Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, việc đưa đồng vốn đến tay hộ vay để đầu tư, sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề của xã hội. Số liệu ở bảng 3.8 sẽ thể hiện rõ hơn hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu tài chính.
Số liệu từ bảng 3.8 cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm cụ thể là vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng. Năm 2011 vốn huy động đạt 21.336 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 44.926 triệu đồng, năm 2013 là 67.384 triệu đồng.
Tổng dư nợ năm 2011 đạt 1.525.721 triệu đồng, so với năm 2011 thì năm 2012 tổng dư nợ là 1.720.990 triệu đồng, tăng 195.269 triệu đồng, tỷ lệ tăng
88,6%, đạt 90% kế hoạch tăng trưởng và đạt 90% so kế hoạch giao năm 2012 và so với năm 2012 thì năm 2013 tổng dư nợ đạt là 1.931.346 triệu đồng, tăng 200.356 triệu đồng, tỷ lệ tăng 89%, đạt 95% kế hoạch tăng trưởng và đạt 98% so với kế hoạch giao năm 2013. Kết quả của chỉ tiêu này cho thấy công tác tìm kiếm khách hàng và thực hiện theo kế hoạch của Ngân hàng là rất tốt, mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả.
Bảng 3.8 hiệu quả tín dụng thông qua một số chỉ tiêu tài chính.
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013
1. Vốn huy động Triệu đồng 21.336 44.926 67.384 2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.533.140 1.730.624 1.942.335 3. Doanh số cho vay Triệu đồng 621.889 499.290 528.281
4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 415.721 303.447 313.333
5. Tổng dư nợ Triệu đồng 1.525.721 1.720.990 1.931.346 6. Nợ quá hạn Triệu đồng 33.618 34.848 29.718 7. Vốn huy động/tổng nguồn vốn % 1,39 2,59 3,47 8. Dư nợ/tổng nv % 99,5 99,4 99,4 9. Nợ quá hạn/dư nợ % 2,2 2 1,5
Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn tốt cụ thể là năm 2011 đạt 99,5%, năm 2012 đạt 99,4%, năm 2013 đạt 99,4%.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ nhìn chung tỷ lệ này giảm qua các năm. Năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là 2%, năm 2013 là 1,5% Cho thấy hiệu quả về khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng được nâng cao.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH KIÊN GIANG 4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
4.1.1 Kết quả hoạt động của Ngân hàng đến 30/6/2014.
Tổng nguồn vốn đạt 2.040.017 triệu đồng, tăng 181.119 triệu đồng so với đẩu năm, tỷ lệ tăng 9,32%, đạt 99% kế hoạch năm 2014. Trong đó: Vốn trung ương đạt 1.942.694 triệu đồng, tăng 165.847 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 8,96% đạt 99,1% kế hoạch. Nguồn vốn huy động tại địa phương 23.326 triệu đồng, tăng 5.272 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 22,66%, đạt 90% kế hoạch tăng trưởng năm 2014. Huy động từ tổ chức cá nhân 26.271 triệu đồng, tăng 4.477 triệu đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 32,15%, đạt 98,28% kế hoạch tăng trưởng năm 2014. Huy động thông qua Tổ TK&VV 47.726 triệu đồng, tăng 8.477 triệu đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 16,6%, đạt 62% kế hoạch tăng trưởng và đạt 92% chỉ tiêu kế hoạch năm 2014; có 96% tổ TK&VV, 58% tổ viên tham gia gửi tiết kiệm. Các huyện có tỷ lệ hộ tham gia gửi tiết kiệm thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh như: Gò Quao (72%); Vĩnh Thuận (75%); Giồng Riềng (85%), Tân Hiệp (85%); U Minh Thượng (87%); Kiên Hải (88%); An Biên (89%).
Doanh số cho vay đạt 70.979 triệu đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2013, với 5.405 lượt khách hàng vay vốn; các chương trình có doanh số cho vay lớn như: Hộ cận nghèo(71.250 tr); Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(81.995 tr), Học sinh-sinh viên(27.171 tr); Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn(78.547 tr), Giải quyết việc làm (20.204 tr).
