Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm được: tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả các ô chuồng, nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn ít biểu hiện triệu chứng điển hình. Khi quan sát thấy những triệu chứng như: ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng em tiến hành tập trung theo dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập em đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xẩy ra trên đàn lợn của trại.
* Hội chứng hô hấp ở lợn thịt
+ Triệu chứng: lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở giật cục, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
+ Điều trị: Dùng Tylogenta tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày. Hoặc dùng Vetrimoxin L.A tiêm bắp, liều 1ml/10kg thể trọng/ngày. Các thuốc đều dùng liên tục trong 5 ngày.
Analgin C: 1ml/15kg thể trọng có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
ADE, B. Complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
* Bệnh tiêu chẩy heo
- Nguyên nhân: Do thời tiết thay đổi, thay đổi thành phần thức ăn qua các giai đoạn, tiêm vaccine.
- Điều trị: Tiên Novo enrocin 10% 1ml/10kgP, Hanflor 1ml/10kgP kết
hợp với catosal 1ml/10kgP.
Tiêm bắp kéo dài 3-5 ngày, chúng tôi tiến hành điều trị 40 con khỏi 40 con đạt tỷ lệ 100%.
* Bệnh ghẻ
+ Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện ở vùng da mỏng như mõm, gốc tai, tứ chi, sau mới lan dần khắp cơ thể. Khi lợn bị ghẻ, lợn thường có biểu hiện ngứa.
+ Điều trị: Dùng Hantox đổ dọc sống lưng, hoặc tiêm Hamectin 2.5% 1ml/15 kg thể trọng.
* Bệnh lồi dom lợn
Nguyên nhân: Do lợn ăn nhiều, ho kéo dài.
Điều trị:Phong bế 2/3 hậu môn, tiêm kháng sinh + Kc.Amin
1ml/10kgP. Và chăm sóc riêng, giảm ăn 3-5 ngày. Chúng tôi đã điều trị 4 con khỏi 4, đạt tỷ lệ 100%.
4.1.4. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học. Chúng em còn tham gia một số công việc sau:
Thường xuyên tham gia vào công việc dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi và trong các dãy chuồng: quét rửa chuồng, tắm cho lợn, dùng máy bơm cao áp vệ sinh sàn chuồng, phun thuốc sát trùng, quét vôi nền chuồng, hành lang và đường đi trong trại.Kết quả của công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả của công tác phục vụ sản xuất Diễn giải Nội dung công việc Số lượng GS, GC Kết quả Số lượng khỏi Tỷ lệ đạt (%) I. Tiêm phòng Vaccine Tụ dấu lợn 300 300 100% Vaccine PTH lợn 300 300 100% Vaccine Dịch tả lợn 600 600 100% Vaccine lepto 300 300 100% Vaccine LMLM 60 60 100% II. Điều trị Bệnh tiêu chảy lợn 40 40 100% Bệnh ngoài da lợn 9 9 100% Bệnh viêm phổi lợn 50 48 96% Bệnh lồi dom lợn 4 4 100% III. Một số công tác khác Chăm sóc lợn (con) 300 300 100%
4.1.5. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô trong khoa và các anh (chị) kỹ thuật trại, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình phục vụ sản xuất. Mặc dù kết quả đó còn khiêm tốn, song đó cũng là những thành công ban đầu của bản thân và giúp rút ra một số kinh nghiệm củng cố thêm kiến thức.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm
Khối lượng cơ thể của lợn là một chỉ tiêu quan trọng, không những mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh sức sản xuất thịt của lợn. Để xác định khối lượng cơ thể lợn thịt thương phẩm tích luỹ qua các tháng tuổi, chúng tôi tiến hành cân lợn thí nghiệm tại các thời điểm 60, 90, 120 và 152 ngày tuổi. Kết quả được tôi trình bày ở bảng 4.2 và biểu diễn ở đồ thị 4.1.
Bảng 4.2. Khối lượng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn (kg/con)
TT Chỉ tiêu n Lô TN I (HS) Lô TN II (CP) X±mX Cv(%) X±mX Cv(%) 1 Khối lượng lúc 60 ngày tuổi 50 24,66 ± 0,23 6,57 25,52 ± 0,18 5,02 2 Khối lượng lúc 90 ngày tuổi 50 46,5 ± 0,23 3,52 50,04 ± 0,3 4,22 3 Khối lượng lúc 120 ngày tuổi 50 70,12 ± 0,25 2,49 75,92 ± 0,28 2,56 4 Khối lượng lúc 152 ngày tuổi 50 96,02 ± 0,26 1,9 101,92 ± 0,34 2,35
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Khối lượng của lợn thí nghiệm tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc.
Khi so sánh sự sai khác về khối lượng cơ thể của hai lô thí nghiệm cho thấy: -Khối lượng lợn thí nghiệm ở cả 2 lô bắt đầu thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn và tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm.
- Ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm 60 ngày khối lượng ở các lô thí nghiệm, lô HS và lô CP lần lượt là: 24,66; 25,52kg. Như vậy, độ chênh lệch nhau khoảng 0,86kg (lô CP> lô HS).
