6. Cấu trúc luận văn
1.3. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm
1.3.1. Ứng dụng của Sơ đồ tư duy trong dạy học
- Lập kế hoạch
GV có thể dùng SĐTD lập kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm cho một năm học, một học kỳ, một tháng hay kế hoạch cho một tuần cụ thể.
Dùng SĐTD lập kế hoạch năm học giúp GV và HS có cái nhìn tổng quát về chương trình học cũng như các chương trình hoạt động ngoài giờ khác như văn nghệ, thể thao, dã ngoại, các hội thi phải tham gia…
Lập kế hoạch là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để quản lý thời gian hiệu quả. SĐTD về một kế hoạch cụ thể nếu được tổ chức, sắp xếp khoa học thì không những sẽ giúp cho GV và HS có cái nhìn tổng quan về những việc đã, đang và sẽ làm mà còn rất thuận tiện khi muốn bổ sung một công việc mới vì không cần phải xóa bỏ cả sơ đồ.
- Thảo luận nhóm
SĐTD giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào
mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng SĐTD sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi SĐTD tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. SĐTD còn tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng SĐTD của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên SĐTD.
Trong thảo luận nhóm, SĐTD là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Sử dụng SĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào SĐTD, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
Như vậy, sử dụng SĐTD trong thảo luận nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. SĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
- Ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học, đưa ra các ý tưởng
Trong phạm vi cá nhân, HS có thể sử dụng SĐTD để học bài mới hay ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học.
Mục đích hàng đầu của ghi chép là ôn lại thông tin nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ. Những bài ghi chép chỉ là những từ và cụm từ không cần thiết sẽ khiến cho quá trình ôn lại rất khó khăn, ngoài ra HS ít có cơ hội bổ sung những liên tưởng và cách sắp xếp của chính mình.
Lập SĐTD là hình thức ghi chép hiệu quả hơn rất nhiều. Kỹ thuật ghi chép này cho phép HS nhanh chóng ghi lại các ý tưởng bằng các từ khóa, sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó được truyền tải và cho HS cơ hội để hình thành những mối liên hệ và liên tưởng. Khi sử dụng SĐTD để học bài mới hay ghi chép, điều quan trọng là chỉ nên dùng các từ khóa. SĐTD tự động loại bỏ những từ không quan trọng và đưa ra sự sắp xếp sơ bộ thông tin được tiếp nhận. Để rút ra các từ then chốt, HS cần phải chú ý và tham gia vào bài học, qua đó nắm được nội dung cơ bản của bài học, tăng khả năng hiểu bài và ghi nhớ của HS.
Như vậy, ưu điểm của SĐTD là đem đến cho HS những lợi ích cụ thể trong quá trình học tập: Nắm được những nội dung cơ bản của bài học, hệ thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc, rèn luyện kỹ năng lập dàn bài khi đọc SGK. Có thể sẽ gặp khó khăn lúc đầu khi tập cho HS xây dựng SĐTD, nhưng chỉ là lúc đầu. Khi đã thành thói quen, HS sẽ rất thích thú sử dụng trong học tập và hình thành thói quen làm việc sau này, từ việc nắm vững vấn đề, biểu thị bằng sơ đồ vận hành các biện pháp giải quyết. SĐTD càng có tác dụng nếu HS sử dụng cho những bài ôn tập, tổng kết chương.
1.3.2. Khả năng hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong tổ chức hoạt động nhóm 1.3.2.1. Cách tạo Sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm 1.3.2.1. Cách tạo Sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm
- Xác định đối tượng
Chủ đề được xác định rõ ràng và cô đọng, các mục tiêu được đặt ra, và những thành viên trong nhóm được cung cấp tất cả thông tin liên quan đến suy nghĩ của họ.
- Động não cá nhân
Mỗi thành viên của nhóm phải dành ít nhất một giờ thực hành bùng phát SĐTD theo kiểu lửa lan nhanh cùng với SĐTD tái lập và chỉnh sửa để tìm những nhánh chính hoặc ý chủ đạo. Phương pháp động não thông thường thì khác hẳn. Trong phương pháp này, một cá nhân sẽ điều khiển nhóm và ghi những ý có Từ Khóa của các thành viên lên bảng. Điều này phản ánh sự sáng tạo vì mỗi từ hay khái niệm được nêu lên công khai như thế sẽ lôi kéo tất cả các thành viên còn lại theo cùng một hướng. Như vậy, nhóm theo phương pháp động não thông thường đã phủ nhận khả năng liên tưởng phi tuyến của bộ não cá nhân và kết quả là làm mất đi các thành tựu to lớn lẽ ra đã có nếu lúc đầu bộ não cá nhân được cho phép tự do “bay nhảy” với dòng Tư duy về chủ đề.
