Nguyên tắc sử dụng sơ đồ tư duy trong tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 34 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Nguyên tắc sử dụng sơ đồ tư duy trong tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm

- GV phải đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển, định hướng, kiểm tra và giám sát hoạt động học tập của HS trong QTDH

Trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học với sự hỗ trợ của SĐTD, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, xây dựng các hoạt động tương ứng với nội dung kiến thức của bài học hoặc một phần của bài học. HS tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn, điều khiển và kiểm tra giám sát của GV ở những cấp độ khác nhau: Cá nhân, nhóm, lớp để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

- Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS

GV cần phải đảm bảo các điều kiện để việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học với sự hỗ trợ của SĐTD diễn ra thành công, tức là phải tạo được môi trường học tập thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS; cụ thể: Chuẩn bị chu đáo về trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ: SGK, phiếu học tập, thí nghiệm thật...

- Thực hiện đúng và điều phối các hoạt động phù hợp với tiến trình dạy học

Trong quá trình sử dụng SĐTD tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, GV cần phân phối một cách hợp lý giữa thời gian tổ chức các hoạt động nhận thức, thời gian cho HS tự lực hoạt động chiếm lĩnh tri thức, thời gian dành cho việc lập SĐTD và thời gian GV dùng để chính xác hóa nội dung kiến thức của bài học hoặc một phần của bài học. GV cần lưu ý rằng SĐTD không phải là một tác phẩm hội họa. Vì vậy trong dạy học, GV tránh để cho HS dành quá nhiều thời gian vào việc “trang trí, trau chuốt” SĐTD mà không chú ý đến việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Phải đảm bảo các quy tắc vẽ Sơ đồ tư duy

vấn đề, GV cần lưu ý HS thực hiện đúng các quy tắc vẽ SĐTD bao gồm nhấn mạnh, liên kết và mạch lạc.

- Tổ chức cho HS tự đánh giá, nhận xét và GV đánh giá, nhận xét sau khi HS hoàn thành và trình bày SĐTD của mình

Sau khi HS hoàn thành và trình bày các ý kiến khác nhau của mình hay của cả nhóm, các em rất cần những lời nhận xét, đánh giá, công bố đáp án từ phía GV. Khi các em nhận thấy kiến thức mà do mình tự lực tìm kiếm được là đúng thì các em sẽ cảm thấy hưng phấn, hứng thú với môn học hơn, còn nếu chưa đúng thì các em cũng rút ra được những kinh nghiệm và cố gắng nổ lực hơn trong những lần tiếp sau.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)