Quan sát giờ học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 51 - 52)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Quan sát giờ học

- Quan hệ giữa thầy với trò, giữa trò với trò; Sự phối hợp hoạt động giữa thầy với trò, giữa trò với trò trong quá trình hoạt động nhóm.

- Tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong hoạt động nhóm thông qua các biểu hiện bên ngoài.

- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.

- Sự nảy sinh ý tưởng, khả năng đưa ra các phương án giải quyết nhiệm vụ học tập trong quá trình tham gia hoạt động nhận thức của HS.

- Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy học theo nhóm cho HS:

Tính tích cực học tập của HS thông qua các biểu hiện: Hành vi, cử chỉ, sắc mặt

của HS; Mức độ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài (cường độ - số lượt HS tham gia, tốc độ tham gia – phản ứng giơ tay nhanh sau câu hỏi, sự chuyển hóa vận dụng kiến thức nhanh và chính xác); Tinh thần, thái độ học tập trong lớp (trật tự yên lặng, chăm chú nghe giảng) và sự chuẩn bị ở nhà (số HS xung phong kiểm tra bài cũ, số lượt trả lời có chất lượng, số lượt các HS chuẩn bị các yêu cầu trước giờ học của GV).

Mức độ tăng cường trí nhớ thông qua các biểu hiện: Nắm nội dung bài học ngay

tại lớp - số ý kiến xây dựng bài có chất lượng; Số lượt trả bài cũ được điểm tốt; Sự chuyển hóa các kiến thức đã học và vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học trong các hoàn cảnh tương tự (khái quát hóa nội dung bài học, chất lượng các câu phát biểu xây dựng bài, câu trả lời kiểm tra bài cũ).

Mức độ hiểu bài: Nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của bài học (chất lượng của các câu trả lời, số lượt phát biểu tham gia xây dựng bài, sự vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, kết quả kiểm tra sau mỗi tiết học).

Sự phát triển tư duy: Biểu hiện ở sự chuyển hóa và vận dụng những kiến thức đã

học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới (câu hỏi có tính khái quát, bài tập có tính sáng tạo).

Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)