quan dựa vào Tiêu chuẩn cơ sở của từng dược liệu .

- Hóa đơn hợp lệ của các công ty đã ký kết hợp đồng.

- Hợp đồng đã được ký kết cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế của các công ty phân phối đã trúng thấu, thông qua đấu thầu tập trung của Sở Y tế hoặc do bệnh viện làm chủ đầu tư.

- Hạn dùng của thuốc trước khi nhập kho, ít nhất phải trên 12 tháng, trừ những trường hợp đăc biệt, nhưng không sớm hơn 06 tháng và phải được sự đồng ý của Hội đồng kiểm nhập và Ban giám đốc.

- Bằng cảm quan, các thuốc không được có những biểu hiện bất thường như: thay đổi màu sắc mùi vị (nếu dung dịch thuốc là trong suốt ), bao bì các vỉ thuốc thủng,rách, chai lo bị bể vỡ,…

4.3. Quy trình cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) 4.3.1. Xuất kho 4.3.1. Xuất kho

- Xuất từ kho chẵn sang kho lẻ (việc cấp phát thuốc từ kho chẵn sang kho lẻ phải có sự phê duyệt hoặc kiểm soát của khoa Dược).

- Khoa Dược bệnh viện không có kho chẵn của “Tân dược và thành phẩm Đông y”, do đó việc nhập vào kho chẵn và xuất ra kho lẻ diễn ra cùng lúc. (Thủ kho chẵn sẽ kí vào phiếu nhập đồng thời kí vào phiếu xuất đưa ra kho lẻ).

- Nhiệm vụ của kho chẵn: xuất dược liệu từ kho chẵn sang kho lẻ và xuất vật tư y tế tiêu hao cho các khoa phòng:

+ Dược liệu: Khi kho lẻ dược liệu có yêu cầu.

+ Vật tư y tế: các khoa lãnh trực tiếp tại kho chẵn vật tư y tế, thường 1 tuần 1 lần.

- Nhiệm vụ của kho lẻ:

+ Đối với bệnh nhân ngoại trú: phân phối và cấp phát cho từng bệnh nhân. + Đối với bệnh nhân nội trú:

o Cấp phát “Tân dược và thành phẩm Đông y” cho bệnh nhân: các khoa tập hợp tất cả lượng thuốc sử dụng cho khoa và xuống lãnh ở khoa Dược hàng ngày.

o Cấp phát thuốc thang: Các khoa tập hợp toa của bệnh nhân sau đó lãnh tại quầy cấp phát thuốc thang. Thường 1 lần cấp 3 – 4 thang cho 3 – 4 ngày điều trị.

4.3.2. Quy trình cấp phát thuốc

a. Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát. b. Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng:

- Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy quyền duyệt Phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính;

- Khoa Dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) đầy đủ và kịp thời theo Phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâm sàng; - Khoa Dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc

tại khoa Dược theo quy định của Giám đốc bệnh viện.

c. Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế.

d. Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc Phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc.

e. Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc: - Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;

- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao

- Nhãn thuốc; - Chất lượng thuốc;

- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc sẽ giao.

f. Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày.

g. Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

h. Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho (theo mẫu Phụ lục 1).

4.3.2.1. Quy trình cấp phát thuốc cho bảo hiểm y tế (BHYT) Cách quản lý thuốc theo BHYT: Cách quản lý thuốc theo BHYT:

- Thuốc thành phẩm được nhập trực tiếp vào kho lẻ BHYT (do Khoa Dược bệnh

viện không có kho chẵn dành cho “Tân dược – Thành phẩm Đông y”).

- Dược liệu được xuất từ kho chẵn ra kho lẻ (Quầy cấp thuốc thang).

- Phòng thuốc thành phẩm, thuốc BHYT có nhiệm vụ cấp phát thuốc BHYT nội trú, ngoại trú.

- Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú: đến quầy cấp thuốc thành phẩm BHYT và quầy cấp thuốc thang để nhận thuốc theo đơn.

- Bệnh nhân điều trị nội trú thì điều dưỡng nhận thuốc cho bệnh nhân.