- Giai đoạn 90 ngày thí nghiệm khối lượng của lợn ở lô HS và lô CP lần lượt là: 46,5; 50,04kg, tăng trung bình ở 2 lô lần lượt: 21,84; 24,52kg. Lô được ăn thức ăn CP có khối lượng tăng hơn so với lô HS là 3,54kg.
- Giai đoạn 91- 120 ngày thí nghiệm khối lượng ở hai lô HS và lô CP lần lượt là: 70,12kg; 75,92kg, tăng trung bình ở 2 lô lần lượt: 23,62kg - 25,8kg. Như vậy, tốc độ tăng khối lượng ở lô HS thấp hơn so với lô CP là 5,80kg.
- Giai đoạn cuối của thí nghiệm 121- 152 ngày, khối lượng ở hai lô HS và lô CP lần lượt là: 96,02kg; 101,92kg, tăng trung bình của 2 lô lần lượt: 25,90 - 26kg. Lô HS thấp hơn so với lô CP là 5,90kg.
Từ kết quả trên cho thấy:
- Khi chăn hai loại thức ăn khác nhau thì có sự tăng trọng khác nhau. Lô thí nghiệm được ăn thức ăn của công ty CP cho kết quả về khả năng tăng khối lượng tốt hơn so với lô được ăn thức ăn của công ty Ngôi Sao Hy Vọng. Tuy nhiên, sự tăng trọng của hai lô TN có sự khác nhau không đáng kể, sản phẩm cám của CP có tiếng nói trên thị trường và thương hiệu qua nhiều năm nghiên cứu đã chứng tỏ được mình. Tuy nhiên cám Hopestar (HS) mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để đưa ra công thức, thức ăn tốt nhất đã đạt được thành quả trên cũng là một thành tựu đáng kể giúp cho nghành chăn nuôi ngày càng phát triển.
Mặc dù kết quả thí nghiệm không được như kết quả thử nghiệm đối với lô sử dụng cám CP, nhưng trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng, khối
lượng của lợn ăn cám HS thấp hơn so với CP không lớn lắm, lợn không bị tiêu chảy khi sử dụng thức ăn HS. Điều đó cho thấy, lợn thịt hoàn toàn thích ứng với thức ưn thí nghiệm, có thể đưa sản phẩm HS này ra ngoài thị trường.
Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn TN được minh họa bằng đồ thị 4.1.
0 20 40 60 80 100 120 60 90 120 152 Ngày tuổi K h ố i l ư ợ n g ( k g ) Lô TN I (HS) Lô TN II (CP) Đồ thị 4.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt
Qua đồ thị 4.1 cho thấy: đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lợn TN lô HS và CP tăng dần lên theo các giai đoạn nuôi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng.
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng khối lượng hàng ngày của con vật, được tính bằng đơn vị g/con/ngày.
Để đánh giá chính xác khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm, trên cơ sở số liệu thu được ở từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) TT Giai đoạn TN Lô TN I (HS) Lô TN II (CP)
1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 728,00 817,33 2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 787,33 862,67 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 809,38 812,50 4 Bình quân cả đợt (g/c/ngày) 774,90 830,83
Qua số liệu ở bảng 4.3 ta thấy: Tăng khối lượng trong thời gian nuôi thí nghiệm, đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi vỗ béo, chỉ tiêu này có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng. Do vậy gia súc có tăng trọng nhanh thì có tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng giảm và ngược lại. Khả năng tăng trọng bình quân/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch giữa 2 lô, sinh trưởng tuyệt đối ở lô HS luôn thấp hơn lô CP. Cụ thể là:
- Giai đoạn 60- 90 ngày, sự chênh lệch của lô HS so với lô CP là: 89,33(g/con/ngày).
- Giai đoạn 90- 120sự chênh lệch của lô HS so với lô CP là: 75,34(g/con/ngày).
- Giai đoạn 120- 152 ngày sự chênh lệch của lô HS so với lô CP là: 3,12(g/con/ngày).
Sinh trưởng tuyệt đối có sự khác nhau ở hai giai đoạn đầu của thí nghiệm, nhưng giai đoạn từ 120 -152 ngày thì sinh trưởng tuyệt đối của hai lô sai khác nhau không nhiều.Tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (từ 60-152 ngày), sinh trưởng tuyệt đối của hai lô dao động từ 774,90 – 830,83g/c/ngày. Lô CP cao hơn so với HS là 55,93 (g/con/ngày).
Kết quả theo dõi của chúng tôi ở bảng 4.3 cao hơn so với một số thông báo trước đây trên con lai 3, 4 máu ngoại. Cụ thể tăng khối lượng/ngày trong giai đoạn nuôi thịt của con lai 3 giống ngoại Du×(Lr×Yr) và Du×(Yr×Lr) trong thời gian nuôi thịt là 655,9 và 655,7 g/ngày (Phùng Thị Vân và cs, 2001 [14]). Kết quả nghiên cứu của Trương Hữu Dũng và cs (2004) [4] cho biết khả năng tăng khối lượng của con lai Du×LrYr và Du×YrLr ở chế độ nuôi ăn tự do là 664,50g/ngày. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy(2009) [8] trên con lai 3 giống ngoại giữa (PD×Lr) và (PD×Yr) nuôi tại Mê Linh - Vĩnh Phúc lần lượt là 735,38 và 735,05g/ngày.
