Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Hopestar và CP đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt nuôi tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng – Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 38)

Khả năng sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khảo sát được biểu thị qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)

TT Giai đoạn TN Lô TN I (HS) Lô TN II (HS)

1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 61,38 64,90 2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 40,51 41,09 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 31,18 29,24

Qua bảng 4.4.cho thấy: sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn giảm dần. Lô HS sinh trưởng tuyệt đối giảm dần từ 61,38 – 31,18%; Lô CP tương tự giảm từ 64,90 – 29,24%. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm.Tuy nhiên luôn có sự sai khác giữa 2 lô thí nghiệm. Cụ thể là sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm HS thấp so với lô CP ở hai giao đoạn 60-90 ngày tuổi và 90-120 ngày tuổi và ở giao đoạn cuối 120-152 ngày tuổi thì ở lô thí nghiệm HS cao hơn so với lô CP là 1,94%.

Đặc điểm sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khảo sát được minh hoạ ở đồ thị 4.3 sau:

Đồ th 4.3: Sinh trưởng tương đối ca ln thí nghim (%)

Qua đồ thị trên ta thấy sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm giảm dần theo tuổi. Từ kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng tương đối đã chỉ rõ nếu thời gian chăn nuôi càng dài thì chỉ số này càng giảm và hiệu quả chăn nuôi thấp.

4.2.3. Tiêu tn thc ăn ca ln thí nghim

Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 70- 75% giá thành sản phẩm, chính vì vậy mà việc nghiên cứu làm giảm tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khối lượng là một trong những mục tiêu quan trọng của khoa học nghiên cứu trong chăn nuôi, kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

TT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN I

(HS)

Lô TN II (CP)

1 Số con theo dõi Con 50 50

2 Tổng thức ăn tiêu thụ Kg 9.600 9.875 3 Tiêu thụ thức ăn bình quân Kg/con/ngày 2,09 2,15

4 Tổng khối lượng tăng Kg 3.568 3.830

5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng

khối lượng Kg 2,69 2,58

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:

- Tổng thức ăn tiêu thụ của hai lô thí nghiện lô HS với lô CP dao động từ 9600 và 9875kg. Lô CP tiêu thụ thức ănnhiều hơn lô HS 275kg. Tương ứng với tiêu thụ thức ăn bình quân/con/ngày của lô HS thấp hơn so với lô CP (2,09-2,15).

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của cả giai đoạn thí nghiệm dao động từ 2,58 - 2,69kg. Lô HS tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao hơn 4,09% so với lô CP (2,69 – 2,58kg).Kết quả này cũng được cụ thể ở bảng 4.6.

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn tăng dần qua các giai đoạn. Ở giai các giai đoạn khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa hai lô có sự chênh lệch không đáng kể. Bình quân cả giai đoạn từ 60 – 152 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn của lô sử dụng cảm HS cao hơn so với lô sử dụng cám CP (2,69 -2,58kg).

Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn

TT

Giao đoại TN

Tiêu tốn thức ăn

(Kg/kg tăng khối lượng)

Lô TN I (HS) Lô TN II (CP)

1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 2,11 2,49

2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 2,43 2,44 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 3,42 3,21 4 Giai đoạn 60-152 ngày tuổi 2,69 2,58

So sánh kết quả tiêu tốn thức ăn của lợn lai trong thí nghiệm của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [7] nghiên cứu trên con lai Lr và Yr khi phối giống với đực PD cho kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn cả giai đoạn từ 61 - 159 ngày tuổi ứng là 2,69kg, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Trương Hữu Dũng và cộng sự (2004) [4] cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở con lai Du×(Lr×Yr) từ 2,85 đến 3,11kg; ở con lai Du×(Yr×Lr) từ 2,90kg đến 3,00kg. Lê Thanh Hải và cs, (1995) [6] nghiên cứu tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở con lai [(Yr×Pi)×Yr)] đạt 3,51kg/kg tăng trọng. Như vậy so với kết quả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là thấp hơn.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể, khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng tăng, tiêu tốn thức ăn tăng đều theo các tháng tuổi. Từ đó dẫn đến tiêu tốn

protein và năng lượng trao đổi cho 1kg khối lượng tăng có sự khác nhau giữa hai lô thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 và bảng 4.8.

Bảng 4.7. Tiêu tốn Protein (g) và tiêu tốn năng lượng (Kcal)/kg tăng khối lượng TT Giai đoạn TN Tiêu tốn Protein (g/kg tăng khối lượng) Tiêu tốn NLTĐ (Kcal/kg tăng KL)

Lô TN I Lô TN II Lô TN I Lô TN II

1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 400,18 374,39 6739,92 6551,79 2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 462,53 438,17 7790,00 7668,08 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 649,23 578,07 10.934,36 10.116,34 4 Giai đoạn 60-152 ngày tuổi 511,21 465,31 8609,86 8142,99

Kết quả cho thấy: tiêu tốn protein và năng lượng trao đổi cho 1kg tăng cao nhất ở giai đoạn 120 – 152 ngày tuổi (649,22gam ; 10,934,36kcal) ở lô HS và 578,077 - 10.116,34kcal ở lô CP và thấp nhất ở giai đoạn 60- 90 ngày tuổi tương ứng là (400,183g - 6739,92kcal) và (374,39g- 6551,79kcal).

