Đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 56 - 57)

Triển khai kịp thời các chính sách tín dụng mới của Chính phủ, các cơ chế cho vay của NHCSXH, tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Hướng đầu tư tập trung vào các mô hình, dự án tập trung, phát triền nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch huy động tiết kiệm hàng năm, giao chỉ tiêu cho chính quyền, Hội nhận uỷ thác cấp xã để tuyên truyền vận động các tổ chức tổ chức, cá nhân, dân cư trên địa bàn tham gia gửi tiền tiết kiệm.

Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 để tiếp tục tranh thủ đối với UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi Ngân sách tỉnh để chuyển sang NHCSXH tỉnh cho vay.

Tích cực tham mưu trong việc nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện; Ban giảm nghèo xã, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ấp trong việc điều hành chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao, chủ trì các cuộc họp bình xét vay vốn, xử lý thu hồi nợ, xử lý nợ rủi ro tại cơ sở được kịp thời đúng đối tượng.

Nâng cao hiệu quả phương thức uỷ thác qua các Hội đoàn thể với sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của Hội đoàn thể trong hoạt động uỷ thác; đảm bảo Hội các cấp phải có cán bộ chuyên trách, nhiệt tình và thông rõ nghiệp vụ uỷ thác.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ TK&VV; vai trò của Tổ phó được nâng lên cùng với Tổ trưởng trong việc quản lý Tổ; đảm bảo hài hoà giữa việc tổ chức tổ TK&VV theo tổ chức Hội đoàn thể và theo địa bàn dân cư.

Phối hợp đào tạo, tập huấn cán bộ làm uỷ thác, Ban quản lý Tổ TK&VV đảm bảo các kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra; giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; thông thạo các nghiệp vụ tín dụng chính sách và khả năng tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn hộ vay sử dựng vốn hiệu quả.

Tăng cường hoạt động Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn; duy trì bền vững lịch giao dịch cố định, các giao dịch giữa hộ vay với NHCSXH đều

dưới sự theo dõi giám sát của chính quyền cấp xã, ấp, các Hội đoàn thể, tổ TK&VV và người dân, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người dân.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng của Chính phủ, để mọi người hiểu rõ về chức năng hoạt động của NHCSXH; nhằm làm chuyển biến ý thức trách nhiệm của toàn thể xã hội tham gia thực hiện quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước.

Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác triển khai thực hiện tốt vốn vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm nhanh chóng giải ngân vốn quay vòng, tích cực thu hồi vốn đến hạn.

Để tăng nguồn vốn cho vay đến nông thôn Ngân hàng cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất ở những địa phương có trình độ dân trí thấp. Ngân hàng ngoài việc cho vay cần có chủ trương hướng dẫn người dân sử dụng đồng vốn hợp lý giúp họ xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro.

Ngân hàng cần tập trung chỉ đạo các huyện có nợ quá hạn quá cao; thành lập tổ giúp một số địa phương xử lý nợ quá hạn cao, nợ xấu, nợ chiếm dụng; rà soát, phân loại nợ xấu thành từng nhóm cụ thể để xử lí kịp thời và chính xác. Cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng đối với công tác xử lí nợ có rủi ro, cần đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ xử lí rủi ro vì đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Đôn đốc việc thu lãi đến hạn không nên để lãi tồn đọng.

Ngân hàng cần quan tâm nâng cao năng lực và tự chủ tài chính của trên cơ sở đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cấp bổ sung vốn điều lệ, khuyến khích vốn ủy thác và vốn dành cho các chương trình an sinh xã hội, mở rộng phát hành trái phiếu và vay từ vốn ODA, đồng thời, tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, qua đó tạo ý thức tiết kiệm cho người nghèo, tạo nguồn vốn trả nợ, tạo ra sự gắn bó trách nhiệm với tổ vay vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)