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được biểu thị qua biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Biểu đồ 4.2 cho thấy: trong quá trình thí nghiệm luôn có sự chênh lệch nhau về khả năng sinh trưởng tuyệt đối của 2 lô và sự chênh lệch đó càng rõ ở hai giai đoạn đầu của thí nghiệm. Giai đoạn từ 120 – 152 ngày biểu đồ có sự chênh lệch không nhiều.
4.2.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm
Khả năng sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khảo sát được biểu thị qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)
TT Giai đoạn TN Lô TN I (HS) Lô TN II (HS)
1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 61,38 64,90 2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 40,51 41,09 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 31,18 29,24
Qua bảng 4.4.cho thấy: sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn giảm dần. Lô HS sinh trưởng tuyệt đối giảm dần từ 61,38 – 31,18%; Lô CP tương tự giảm từ 64,90 – 29,24%. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm.Tuy nhiên luôn có sự sai khác giữa 2 lô thí nghiệm. Cụ thể là sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm HS thấp so với lô CP ở hai giao đoạn 60-90 ngày tuổi và 90-120 ngày tuổi và ở giao đoạn cuối 120-152 ngày tuổi thì ở lô thí nghiệm HS cao hơn so với lô CP là 1,94%.
Đặc điểm sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm ở các giai đoạn khảo sát được minh hoạ ở đồ thị 4.3 sau:
Đồ thị 4.3: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)
Qua đồ thị trên ta thấy sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm giảm dần theo tuổi. Từ kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng tương đối đã chỉ rõ nếu thời gian chăn nuôi càng dài thì chỉ số này càng giảm và hiệu quả chăn nuôi thấp.
4.2.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 70- 75% giá thành sản phẩm, chính vì vậy mà việc nghiên cứu làm giảm tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khối lượng là một trong những mục tiêu quan trọng của khoa học nghiên cứu trong chăn nuôi, kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
TT Chỉ tiêu ĐVT Lô TN I
(HS)
Lô TN II (CP)
1 Số con theo dõi Con 50 50
2 Tổng thức ăn tiêu thụ Kg 9.600 9.875 3 Tiêu thụ thức ăn bình quân Kg/con/ngày 2,09 2,15
4 Tổng khối lượng tăng Kg 3.568 3.830
5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng Kg 2,69 2,58
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:
- Tổng thức ăn tiêu thụ của hai lô thí nghiện lô HS với lô CP dao động từ 9600 và 9875kg. Lô CP tiêu thụ thức ănnhiều hơn lô HS 275kg. Tương ứng với tiêu thụ thức ăn bình quân/con/ngày của lô HS thấp hơn so với lô CP (2,09-2,15).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của cả giai đoạn thí nghiệm dao động từ 2,58 - 2,69kg. Lô HS tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao hơn 4,09% so với lô CP (2,69 – 2,58kg).Kết quả này cũng được cụ thể ở bảng 4.6.
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn tăng dần qua các giai đoạn. Ở giai các giai đoạn khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa hai lô có sự chênh lệch không đáng kể. Bình quân cả giai đoạn từ 60 – 152 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn của lô sử dụng cảm HS cao hơn so với lô sử dụng cám CP (2,69 -2,58kg).
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn
TT
Giao đoại TN
Tiêu tốn thức ăn
(Kg/kg tăng khối lượng)
Lô TN I (HS) Lô TN II (CP)
1 Giai đoạn 60-90 ngày tuổi 2,11 2,49
2 Giai đoạn 90-120 ngày tuổi 2,43 2,44 3 Giai đoạn 120-152 ngày tuổi 3,42 3,21 4 Giai đoạn 60-152 ngày tuổi 2,69 2,58
So sánh kết quả tiêu tốn thức ăn của lợn lai trong thí nghiệm của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [7] nghiên cứu trên con lai Lr và Yr khi phối giống với đực PD cho kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn cả giai đoạn từ 61 - 159 ngày tuổi ứng là 2,69kg, tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Trương Hữu Dũng và cộng sự (2004) [4] cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở con lai Du×(Lr×Yr) từ 2,85 đến 3,11kg; ở con lai Du×(Yr×Lr) từ 2,90kg đến 3,00kg. Lê Thanh Hải và cs, (1995) [6] nghiên cứu tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở con lai [(Yr×Pi)×Yr)] đạt 3,51kg/kg tăng trọng. Như vậy so với kết quả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là thấp hơn.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể, khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng tăng, tiêu tốn thức ăn tăng đều theo các tháng tuổi. Từ đó dẫn đến tiêu tốn
protein và năng lượng trao đổi cho 1kg khối lượng tăng có sự khác nhau giữa