Khi so sánh chỉ tiêu tiêu tốn protein và năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm không có sự sai khác nhau về các chỉ tiêu nghiên cứu này. Điều đó cho thấy: trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, chế độ ăn giống nhau, chỉ khác nhau khẩu phần thức ăn nhưng chưa có ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn.

4.2.4. Chi phí thc ăn/kg tăng khi lượng

Chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng là chỉ tiêu xác định chi phí giá thành thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng lợn, kết quả tính chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn TN (Đồng) TT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN I (HS) Lô TN II (CP)

1 Số con theo dõi Con 50 50

2 Tổng thức ăn tiêu thụ Kg 9.600 9.875 3 Đơn giá thức ăn Đồng/Kg 10.831 11.325 4 Tổng chi phí thức ăn Đồng 103.981.000 111.833.000

5 Tổng khối lượng tăng Kg 3.568 3.820

6 Chi phí thức ăn/kg

tăng khối lượng Đồng 29.143 29.276

Qua bảng 4.8. ta thấy: Chi phí thức ăn trên 1kg tăng khối lượng ở 2 lô TN tương nhau lô HS là 29.143đồng, lô CP là 29.276đồng/kg tăng khối lượng.

Từ kết quả thu được và qua phân tích cho thấy chênh lệch này không mang ý nghĩa thống kê.

4.2.6. Đánh giá sơ b hiu qu kinh tế trong chăn nuôi ln tht

Trong chăn nuôi lợn, hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng suất sản xuất của giống lợn, chất lượng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ … Như vậy, bên cạnh việc đưa ra kết luận về các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi thì việc đưa ra kết luận về hiệu quả sản xuất là một yêu cầu rất có ý nghĩa với thực tiễn sản xuất. Nhằm đánh giá hiệu quả của hai loại thức ăn khác nhau trong chăn nuôi lợn thịt, chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số khoản chi phí trong quá trình chăn nuôi bao gồm: chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y. Kết quả được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Sơ bộ hoạch toán kinh tế trong thí nghiệm chăn nuôi lợn thịt TT Diễn giải ĐVT Lô TN I (HS) Lô TN II (CP) 1 Phần chi - Con giống Đồng 79.971.000 81.425.000 - Thức ăn Đồng 103.981.000 111.833.000 - Thuốc thú y Đồng 15.000.000 15.000.000 Tổng chi Đồng 198.952.000 208.258.000 2 Phần thu - Tổng khối lượng thịt Kg 4.801 5.096 - Giá bán Đồng/kg 45.000 45.000 Tổng thu Đồng 216.045.000 229.320.000 3 Lợi nhuận -Tổng thu – Tổng chi Đồng 17.093.000 21.062.000

Bảng 4.9 cho thấy: lợi nhuận thu được ở lô thí nghiệm CP cao hơn so với lô HS (17.093.000đ - 21.062.000đ). Chúng tôi tính toán trên tổng thể toàn trại cho thấy giá thành sản xuất dao động từ 40.867đ - 41.440đ/kg. Tuy vậy kết quả này mới tính toán chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, chưa có khấu hao chuồng trại, chi phí nhân công, chi phí điện nước … do vậy chưa phản ánh được lỗ hay lãi. Mặt khác do giá thịt lợn hơi trong những tháng đầu năm liên tục giảm sút, lợi nhuận nuôi lợn thịt trong theo dõi của chúng tôi trung bình khoảng từ 341.860 – 421.24đ/con.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Với những kết quả thu được, tôi có kết luận sơ bộ như sau:

- Khối lượng cơ thể có sự khác nhau giữa hai lô được ăn hai loại cám khác nhau. Lô ăn cám CP khối lượng tăng hơn 5,79% so với lô sử dụng cám HS.

- Hai loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn khác nhau: Lô sử dụng cám CP tiêu tốn thức ăn/Kg tăng khối lượng giảm hơn 4,26% so với lô sử dụng cám HS.

- Lô sử dụng cám CP đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với lô sử dụng cám HS.

- Sản phẩm cám của CP có tiếng nói trên thị trường và thương hiệu qua nhiều năm nghiên cứu đã chứng tỏ được mình. Tuy nhiên cám Hopestar (HS) mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để đưa ra công thức, thức ăn tốt nhất đã đạt được thành quả trên cũng là một thành tựu đánh kể giúp cho nghành chăn nuôi ngày càng phát triển.

5.2. Đề nghị

Từ kết quả đạt được chúng tôi đề xuất đưa cám HS ra sản xuất đại trà, để có nhiều cơ hội kiểm chứng chất lượng và tạo thương hiệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Hán, Nguyễn Văn Lâm

(1996), "Một số đặc điểm di truyền và chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị Landrace", Kết quả nghiên cứu KHNN

1995- 1996, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 272 – 276.