Doanh số thu nợ đạt 71.123 triệu đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2013; các chương trình có doanh số thu nợ lớn như: Hộ cận nghèo(8.273 tr); Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn(81.995 tr), Học sinh-sinh viên(50.410 tr); Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn(59.009 tr), Giải quyết việc làm (21.321 tr).
Dư nợ ủy thác qua 04 Hội đoàn thể tỉnh quản lý đạt 2.013.018 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,6% dư nợ các chương trình cho vay của NHCSXH, với 4.565 tổ TK&VV, 161.552 hộ còn dư nợ. Trong đó: nợ quá hạn 19.664 triệu đồng, tỷ lệ 1,58%, giảm 8.375 triệu đồng so đầu năm, tỷ lệ giảm 0,52%, lãi tồn 40.582 triệu đồng, giảm 602 triệu đồng so đầu năm; nợ chiếm dụng còn tồn đọng 15 vụ, 112 hộ, số tiền gốc 367 triệu đồng.
4.1.2 Đánh giá chung Những mặt làm được Những mặt làm được
Đến cuối quý II/2014, chi nhánh đã tập chung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi dữ liệu toàn hệ thống và vận hành ổn định chương trình hiện đại hóa tin học; thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao về huy động vốn tăng 9,32% , dư nợ tăng 9,29% so với năm 2013; tỷ lệ nợ quá hạn 1,58%; nợ chiếm dụng còn 367 triệu đồng; công tác phòng chống tham nhũng được quan tâm thực hiện chấn chỉnh, sửa sai trong các mặt hoạt động sau kiểm tra, kiểm soát nội bộ được chú trọng; thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng được nhu cầu công việc.
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã huy động được nguồn lực về sức người, sức của để xác lập một hệ thống tín dụng chính sách riêng nhằm hỗ trợ cho hộ gia đình nghèo được vay vốn để sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống hàng ngàn hộ vay vốn đã thoát khỏi ngưỡng nghèo. Điều đó cho thấy hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã góp phần vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Với mô hình tổ chức hiện đại ngoài phương thức trực tiếp cho vay, NHCSXH còn cho vay ủy thác qua “kênh” bốn Hội, Đoàn thể (gồm: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn thanh niên) như là một phương thức đặc thù. Với thành phần quản lý nghiệp vụ theo mô hình như vậy giúp cho hoạt động tín dụng NHCS đi sâu vào đời sống thực tế, sâu trong nhân dân, tạo sự đồng thuận, quản lý vốn chặt chẽ nắm bắt nhu cầu kịp thời, cải thiện đời sống, tạo việc làm, HSSV đi học, nâng cao chất cuộc sống cho người dân. Hoạt động này mang lại hiệu quả toàn diện, không chỉ hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, mà còn góp phần củng cố vai trò và mối quan hệ chặt chẽ của các Hội đoàn thể, cấp Ủy, Chính quyền địa phương với NHCSXH và với người vay.
Việc áp dụng quy chế xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn của Ngân hàng khắc phục được khó khăn, trả được nợ cho Ngân hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Làm giảm các tệ nạn xã hội và còn tiêu trừ tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Đạt được những kết quả trên là do có sự chỉ đạo từ các Bộ, ngành Trung ương từ việc ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp theo từng giai đoạn;
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH. Có sự đoàn kết nhất trí và tập trung với tinh thần trách nhiệm cao, cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh đã tiếp thu, quán triệt các nhiệm vụ được giao từ đó cụ thể hoá bằng các kế hoạch, chương trình để tổ chức triển khai thực hiện với sự tâm huyết nhiệt tình, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ với khối lượng công việc ngày càng cao.
Tóm lại từ thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Những tồn tại hạn chế
Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động của Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Một số chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đạt thấp so với Nghị quyết Ban đại diện HĐQT tỉnh đề ra như: chỉ tiêu tăng trưởng huy động tiền gửi từ tổ chức, cá nhân và chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ năm 2014 do một số đơn vị chậm triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao.