Sơ đồ qui trình cấp phát thuốc nội trú cho BHYT:

4.3.2.2. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú

Sau khi nhập viện Bác sĩ khám và chỉ định thuốc trong bệnh án, điều dưỡng hành chánh của khoa điều trị sẽ ghi vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày của khoa (tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại thuốc mà điều dưỡng hành chánh sẽ tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốc thường, phiếu lĩnh thuốc hướng thần hay phiếu lĩnh thuốc gây nghiện) sau khi đã được trưởng khoa điều trị ký duyệt và có giám sát ký duyệt của Khoa Dược.

Điều dưỡng hành chánh của khoa phòng điều trị lĩnh thuốc tại Quầy cấp phát thuốc và mang về khoa giao cho Điều dưỡng điều trị cấp phát hoặc thực hiện y lệnh cho từng bệnh nhân.

Thuốc tân dược – thành phẩm: Điều dưỡng khoa điều trị cấp phát tận giường cho bệnh nhân hoặc thực hiện y lệnh (tiêm, tiêm truyền).

Thuốc thang: Điều dưỡng khoa mang thuốc thang đến bộ phận sắc thuốc của khoa Dược. Khoa Dược có nhiệm vụ sắc thuốc, thuốc sau khi sắc sẽ được cho

vào từng ca riêng biệt có ghi tên bệnh nhân và số phòng theo từng khoa nội A, B, C. Sau đó, điều dưỡng khoa điều trị mang thuốc sắc về và phát trực tiếp cho bệnh nhân.

(có và không có thẻ BHYT)

4.3.2.1. Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngọai trú a. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT và các diện chính sách khác: a. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT và các diện chính sách khác:

Hồ sơ bệnh án tại khoa điều trị

Sổ tổng hợpthuốc hàng ngày

*Phiếu lĩnh thuốc *Toa thuốc thang

Khoa điều trị Quầy cấp phát Kế tóan Dược tính tiền và làm phiếu

xuất thuốc

Tân dược-thành phẩm

Thuốc thang

Bệnh nhân Buồng sắt thuốc thang

Sơ đồ cấp phát thuốc cho bệnh nhân Ngọai trú

(có thẻ BHYT và diện chính sách khám)

b. Bệnh nhân không thuộc diện chính sách hoặc không có thẻ BHYT:

Sau khi khám bệnh tại phòng khám, thầy thuốc (Bác sĩ, Lương y) sẽ chỉ định thuốc trong bệnh án ngoại trú, đồng thời kê đơn thuốc để bệnh nhân tự mua tại Nhà thuốc Bệnh viện.

4.3.3. Quy trình sắc thuốc thang - Vệ sinh thùng sắc, khay, ca đựng thuốc. - Vệ sinh thùng sắc, khay, ca đựng thuốc. - Cho nước vào thùng sắc đến mức qui định.

- Cho thuốc vào ca sắc, ghi số thứ tự của ca vào giấy gói thuốc thang, sau đó ghi tên bệnh nhân cùng số thứ tự ca trên giấy lên bảng theo dõi.

- Cho ca thuốc vào khay chứa, theo từng khoa phòng.

- Đổ một ca nước ấm (250-300ml) vào ca thuốc, dùng cây để đè ép thuốc ngấm và ngập vào nước. Thêm nước để đủ ngập thuốc khoảng 2cm, đậy nắp ca. Xếp các khay thuốc vào thùng sắc. Đóng cửa và gài các khóa tủ của thùng sắc. Bệnh nhân có thẻ BHYT Phòng khám BHYT Bác sĩ chỉ định thuốc *Phiếu điều trị *Toa thuốc

Thu tiền viện phí Bệnh nhân BHYT có thu phí Quầy cấp phát sự nghiệp Diện chính sách Bệnh nhân BHYT không thu phí K ế tóan tín h ti ền thu ốc B ệnh nhân ký n h ận t h uốc

- Kiểm tra gas, bật lửa để đun sôi nước trong thùng. Kiểm tra nhiệt độ sôi trong thùng bằng đồng hồ chỉ 100 độ C, duy trì nhiệt độ đó trong 60 phút. Khóa gas, tắt bếp. Để ủ qua đêm.