2.Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng

cao năng suất lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3.Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Giang Hồng Tuyến (2001), “Nghiên cứu tổ hợp lợn lai Pi x MC tại Đông Anh - Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn số 6, tr. 382-384.

4.Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Du×(LrYr) và

Du×(YrLr)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(4), tr.471.

5.Trương Hữu Dũng, PhùngThị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), “Khả năng sinh trưởng và thành phần thịt xẻ của tổ hợp lai Du×(LrYr) và

Du×(YrLr)", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(4), tr.471.

6.Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Viễn, Trần Thu Hằng, Nguyễn Hữu thao, Đoàn Văn Giải (1995), “Nghiên cứu xác định tổ hợp lai ba máu để sản xuất

heo con nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc trên 52%”, Hội nghị KH Chăn Nuôi-Thú

Y,Trang: 143-160.

7. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009), “Năng suất sinh sản và sinh

trưởng ở các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Pietrain và Duroc (PiDu),Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Ðại học Nông Nghiêp I Hà Nội,Tập 7, số 3/2009.

8.Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và Đặng Vũ Bình (2009), “Đánh giá năng suất và chất lượng thịt các con lai được tạo ra giữa đực lai PiDu với nái Landrace, Yorkshire và F1

(Landrace x Yorkshire)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Ðại

học Nông Nghiêp I Hà Nội, Tập 7, số 4/2009.

9. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, (1995), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng cho gia súc (Giáo trình Sau đại học), Trường ĐHNL, Thái Nguyên.

10.Nguyễn Quang Linh, (1996) Nghiên cứu ảnh hưởng của Protein khẩu phần và phương thức nuôi dưỡng đến khả năng sản xuất và chất lượng lợn thịt F1 (ĐBxMC),Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(7), tr.324

11.Trần Đình Miên (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Nghi, Bùi Thị Gợi (1995), Ảnh hưởng của hàm lượng protein và

năng lượng trong khẩu phần ăn đến năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn nuôi tại Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu

KHKT chăn nuôi, (1969-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 24- 34. 13.Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo (2004), “Bài giảng chăn nuôi lợn” Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

14.Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng và Lê Thế Tuấn

(2001), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Y và L phối chéo giống, đặc điểm sinh trưởng, khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(DxYL)”, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi- Thú y (1999 - 2000), Phần

chăn nuôi gia súc, TP Hồ Chí Minh ngày 10/12/2001, tr. 196- 206.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

15.Brumm M.C. and P..S. Miller (1996), “Response of pigs to space

16.Campell R.G., M.R.Taverner and D.M. Curic (1985), “Effect of strain and sex on protein and energy metabolism in growing pigs”, Energy

metabolism of farm animal, EAAP, (32), pp. 78-81.

17.Jurgens. M (1993) “Animal Science consultant”, Lowa state University. 18.Kovalenko V.P, V.I Yaremenko(1990) “The inheritance of traits in

crossbreeding of pig". Zootekhniya,(3),pp.26-28.

19.Nielsen B.L., A.B. Lawrence and C.T.Whittemore (1995), “Effect of group size on feeding behavior, social behavior, and performance of

growing pigs using single-space feeders”. Livestock. Prod. Sci., (44),

pp. 73-85.

20.Noblet, J and X,S, Shi (1993), Comparative Digestibility of Energy and Nutrient in Growing Pigs, Fed ad libitium and Adult Sows at

Maintenance, Livest, Prod, P.Sci. 34: 137-152.

21.Noblet, J, and M, Entienne (1989), Estimation of Sow Milk Nutrient

Output, J, Anim, Sci, 67: 3352-3359.

22.Perez, Desmoulin(1975), Institut Technique du porc, 3e Edition : Me'mento de l’e’levage de porc, Paris, 480 pages.

23.Pfeifer. H, GV. Lengerken, G. Gehard (1984), Wachstum unl scjhlachkoereper qualititaet bei landwirrtchaflichen Nutztieren schweinen, DT, landw-Verlag, Berlin.

24.Reichart W., S. Muller and M.Leiterer (2001), “Farbhelligkeit, Hampigment - und Eisengehalt im Musculus longissimus dorsi bei Thuringer Schweinerherkunften", Arch.Tierz., Dummerstorf 44(2),

pp.219-230.

25.Sellier M. F. Rothschild and A.Ruvinsky (eds) (1998), “Genetics of meat and

carcass trasit", The genetics of the pig, CAB International, pp. 463-510.

26.Wood C.M. (1986), Comparing various ultra sonic devises and back fat proper. Virginia Polytechnic Instate and State University, pp. 17-18.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH, CÔNG TÁC TẠI TRẠI Hình ảnh công tác phòng, chữa bệnh tại trại

Hình ảnh phục vụ công tác sản xuất

Hình ảnh quy mô, mô hình tại trại

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Hopestar và CP đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt nuôi tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng – Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)