Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Hopestar và CP đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt nuôi tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng – Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

Khối lượng cơ thể của lợn là một chỉ tiêu quan trọng, không những mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh sức sản xuất thịt của lợn. Để xác định khối lượng cơ thể lợn thịt thương phẩm tích luỹ qua các tháng tuổi, chúng tôi tiến hành cân lợn thí nghiệm tại các thời điểm 60, 90, 120 và 152 ngày tuổi. Kết quả được tôi trình bày ở bảng 4.2 và biểu diễn ở đồ thị 4.1.

Bảng 4.2. Khối lượng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn (kg/con)

TT Chỉ tiêu n Lô TN I (HS) Lô TN II (CP) mX Cv(%) X±mX Cv(%) 1 Khối lượng lúc 60 ngày tuổi 50 24,66 ± 0,23 6,57 25,52 ± 0,18 5,02 2 Khối lượng lúc 90 ngày tuổi 50 46,5 ± 0,23 3,52 50,04 ± 0,3 4,22 3 Khối lượng lúc 120 ngày tuổi 50 70,12 ± 0,25 2,49 75,92 ± 0,28 2,56 4 Khối lượng lúc 152 ngày tuổi 50 96,02 ± 0,26 1,9 101,92 ± 0,34 2,35

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Khối lượng của lợn thí nghiệm tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc.

Khi so sánh sự sai khác về khối lượng cơ thể của hai lô thí nghiệm cho thấy: -Khối lượng lợn thí nghiệm ở cả 2 lô bắt đầu thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn và tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm.

- Ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm 60 ngày khối lượng ở các lô thí nghiệm, lô HS và lô CP lần lượt là: 24,66; 25,52kg. Như vậy, độ chênh lệch nhau khoảng 0,86kg (lô CP> lô HS).

- Giai đoạn 90 ngày thí nghiệm khối lượng của lợn ở lô HS và lô CP lần lượt là: 46,5; 50,04kg, tăng trung bình ở 2 lô lần lượt: 21,84; 24,52kg. Lô được ăn thức ăn CP có khối lượng tăng hơn so với lô HS là 3,54kg.

- Giai đoạn 91- 120 ngày thí nghiệm khối lượng ở hai lô HS và lô CP lần lượt là: 70,12kg; 75,92kg, tăng trung bình ở 2 lô lần lượt: 23,62kg - 25,8kg. Như vậy, tốc độ tăng khối lượng ở lô HS thấp hơn so với lô CP là 5,80kg.

- Giai đoạn cuối của thí nghiệm 121- 152 ngày, khối lượng ở hai lô HS và lô CP lần lượt là: 96,02kg; 101,92kg, tăng trung bình của 2 lô lần lượt: 25,90 - 26kg. Lô HS thấp hơn so với lô CP là 5,90kg.

Từ kết quả trên cho thấy:

- Khi chăn hai loại thức ăn khác nhau thì có sự tăng trọng khác nhau. Lô thí nghiệm được ăn thức ăn của công ty CP cho kết quả về khả năng tăng khối lượng tốt hơn so với lô được ăn thức ăn của công ty Ngôi Sao Hy Vọng. Tuy nhiên, sự tăng trọng của hai lô TN có sự khác nhau không đáng kể, sản phẩm cám của CP có tiếng nói trên thị trường và thương hiệu qua nhiều năm nghiên cứu đã chứng tỏ được mình. Tuy nhiên cám Hopestar (HS) mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để đưa ra công thức, thức ăn tốt nhất đã đạt được thành quả trên cũng là một thành tựu đáng kể giúp cho nghành chăn nuôi ngày càng phát triển.

Mặc dù kết quả thí nghiệm không được như kết quả thử nghiệm đối với lô sử dụng cám CP, nhưng trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng, khối

lượng của lợn ăn cám HS thấp hơn so với CP không lớn lắm, lợn không bị tiêu chảy khi sử dụng thức ăn HS. Điều đó cho thấy, lợn thịt hoàn toàn thích ứng với thức ưn thí nghiệm, có thể đưa sản phẩm HS này ra ngoài thị trường.

Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn TN được minh họa bằng đồ thị 4.1.

0 20 40 60 80 100 120 60 90 120 152 Ngày tuổi K h i l ư n g ( k g ) Lô TN I (HS) Lô TN II (CP) Đồ th 4.1. Sinh trưởng tích lũy ca ln tht

Qua đồ thị 4.1 cho thấy: đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lợn TN lô HS và CP tăng dần lên theo các giai đoạn nuôi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng.

Một phần của tài liệu So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn Hopestar và CP đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt nuôi tại Công ty TNHH Ngôi Sao Hy Vọng – Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)