Kết luận chương II

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.6. Kết luận chương II

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động dạy học trong phần Nhiệt học VL 8 theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD, tôi đã:

- Tiến hành phân tích nội dung phần Nhiệt học VL 8. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn mà GV, HS gặp phải trong QTDH phần này ở trường THCS.

- Xây dựng hệ thống các nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD.

- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD cụ thể:

+ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong bài nghiên cứu kiến thức mới.

+ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong bài thực hành thí nghiệm.

+ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.

- Xây dựng được 2 giáo án dạy học phần Nhiệt học VL 8 theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD gồm:

+ Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? + Bài 21: Nhiệt năng.

Việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD đã phát huy tính tích cực, khả năng làm việc hợp tác, tăng cường tính chủ động sáng tạo và tự lực trong học tập của HS, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của QTDH.

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ TN sư phạm

3.1.1. Mục đích

Mục đích của TN sư phạm là kiểm tra hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD mà khóa luận đã đề xuất. Đồng thời kết quả TN sẽ góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài. Cụ thể, kết quả TN sư phạm phải trả lời được các câu hỏi:

- Việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD có nâng cao hứng thú học tập, tăng cường các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của HS không?

- Chất lượng học tập của HS trong QTDH có sử dụng hình thức tổ chức theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD có cao hơn so với QTDH thông thường hay không?

- Cần có sự bổ sung, điều chỉnh như thế nào đối với qui trình tổ chức dạy học đã đề xuất, đã xây dựng?

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung sao cho hoàn thiện; từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học VL và quá trình đổi mới PPDH ở trường THCS.

3.1.2. Nhiệm vụ

Trong quá trình TN sư phạm, tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thăm dò ý kiến GV về tình hình thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học VL ở trường THCS.

- Tổ chức dạy học một số bài trong phần Nhiệt học, chương trình VL 8 cho các lớp đối chứng và TN.

- Với các lớp TN: Sử dụng SĐTD kết hợp với các PPDH truyền thống, đặc biệt là phương pháp TN.

- Với các lớp đối chứng: Sử dụng các PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp TN và các lớp đối chứng.

3.2. Đối tượng và nội dung của TN sư phạm3.2.1. Đối tượng 3.2.1. Đối tượng

- GV, HS và tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cho HS trong phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD.

- TN sư phạm được tiến hành trong học kì II năm học 2013 - 2014 đối với HS lớp 8 của trường THCS Lộc Ninh.

3.2.2. Nội dung

- Ở các lớp TN, trong quá trình giảng dạy, GV đã sử dụng SĐTD hỗ trợ hoạt động dạy học theo nhóm cho HS trong dạy học một số bài thuộc phần Nhiệt học VL 8. Các tiết dạy bao gồm:

+ Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên + Bài 21: Nhiệt năng

- Với các lớp ĐC, GV sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Phương pháp TN sư phạm3.3.1. Chọn mẫu TN sư phạm 3.3.1. Chọn mẫu TN sư phạm

Số HS được khảo sát trong quá trình TN sư phạm bao gồm 71 HS, trong đó có 01 lớp thuộc nhóm TN và 01 lớp thuộc nhóm ĐC.

Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN

Trường Nhóm TN Nhóm ĐC

Trường THCS Lộc Ninh 81 (35 HS) 82 (36 HS)

Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở trường THCS Lộc Ninh, tôi nhận thấy các lớp được chọn có điều kiện tổ chức dạy học tương đối đồng nhất và chất lượng học tập môn VL là đồng đều nhau: Sĩ số gần bằng nhau; tỉ lệ nam nữ, và kết quả học tập các môn tự nhiên là tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của TN sư phạm.

3.3.2. Quan sát giờ học

- Quan hệ giữa thầy với trò, giữa trò với trò; Sự phối hợp hoạt động giữa thầy với trò, giữa trò với trò trong quá trình hoạt động nhóm.

- Tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong hoạt động nhóm thông qua các biểu hiện bên ngoài.

- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.

- Sự nảy sinh ý tưởng, khả năng đưa ra các phương án giải quyết nhiệm vụ học tập trong quá trình tham gia hoạt động nhận thức của HS.

- Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy học theo nhóm cho HS:

Tính tích cực học tập của HS thông qua các biểu hiện: Hành vi, cử chỉ, sắc mặt

của HS; Mức độ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài (cường độ - số lượt HS tham gia, tốc độ tham gia – phản ứng giơ tay nhanh sau câu hỏi, sự chuyển hóa vận dụng kiến thức nhanh và chính xác); Tinh thần, thái độ học tập trong lớp (trật tự yên lặng, chăm chú nghe giảng) và sự chuẩn bị ở nhà (số HS xung phong kiểm tra bài cũ, số lượt trả lời có chất lượng, số lượt các HS chuẩn bị các yêu cầu trước giờ học của GV).

Mức độ tăng cường trí nhớ thông qua các biểu hiện: Nắm nội dung bài học ngay

tại lớp - số ý kiến xây dựng bài có chất lượng; Số lượt trả bài cũ được điểm tốt; Sự chuyển hóa các kiến thức đã học và vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học trong các hoàn cảnh tương tự (khái quát hóa nội dung bài học, chất lượng các câu phát biểu xây dựng bài, câu trả lời kiểm tra bài cũ).

Mức độ hiểu bài: Nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của bài học (chất lượng của các câu trả lời, số lượt phát biểu tham gia xây dựng bài, sự vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, kết quả kiểm tra sau mỗi tiết học).

Sự phát triển tư duy: Biểu hiện ở sự chuyển hóa và vận dụng những kiến thức đã

học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới (câu hỏi có tính khái quát, bài tập có tính sáng tạo).

Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.