- Thảo luận theo nhóm nhỏ
Bây giờ chia nhóm thành những nhóm nhỏ hơn có từ 3 - 5 người. Trong mỗi nhóm nhỏ, các thành viên trao đổi ý và thêm ý của những thành viên khác vào SĐTD của mình. Cần duy trì thái độ tích cực đón nhận trong suốt quy trình thảo luận theo nhóm nhỏ. Bất kỳ ý nào do một thành viên nêu lên cũng phải được tất cả các thành viên khác hỗ trợ và chấp nhận. Làm như vậy, bộ não cá nhân đã phát sinh ra ý đó sẽ được tạo điều kiện để tiếp tục thăm dò ý tưởng theo một chuỗi liên tục. Ý tiếp theo trong chuỗi có thể là kiến
giải rất sâu sắc, xuất phát từ ý mà lúc ban đầu bị cho là rất yếu kém, ngu xuẩn hoặc không thích hợp.
- Tạo Sơ đồ tư duy tổng hợp
Sau khi đã hoàn tất giai đoạn thảo luận theo nhóm nhỏ, nhóm sẽ chuẩn bị để tạo SĐTD tổng hợp.
Dùng một màn hình khổng lồ hoặc một tờ giấy cực lớn để ghi lại cấu trúc cơ bản. Cả nhóm, một thành viên ứng dụng tốt SĐTD từ mỗi nhóm nhỏ, hoặc người ghi chép của nhóm sẽ làm việc này. Phải thống nhất các quy ước về màu sắc cũng như hình thức để bảo đảm ý tưởng và trọng tâm được rõ ràng.
Những ý chủ đạo được chọn để làm các nhánh chính, và tất cả các ý đều được đưa vào SĐTD. Nhóm vẫn phải duy trì thái độ đón nhận. Trong Tư duy tập thể, SĐTD này là tiêu biểu cho cấp độ mà cá nhân ứng dụng SĐTD đạt được ở Giai đoạn 2 trong quy trình động não các nhân.
- Nghiền ngẫm ý tưởng
Một lần nữa, quy trình động não ứng dụng SĐTD lại hoàn toàn khác với các phương pháp thông thường. Các phương pháp thông thường tìm ý bằng cách lên tục dùng ngôn ngữ để diễn đạt và phân tích cho đến khi có được kết quả. Như vậy, chỉ một phần nhỏ năng lực của bộ não được sử dụng và kết quả đạt được tất nhiên phải đạt được phải ít hơn cái phần nhỏ này. Rõ ràng là khi bỏ đi quá nhiều kỹ năng tư duy tự nhiên của não thì không những các kỹ năng này không được sử dụng mà mối tương quan mật thiết giữa chúng với một số ít kỹ năng khác được sử dụng cũng bị mất đi.
- Tái lập và chỉnh sửa lần thứ hai
Sau quy trình nghiền ngẫm ý, nhóm cần lặp lại Giai đoạn 2, 3, 4 để nắm vững kết quả của các ý tưởng vừa được xem xét và kết hợp. Việc này có ý nghĩa là phải thực hiện bùng phát SĐTD theo kiểu lửa lan nhanh rồi tạo ra những SĐTD đã được tái lập để cho thấy các nhánh chính, trao đổi ý, sửa đổi SĐTD theo từng nhóm nhỏ, và cuối cùng tạo ra một SĐTD tập thể thứ hai.
- Phân tích và quyết định
Ở giai đoạn này, nhóm đưa ra những quyết định quan trọng, nêu lên các mục tiêu, lên kế hoạch và hiệu chỉnh để đi đến kết quả cuối cùng.
1.3.2.2. Các lợi ích của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm
- Phương pháp suy nghĩ và học tập theo cách này rất phù hợp với bộ não người.
- Quy trình ứng dụng SĐTD trong hoạt động nhóm chú trọng đồng đều đến cá nhân và tập thể. Cá nhân được cho phép khám phá thế giới tâm thức của mình nhiều chừng nào thì đóng góp cho tập thể nhiều chừng nấy mà vẫn không đánh mất phần đóng góp riêng của mình.
- Đóng góp của cá nhân mang lại lợi ích cho Tư duy tập thể và Tư duy tập thể lập tức phản hồi sức mạnh của nó cho từng thành viên từ đó tăng cường đóng góp của mỗi thành viên cho Tư duy của tập thể. Ngay cả trong các giai đoạn đầu việc ứng dụng Tư duy của tập thể cũng có khả năng mang lại nhiều ý tưởng hữu dụng và sáng tạo hơn trong những phương pháp động não thông thường.
- Việc ứng dụng Tư duy của tập thể tự động tạo ra dần dần một sự đồng tâm nhất trí, nhờ đó bồi đắp tính thần đồng đội và hướng tất cả các bộ não vào mục tiêu của nhóm.
- Mọi ý tưởng đều được chấp nhận, nhờ vậy, các thành viên tự tin hơn vì cảm thấy mình có được sự nhất trí của tập thể.
- SĐTD của tập thể được xem là bản in ra giấy của ký ức tập thể, đồng thời bảo đảm rằng cuối buổi học, mỗi thành viên trong nhóm đều có sự hiểu biết toàn diện và như nhau về những tri thức mà nhóm đã đạt được.
