PHẦN MỀM TIN HỌC
7.1. Phần mềm sử dụng
Sử dụng phần mềm quản lý thuốc DHG Hospital Printer miễn phí.
Phần mềm quản lý bệnh viện của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (gọi tắt là DHG.Hospital) có hoàn cảnh ra đời gắn liền với chiến lược chăm sóc khách hàng của công ty, sơ khai là phần mềm quản lý thuốc tại Khoa Dược của Bệnh viện.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ngày càng cao do họ nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình. Điều này đã làm cho
công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện trở nên quá tải. Về nguyên nhân khách quan của việc quá tải; thứ nhất, do bệnh viện còn áp dụng công tác quản lý khám chữa bệnh thủ công; thứ hai, sau khi Luật khám chữa bệnh, Luật bảo hiểm Y tế, Luật bảo vệ sực khỏe nhân dân áp dụng cho mặt bằng chung toàn hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương mà cụ thể là Luật bảo hiểm y tế và các văn bản áp dụng dưới luật đã làm cho việc thanh toán, thu viện phí trở nên khó khăn, gây nhiều phiền hà. Bên cạnh đó, khó khắn về mặt tài chính và nhân sự cũng là rào cản đối với các bệnh viện có mong muốn trang bị phần mềm Quản lý Bệnh viện.
Đầu năm 2006, từ tình hình thực tế khó khăn của các bệnh viện, Ban Tổng Giám đốc công ty quyết định thành lập nhóm chuyên trách làm đề án phần mềm Quản lý bệnh viện (trực thuộc phòng Công nghệ thông tin). Từ đó đến nay DHG.Hospital đã qua 3 phiên bản, đến nay là phiên bản Phần mền Hospital bao gồm nhiều module chức năng, tương tác trên dữ liệu chung được lưu trữ tại máy chủ trong hệ thống.
Các modul trong hệ thống
7.2. Mô tả chung
Trong đó kho chẵn, kho lẻ gồm có:
Các khoa phòng: muốn nhập thuốc, vật tư, chế phẩm,… thì phải tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốc vật tư, sau đó lĩnh trực tiếp tại kho lẻ hay kho chẵn tùy thuốc, chế vật, vật tư. Sau đó, theo y lệnh bác sĩ sẽ dùng cho từng bệnh nhân. Mọi trường hợp thiếu, dư đều phải báo về kho lẻ hoặc chẵn để nhập liệu, báo cáo theo định kỳ.
Màn hình chính của phần mềm quản lý xuất nhập thuốc, y cụ.
7.3. Ưu điểm
+ Hệ thống hóa toàn bộ làm giảm giấy tờ và thời gian rất nhiều. + Kiểm soát người bệnh khi tái khám một cách dễ dàng.
+ Bác sĩ có thể kiểm tra được tồn kho, hàm lượng, giá thành của khoa Dược.
+ Hỗ trợ ra toa nhanh, toa phác đồ hoặc các thuốc chỉ cần đánh nhóm hay tên thuốc chữ cái đầu.
+ Bác sĩ có thể xem được các chuẩn đoán cận lâm sàng.
+ Mọi chi phí dịch vụ, cận lâm sàng, tiền khám chữa, ...đều được có giá tự động cho từng đối tượng.
+ Quản lý dược theo mô hình phân cấp nhiều kho (kho chẵn, kho lẻ) tuân thủ theo qui tắc quản lý dược; số liệu tồn kho được quản lý tức thời; lô, hạn dùng quản lý chặt chẽ, thuốc không kê đơn và thuốc không được thanh bảo hiểm y tế, hỗ trợ theo dõi định mức tồn kho.
+ Theo dõi hàng thầu dễ dàng để có dự toán cho quý sau hay năm sau. + Thông tin rõ ràng, hỗ trợ công tác thống kê.
7.4. Nhược điểm
- Sai sót rất khó chỉnh sửa vì mỗi người sẽ được giao một phần riêng biệt trong phần mềm và có mã cá nhân.
- Một số lẫn lộn đơn vị tính, thường nhất là thuốc đông dược vì thường bán cả lọ chứ không phá lẻ.
- Thỉnh thoảng vẫn còn lỗi phần mềm, thường xảy ra là mất dữ liệu nhập thô.
- Thuốc các khoa phòng trả về từ khoa phòng, khi nhập vào thì cuối tháng thường bị thiếu số hàng trả về đó và nó được cộng sang tháng kế tiếp, làm công tác thống kê có rắc rối.
- Các khoa phòng muốn sửa lại dữ liệu mà mình nhập sai phải lên bộ phận công nghệ thông tin bệnh viện để lấy mã sửa lại làm người dùng hơi phiền phức.