- Sáng hôm sau, mở tủ, mở nắp ca, dùng cây ép thuốc xuống cho ngập vào nước chiết. Đậy nắp ca, đóng tủ sắc. Bật bếp, tiếp tục sắc ở nhiệt độ 100 độ C, duy trì trong 60 phút.

- Tắt bếp, nhấc từng khay thuốc ra, đối chiếu số thứ tự của ca với tên bệnh nhân của từng khoa, phòng đã ghi trên bảng theo dõi hoặc trên giấy đựng thuốc thang của từng bệnh nhân nếu cần thiết.

- Ép bã thuốc để lấy hết nước sắc, gạn lọc qua dụng cụ lọc, rót thuốc vào đúng ca của bệnh nhân đã đối chiếu.

- Kiểm tra và bàn giao thuốc cho từng khoa điều trị. - Vệ sinh dụng cụ, thùng sắc thuốc,....

4.3.4. Pha chế theo đơn: CỒN XOA BÓP (dùng ngoài)

Tại bệnh viện còn pha chế theo đơn dạng dùng ngoài là Cồn xoa bóp. Công dụng: chữa đau cơ, nhức khớp, bong gân.

a. Công thức:

Ô đầu 1,5g Đại hồi 1,5g

Mã tiền 1,5g Nga truật 1,5g

Huyết giác 1,5g Quế nhục 1,5g

Gừng 1,5g Cồn 90o

Riềng 1,5g Camphor

Thiên niên kiện 1,5g Metylsalicylate b. Quy trình sản xuất:

CHAI NHỰA - NẮP NÚT

NHẬP KHO BẢO QUẢN

CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU

DƯỢC LIỆU ĐỘC XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN DƯỢC LIỆU THƯỜNG NGHIỀN BỘT NHỎ CỒN 90 NGHIỀN BỘT NHỎ LÀM ẨM DƯỢC LIỆU LÀM ẨM DƯỢC LIỆU NẠP DƯỢC LIỆU VÀO BÌNH VÀ NGÂM LONG NÃO METHYL SALYCILAT NẠP DƯỢC LIỆU VÀO BÌNH VÀ NGÂM DỊCH CHIẾT DỊCH CHIẾT HOÀ TAN ĐÓNG CHAI DÁN NHÃN

Chuẩn bị: Dược liệu được làm sạch, thái nhỏ, xay theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiến hành:

- Ngâm nước 1 (ngâm trong 7 ngày): đong cồn 96o, hạ độ cồn xuống 90o + Thùng 1: Ngâm Ô Đầu + Mã Tiền

+ Thùng 2: Ngâm Gừng + Riềng + Nga truật + Quế nhục + Thiên niên kiện + Đại hồi + Huyết giác

- Chiết nước 1, ngâm nước 2 (ngâm trong 7 ngày): tiến hành như ngâm nước 1. - Chiết nước 2, gộp dịch chiết.

- Đo tỷ trọng Methylsalicylate đúng yêu cầu - Cho Methylsalicylate + Camphor vào thùng 2. - Hạ độ cồn dịch chiết thùng 2.

- Gộp tất cả dịch chiết lại.

- Kiểm tra độ cồn bán thành phẩm: 75o. - Đóng vào chai 150ml.

- Dán nhãn, hàn màn co.

- Kiểm nghiệm, lưu mẫu, duyệt giá.

4.4. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện (175 vị thuốc)

 Do một số dược liệu ít được sử dụng trong đơn thuốc cho nên thực tế tại nhà thuốc bệnh viện chỉ sử dụng khoảng 80 vị thuốc phục vụ cho công việc.

STT TÊN THUỐC STT TÊN THUỐC STT TÊN THUỐC 1 A giao 59 Hoàng liên 117 Phụ tử chế 2 Ba kích 60 Hoàng tinh 118 Phục thần 3 Bá tử nhân 61 Hoạt thạch 119 Quế chi