- SĐTD tập thể mang lại một công cụ mạnh cho sự phát triển tự thân của mỗi thành viên và là điểm tham chiếu tương đối khách quan của cá nhân có thể kiểm tra cũng như khám phá các ý tưởng liên quan.
1.4. Kết luận chương I
Trong chương này tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo hình thức nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học VL. Những vấn đề đã được trình bày trong chương này có thể được tóm tắt thành những điểm chính như sau:
- Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức nhóm: Khái niệm dạy học nhóm, các kỹ năng hợp tác nhóm, tiến trình dạy học nhóm, phân loại và cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, các tiêu chí thành lập nhóm trong dạy học, các phương tiện hỗ trợ dạy học hợp tác nhóm, ưu điểm và nhược điểm của hình thức hoạt
động dạy học theo nhóm. Từ những nghiên cứu, tôi nhận thấy: Dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học tăng cường sự hợp tác các thành viên trong nhóm, trong lớp học với nhau, giúp HS chia sẽ những kinh nghiệm, sáng kiến của bản thân để giúp nhau cùng tiến bộ. Đồng thời hình thức dạy học này cũng góp phần hình thành cho HS những phẩm chất của người lao động trong thời đại mới: Năng lực tự giải quyết vấn đề, sự tự tin, năng động và sáng tạo.
- Cơ sở lý luận của việc sử dụng SĐTD trong dạy học: Khái niệm của SĐTD, cấu trúc của SĐTD, nguyên tắc vẽ SĐTD, lợi ích của SĐTD, ứng dụng của SĐTD trong dạy học nhóm. Từ đó tôi nhận thấy: SĐTD là công cụ có thể sử dụng để cho các cá nhân đưa ra ý tưởng, liên kết các ý tưởng, liên kết nhớ lại, giải quyết vấn đề và phân tích theo nhóm, quyết định theo nhóm…. Sự hỗ trợ của SĐTD đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các cá nhân khám phá thế giới tâm thức của mình, phát triển khả năng sáng tạo tối đa của các cá nhân và tập thể, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động nhận thức của HS.
Với sự hỗ trợ của SĐTD, việc tổ chức hoạt động dạy học hợp tác nhóm sẽ mang lại kết quả cao trong QTDH. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần hợp tác của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÝ 8 VỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY
2.1. Tổng quan phần nhiệt học Vật lý 8
Phần nhiệt học là phần thứ hai trong chương trình VL 8, nội dung kiến thức phần nhiệt học bao gồm 10 bài: Các chất được cấu tạo như thế nào?; Nguyên tử - phân tử chuyển động hay đứng yên; Nhiệt năng; Dẫn nhiệt, Đối lưu – bức xạ nhiệt; Công thức tính nhiệt lượng; Phương trình cân bằng nhiệt; Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu; Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt; Động cơ nhiệt.
Hình 2.1: Nội dung phần Nhiệt học Vật lý 8
Các kiến thức của phần này rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Phần này cũng bao gồm nhiều thí nghiệm có thể là những thí nghiệm đơn giản, giúp cho HS tự lực tiến hành các thao tác thí nghiệm, đo đạc, xử lí số liệu hay giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức, tạo hứng thú học tập.
Hệ thống bài tập của phần này cũng rất đa dạng và phong phú, có nhiều bài tập gắn liền với thực tế, giúp các em có sự tin tưởng vào lí thuyết, phù hợp với những trình độ khác nhau của HS.
Qua phân tích đặc điểm của phần này, tôi biết được HS đã biết những gì và cần hình thành, phát triển những kiến thức, kĩ năng nào cho các em. Đó chính là cơ sở để lựa
chọn và đưa ra các hình thức tổ chức dạy học với SĐTD phù hợp với yêu cầu về mục tiêu, nội dung chương trình SGK và trình độ của HS.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong dạy học phần nhiệt học2.2.1. Thuận lợi 2.2.1. Thuận lợi
- Cơ sở vật chất, PTDH được đầu tư về số lượng cũng như về chất lượng. Các thí nghiệm của phần Nhiệt học hầu như đều được trang bị ở các trường THCS.
- Nội dung kiến thức phần Nhiệt học có nhiều ứng dụng thực tế, rất gần gũi với đời sống làm tăng hứng thú học tập của HS, từ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng của QTDH. Bởi lẽ HS càng hứng thú học tập bao nhiêu thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cực và chắc chắn bấy nhiêu.
- Các thí nghiệm trong phần Nhiệt học tương đối đơn giản nên dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả tương đối chính xác.
2.2.2. Khó khăn
- Cách giảng dạy chủ yếu của đa số GV là thuyết trình, giảng giải kết hợp với đàm thoại, chưa tạo ra được các tình huống kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học. Điều này làm cho HS trở nên thụ động trong việc suy nghĩ, tìm tòi để tìm