3.3.3. Các bài kiểm tra

Trong quá trình TN sư phạm, mỗi HS làm 2 bài kiểm tra 15 phút. Mục tiêu của các bài kiểm tra là:

- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các định luật, các nguyên lí, các tính chất của sự vật, hiện tượng VL.

- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các định luật, các công thức và các điều kiện để xảy ra các hiện tượng VL, khả năng vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể.

3.4. Kết quả TN sư phạm

3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học

Qua theo dõi tất cả giờ học của các lớp TN được tiến hành theo mẫu giáo án của đề tài, tôi nhận thấy: Giờ học diễn ra sôi nổi, HS tích cực tham gia thảo luận, hoạt động trao đổi nhiệt tình, nhận xét, trình bày kết quả rõ ràng... trong hoạt động nhóm để xây dựng kiến thức, hệ thống hóa các kiến thức... Thời gian diễn giảng của thầy được rút ngắn và tăng cường được thời gian hoạt động của trò. GV đảm bảo được nhịp độ bình thường của tiết học. Đa số HS rất tích cực trong thảo luận nhóm, phối hợp hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, thể hiện HS lĩnh hội được nội dung bài học. Điều đó, cho thấy tiến trình dạy bằng PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD đã phát huy tốt vai trò của nó trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.

Với các lớp ĐC, không khí dạy học diễn ra bình thường. Đa số nội dung kiến thức hình thành bằng con đường thông báo nên HS khó khăn khi lĩnh hội. Các nội dung kiến thức được giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nên hoạt động nhận thức của HS chủ yếu là tái hiện. Nhịp độ học tập không có sự phân hóa trong tiết học.

Như vậy, việc tổ chức dạy học theo các biện pháp đã đề xuất thông qua các giáo án thuộc phần Nhiệt học VL 8 đã đem lại hiệu quả cao và được nhiều GV cũng như HS ủng hộ nhiệt tình.

3.4.2. Đánh giá kết quả TN sư phạm

Qua các bài kiểm tra đánh giá, tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra

Nhóm Số bài KT

Số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 72 36 1 2 3 9 13 24 10 6 4 0

TN 70 35 0 0 1 2 6 12 23 15 8 3

Biểu đồ 3.1 Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN

3.5. Kết luận chương III

Qua quá trình TN sư phạm, với việc xử lí và phân tích kết quả cả về mặt định tính lẫn định lượng, tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra là đúng đắn và được kiểm chứng. Việc sử dụng PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học phần Nhiệt học VL 8 THCS đã góp phần khắc phục được một số khó khăn trong dạy học phần Nhiệt học và mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặc khác, nó rèn luyện kỹ năng sống, phương pháp hợp tác làm việc, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của HS và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THCS:

- PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD làm cho giờ học diễn ra sôi nổi. HS làm việc nhiều hơn, tích cực hơn và chiếm lĩnh kiến thức sâu sắc hơn. GV đóng vai trò là

người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn HS trong hoạt động tìm kiếm kiến thức thay vì quá trình truyền thụ thông tin một chiều như trước đây.

- Kết quả thống kê và phân điểm số của HS trong quá trình TN sư phạm cho thấy kết quả học tập của HS nhóm TN cao hơn kết quả học tập của HS nhóm ĐC với độ tin cậy cao.

- Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giúp tôi có thể kết luận sự khác biệt giữa kết quả học tập ở nhóm TN và nhóm ĐC là sự khác biệt có ý nghĩa.

Như vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học phần Nhiệt học VL 8 THCS đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong dạy học VL.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học Vật lý 8 với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy” và những kết quả thu được, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu của đề tài đưa ra, tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:

 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học VL 8.

 Xây dựng quy trình thiết kế tiến trình dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới, bài thực hành thí nghiệm, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD.

 Tiến hành thiết kế tiến trình dạy học 2 bài nghiên cứu kiến thức mới thuộc phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD.

 Tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học trong phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD.

Qua kết quả TN, tôi thấy rằng việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học với sự hỗ trợ của SĐTD đã tăng cường hoạt động tự lực của HS trong học tập: HS tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động. Từ đó giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn, khả năng vận dụng kiến thức một cách chính xác và sáng tạo vào các tình huống khác.

Có thể nói rằng đây là một tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên chuyên ngành sư phạm VL trong học tập.

Một số kiến nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi có một số đề xuất: Muốn tổ chức hoạt động dạy học cho HS với sự hỗ trợ của SĐTD đạt hiệu quả cao, GV cần:

- Phải có năng lực tổ chức điều khiển

- Phải có một số buổi thảo luận về SĐTD cho HS (và cho cả những GV chưa biết về SĐTD), để hướng dẫn cách học tập và cách ghi chép bằng SĐTD.

Hướng phát triển của đề tài

Trong khuôn khổ của khóa luận, tôi chỉ tập trung nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận và quy trình dạy học phần Nhiệt học VL lớp 8 với sự hỗ trợ của SĐTD và chỉ TN trên một phạm vi hẹp nhưng với kết quả thu được của đề tài cho phép chúng ta mở rộng quy trình đó không chỉ ở chương trình VL lớp 8 mà có thể cả chương trình VL THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ GD & ĐT (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Hà Nội. 2. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy cho trẻ em, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

3. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội. 4. Tony Buzan (2008), Lập Bản đồ tư duy, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội.

5. Tony Buzan (2007), Mười cách thức đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.

6. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB Từ Điển Bách

Khoa, Hà Nội.

7. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

8. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo

nhóm ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 124, tr 32-33.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Roger Galles (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, NXB TP Hồ Chí Minh. 13. Hoàng Đức Huy (2009), Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

14. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 48)