5 Bách bộ 63 Hồng hoa 121 Quy râu 6 Bạch cập 64 Hương gia bì 122 Râu mèo 7 Bạch chỉ 65 Hương phụ 123 Sa nhân 8 Bạch cương tàm 66 Huyền bồ 124 Sa sâm 9 Bạch hoa xà thiệt thảo 67 Huyền sâm 125 Sài đát 10 Bách hợp 68 Huyết giác 126 Sài hồ bắc 11 Bạch linh 69 Hy thiêm 127 Sinh địa 12 Bạch mao căng 70 Ích mẫu 128 Sơn thù 13 Bạch tật lê 71 Ích trí nhân 129 Sơn tra 14 Bạch thược 72 Kê huyết đằng 130 Tam thất 15 Bạch truát 73 Kê nội khiêm 131 Tân di hoa 16 Bán chi liên 74 Khiếm thực 132 Tần giao 17 Bán hạ 75 Khương hoàng 133 Tang bạch bì 18 Bồ công anh 76 Khương hoạt 134 Tang diệp 19 Cam thảo 77 Kim anh tử 135 Tang ký sinh 20 Cam thảo chích 78 Kim ngân hoa 136 Táo nhân 21 Can khương 79 Kim tiền thảo 137 Tế tân 22 Cát cân 80 Kinh giới 138 Thạch cao 23 Cát cánh 81 Lạc tiêu 139 Thạch học

24 Câu đằng 82 Liên kiều 140 Thạch huyết minh 25 Câu kỷ tử 83 Liên nhục 141 Thạch xương bồ

26 Cẩu tích 84 Liên tâm 142 Thần khúc

27 Chi tử 85 Linh chi 143 Thăng ma

28 Chỉ xác 86 Long cốt 144 Thảo huyết minh 29 Cỏ nhọ nồi 87 Long đởm thảo 145 Thiên hoa phấn 30 Cốt toái bổ 88 Long não 146 Thiên ma

31 Cúc hoa 89 Long nhãn 147 Thiên môn đông 32 Đại hoàng 90 Ma hoàng 148 Thiên niên kiện 33 Đại hồi 91 Mã tiền 149 Thổ phục linh 34 Đại táo 92 Mạch môn 150 Thỏ ti tử 35 Dâm dương hoắc 93 Mạch nha 151 Thục địa 36 Đan sâm 94 Mạn kinh tử 152 Thương truật 37 Đảng sâm 95 Mẫu đơn bì 153 Thủy xương bồ 38 Đăng tâm thảo 96 Mẫu lệ 154 Thuyền thoái 39 Đào nhân 97 Mộc hương 155 Tía tô hạt 40 Dây đau xương 98 Mộc hoa 156 Tiền hồ 41 Địa cốt bì 99 Mộc thông 157 Tô diệp 42 Địa long 100 Mộc dược 158 Tô mộc 43 Diệp hạ châu 101 Nha truát 159 Toàn yết 44 Đinh hương 102 Ngãi cứu 160 Trắc bách diệp 45 Đỗ trọng 103 Ngô công 161 Trạch tả

47 Dừa cạn 105 Ngọc trúc 163 Tri mẫu

48 Đương qui 106 Ngũ bội tử 164 Trinh nữ hoàng cung 49 Hạ khô thảo 107 Ngũ vị tử 165 Trinh nữ tử

50 Hà thủ ô đỏ 108 Ngưu tất 166 Trư linh 51 Hạnh nhân 109 Nhân sâm 167 Tục đoạn 52 Hậu phác 110 Nhân trần 168 Tỳ giải 53 Hoài sơn 111 Nhũ hương 169 Uy linh tiên 54 Hoàng bá 112 Nhục thung dung 170 Viễn chí 55 Hoàng cầm 113 Ô dược 171 Xa tiền tử 56 Hoàng đằng 114 Ô tặc cốt 172 Xích thược 57 Hoàng kỳ 115 Phá cố chỉ 173 Xuyen bối mẫu 58 Hoàng kỳ chích 116 Phòng phong 174 Xuyên khung

175 Ý dĩ

5. CÁCH SẮP XẾP-BẢO QUẢN THUỐC, SINH PHẨM Y TẾ, Y CỤ Ở KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

5.1. Cách sắp xếp

- Các túi đựng dược liệu được xếp theo thứ tự chữ cái: A, B, C, D,…

- Mỗi kệ xếp dược liệu có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau một khoảng thích hợp. - Kệ chứa dược liệu được thiết kế cao hơn nền kho để tránh ẩm thấp và bụi.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập bệnh viện Y HỌC CỔ TRUYỀN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)