Kết luận chương III

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 54 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.5. Kết luận chương III

Qua quá trình TN sư phạm, với việc xử lí và phân tích kết quả cả về mặt định tính lẫn định lượng, tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra là đúng đắn và được kiểm chứng. Việc sử dụng PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học phần Nhiệt học VL 8 THCS đã góp phần khắc phục được một số khó khăn trong dạy học phần Nhiệt học và mang lại hiệu quả rõ rệt. Mặc khác, nó rèn luyện kỹ năng sống, phương pháp hợp tác làm việc, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của HS và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THCS:

- PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD làm cho giờ học diễn ra sôi nổi. HS làm việc nhiều hơn, tích cực hơn và chiếm lĩnh kiến thức sâu sắc hơn. GV đóng vai trò là

người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn HS trong hoạt động tìm kiếm kiến thức thay vì quá trình truyền thụ thông tin một chiều như trước đây.

- Kết quả thống kê và phân điểm số của HS trong quá trình TN sư phạm cho thấy kết quả học tập của HS nhóm TN cao hơn kết quả học tập của HS nhóm ĐC với độ tin cậy cao.

- Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê giúp tôi có thể kết luận sự khác biệt giữa kết quả học tập ở nhóm TN và nhóm ĐC là sự khác biệt có ý nghĩa.

Như vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học phần Nhiệt học VL 8 THCS đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong dạy học VL.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học Vật lý 8 với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy” và những kết quả thu được, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu của đề tài đưa ra, tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:

 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD trong dạy học VL 8.

 Xây dựng quy trình thiết kế tiến trình dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới, bài thực hành thí nghiệm, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức theo nhóm với sự hỗ trợ của SĐTD.

 Tiến hành thiết kế tiến trình dạy học 2 bài nghiên cứu kiến thức mới thuộc phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD.

 Tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học trong phần Nhiệt học VL 8 với sự hỗ trợ của SĐTD.

Qua kết quả TN, tôi thấy rằng việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học với sự hỗ trợ của SĐTD đã tăng cường hoạt động tự lực của HS trong học tập: HS tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động. Từ đó giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn, khả năng vận dụng kiến thức một cách chính xác và sáng tạo vào các tình huống khác.

Có thể nói rằng đây là một tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên chuyên ngành sư phạm VL trong học tập.

Một số kiến nghị

Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi có một số đề xuất: Muốn tổ chức hoạt động dạy học cho HS với sự hỗ trợ của SĐTD đạt hiệu quả cao, GV cần:

- Phải có năng lực tổ chức điều khiển

- Phải có một số buổi thảo luận về SĐTD cho HS (và cho cả những GV chưa biết về SĐTD), để hướng dẫn cách học tập và cách ghi chép bằng SĐTD.

Hướng phát triển của đề tài

Trong khuôn khổ của khóa luận, tôi chỉ tập trung nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận và quy trình dạy học phần Nhiệt học VL lớp 8 với sự hỗ trợ của SĐTD và chỉ TN trên một phạm vi hẹp nhưng với kết quả thu được của đề tài cho phép chúng ta mở rộng quy trình đó không chỉ ở chương trình VL lớp 8 mà có thể cả chương trình VL THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ GD & ĐT (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Hà Nội. 2. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy cho trẻ em, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

3. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội. 4. Tony Buzan (2008), Lập Bản đồ tư duy, NXB Lao Động - Xã hội, Hà Nội.

5. Tony Buzan (2007), Mười cách thức đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.

6. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB Từ Điển Bách

Khoa, Hà Nội.

7. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

8. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo

nhóm ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 124, tr 32-33.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Roger Galles (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, NXB TP Hồ Chí Minh. 13. Hoàng Đức Huy (2009), Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

14. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

15. Trần Ngọc Lan, Vũ Minh Hằng (2005), Áp dụng dạy học hợp tác trong dạy học

toán ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 125, tr 8-15.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lợi (2009), Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm cho học sinh

chương Từ trường vật lí 11, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Huế, Huế.

17. Ngô Tấn Minh (2010), Tổ chức hoạt động dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ

của công nghệ thông tin trong dạy học phần Điện từ Vật lí 11 Trung học phổ thông nâng cao, Luận văn Thạc Sĩ Giáo dục học.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Lê Thị Kiều Oanh (2009), Nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 nâng cao với sự hỗ trợ của Mind Map và Máy vi tính, Luận văn Thạc Sĩ Giáo dục học.

20. Đoàn Thị Thanh Phương (2004), Trao đổi về phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ, Tạp chí Khoa học, số 6, tr 53-55.

21. Vũ Quang (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Vật Lý 8, Sách Giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Vũ Quang (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Sách Vật lý 8, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Liễu Văn Toàn (2011), Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học chương “Mắt. Các

dụng cụ quang” (Vật lý 11 Nâng cao),Luận văn Thạc sĩ.

24. Phạm Thị Ngọc Thăng – Trịnh Thị Hải Yến (2009), Giới thiệu các bài soạn dạy

tự chọn vật lý 8, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Đức Thâm (2007), Lí luận dạy học vật lý 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 26. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Đức Thâm (2004), Thiết kế bài soạn Vật lý 8, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Đức Thâm (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học

vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Công Triêm (2009), Đổi mới hoạt động dạy học đại học phù hợp với phương

thức đào tạo tín chỉ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Huế.

30. Thái Duy Tuyên (2006), Phương pháp dạy học: Truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Vũ Thị Sơn (2005), Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ, Tạp chí Giáo dục, (119).

PHỤ LỤC 1

BÀI 21: NHIỆT NĂNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách.

2. Kĩ năng

- Sử dụng đúng thuật ngữ như: Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt....

- Kỹ năng lập SĐTD vạch kế hoạch và giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhận thức, kỹ năng trình bày nội dung bài học hoặc một phần của bài học dựa trên SĐTD đã lập.

3. Thái độ

- Có tinh thần hợp tác nhóm trong quá trình học tập, thái độ làm việc khoa học. - Có tính trung thực và khách quan khi tiến hành thí nghiệm.

- Rèn luyện tính tích cực chủ động trong học tập.

II. Chuẩn bị 1. GV

- Một quả bóng cau su, một miếng kim loại, một phích nước nóng, một cốc thủy tinh. - SĐTD hệ thống hóa nội dung.

2. HS

- Ôn lại kiến thức bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”. - Nghiên cứu trước bài mới.

- Giấy A4, bút màu.

III. Thiết kế tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Nêu kết luận về sự chuyển động của nguyên tử, phân tử? - Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- HS lắng nghe câu hỏi kiểm tra bài cũ.

- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Các HS khác theo dõi, nhận xét.

2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Bước 1: Xây dựng tình huống học tập (4 phút)

- GV làm thí nghiệm ở đầu bài: Thả một quả bóng rơi, yêu cầu HS quan sát, nhận xét về độ cao của quả bóng mỗi lần nảy lên. Cơ năng của quả bóng có được bảo toàn hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài học: Nhiệt năng.

- HS quan sát thí nghiệm, nhận xét độ cao quả bóng và nhận thức vấn đề nghiên cứu.

Bước 2: Chia nội dung bài học thành những đơn vị kiến thức nhỏ. Tổ chức cho HS tự lực giải quyết vấn đề.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt năng (10 phút)

Mục tiêu: Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng, mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV chia HS thành các nhóm.

- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cũ:

+ Khái niệm động năng trong cơ học. + Các vật được cấu tạo như thế nào?

- HS sắp xếp vào các nhóm được phân công, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?

+ Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?

- Yêu cầu HS nêu khái niệm của nhiệt năng. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày SĐTD của mình.

- GV nhận xét.

- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, vẽ SĐTD về khái niệm và mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày SĐTD về khái niệm và mối quan hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nhiệt năng (13 phút)

Mục tiêu: Nêu được các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đưa ra các phương án để làm tăng nhiệt năng của vật.

- GV yêu cầu HS nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng.

- HS thảo luận nhóm, lập SĐTD đề xuất các biện pháp làm tăng nhiệt năng của vật.

HS có thể đưa ra SĐTD như sau:

- GV yêu cầu HS nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.

- GV yêu cầu HS nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

- GV cho các nhóm làm thí nghiệm cọ xát miếng đồng trên mặt bàn (có lót bìa giấy) và thí nghiệm bỏ miếng kim loại vào nước nóng.

làm thay đổi nhiệt năng.

- Các nhóm thảo luận trả lời.

- Các nhóm thảo luận trả lời.

- Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm.

- HS phải nhận thức được rằng trước khi cọ xát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ của vật chưa tăng, nhiệt năng của vật chưa tăng. Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ của miếng kim loại tăng, nhiệt năng tăng.

Hoạt động 3: Nhiệt lượng (5 phút)

Mục tiêu: Nêu được khái niệm, kí hiệu, đơn vị của nhiệt lượng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm của nhiệt lượng.

- GV yêu cầu HS nêu kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng.

- GV có thể giới thiệu thêm một số thông tin về Jun.

- HS nêu khái niệm nhiệt lượng.

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- HS nêu kí hiệu và đơn vị nhiệt lượng. Kí hiệu: Q

Đơn vị: Jun (J)

Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố (7 phút)

Mục tiêu: Giải thích được các hiện tượng, hệ thống hóa nội dung kiến thức của bài học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.

- GV gọi 1 HS trả lời câu C3.

- GV gọi 1 HS khác nhận xét. - GV gọi 1 HS trả lời câu C4.

- GV gọi 1 HS khác nhận xét. - GV gọi 1 HS trả lời câu C5.

- HS làm việc nhóm để trả lời 3 câu hỏi trong phần vận dụng.

- HS đứng dậy trả lời: Nhiệt năng của đồng giảm, của nước tăng. Đó là sự truyền nhiệt. - HS đứng dậy nhận xét.

- HS đứng dậy trả lời: Khi xoa 2 bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên, trong hiện tượng này có sự chuyển hóa giữa cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. - HS đứng dậy nhận xét.

- HS đứng dậy trả lời: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của mặt sàn và quả bóng.

- GV gọi 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV hướng dẫn HS hệ thống hóa lại những nội dung kiến thức trọng tâm của bài học bằng cách bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD đã được lập trong tiết học.

- HS đứng dậy nhận xét.

- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD và hệ thống hóa lại nội dung bài học.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ học tập ở nhà (1 phút)

- Yêu cầu HS tự làm thêm các thí nghiệm đơn giản. - Làm bài 21.1 – 21.6 SBT.

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY THỰC NGHIỆM

PHỤ LỤC 3

CÁC BÀI KIỂM TRA

Bài số 1: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên (Thời gian 15’)

Câu 1: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lý 8 với sự hỗ TRỢ của sơ đồ tư DUY (Trang 54 - 74)