- Tình trạng lãi tồn đọng cao, chậm thu hồi, nguyên nhân chủ yếu do người vay trong quá trình sản xuất, chăn nuôi gặp rủi ro do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, ốm đau thường xuyên nên hộ vay gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ, trả lãi. Thường thì Ngân hàng Chính sách phải dùng biện pháp xử lý nợ theo quy định của Chính phủ.
- Chính quyền cấp xã một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát bổ sung kịp thời hộ nghèo vào danh sách để vay vốn NHCSXH; một số nơi công tác xử lý nợ chưa thường xuyên, liên tục, các Tổ đôn đốc xử lý nợ cấp xã một số nơi chưa phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động.
- Một số nơi công tác quản lý vốn ủy thác của Hội đoàn thể còn hạn chế chưa chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích.
- Một số Tổ trưởng chưa thực hiện đúng quy chế hoạch động của tổ, đặc biệt là công tác tuyên truyền để người vay hiểu hết ý nghĩa của chính sách tín dụng còn một bộ phận người vay có tư tưởng ỷ lại chưa tự lực vươn lên thoát nghèo.
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIANG TỚI.
4.2.1 Đối với Ngân hàng.
Triển khai kịp thời các chính sách tín dụng mới của Chính phủ, các cơ chế cho vay của NHCSXH, tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Hướng đầu tư tập trung vào các mô hình, dự án tập trung, phát triền nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch huy động tiết kiệm hàng năm, giao chỉ tiêu cho chính quyền, Hội nhận uỷ thác cấp xã để tuyên truyền vận động các tổ chức tổ chức, cá nhân, dân cư trên địa bàn tham gia gửi tiền tiết kiệm.
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 để tiếp tục tranh thủ đối với UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm trích từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi Ngân sách tỉnh để chuyển sang NHCSXH tỉnh cho vay.
Tích cực tham mưu trong việc nâng cao vai trò hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện; Ban giảm nghèo xã, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ấp trong việc điều hành chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao, chủ trì các cuộc họp bình xét vay vốn, xử lý thu hồi nợ, xử lý nợ rủi ro tại cơ sở được kịp thời đúng đối tượng.
Nâng cao hiệu quả phương thức uỷ thác qua các Hội đoàn thể với sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của Hội đoàn thể trong hoạt động uỷ thác; đảm bảo Hội các cấp phải có cán bộ chuyên trách, nhiệt tình và thông rõ nghiệp vụ uỷ thác.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các tổ TK&VV; vai trò của Tổ phó được nâng lên cùng với Tổ trưởng trong việc quản lý Tổ; đảm bảo hài hoà giữa việc tổ chức tổ TK&VV theo tổ chức Hội đoàn thể và theo địa bàn dân cư.
Phối hợp đào tạo, tập huấn cán bộ làm uỷ thác, Ban quản lý Tổ TK&VV đảm bảo các kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng; kiểm tra; giám sát; phát hiện, phòng ngừa rủi ro; thông thạo các nghiệp vụ tín dụng chính sách và khả năng tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn hộ vay sử dựng vốn hiệu quả.
Tăng cường hoạt động Điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn; duy trì bền vững lịch giao dịch cố định, các giao dịch giữa hộ vay với NHCSXH đều
dưới sự theo dõi giám sát của chính quyền cấp xã, ấp, các Hội đoàn thể, tổ TK&VV và người dân, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người dân.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng của Chính phủ, để mọi người hiểu rõ về chức năng hoạt động của NHCSXH; nhằm làm chuyển biến ý thức trách nhiệm của toàn thể xã hội tham gia thực hiện quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước.
Ngân hàng cần tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác triển khai thực hiện tốt vốn vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm nhanh chóng giải ngân vốn quay vòng, tích cực thu hồi vốn đến hạn.
Để tăng nguồn vốn cho vay đến nông thôn Ngân hàng cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất ở những địa phương có trình độ dân trí thấp. Ngân hàng ngoài việc cho vay cần có chủ trương hướng dẫn người dân sử dụng đồng vốn hợp lý giúp họ xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro.
Ngân hàng cần tập trung chỉ đạo các huyện có nợ quá hạn quá cao; thành lập tổ giúp một số địa phương xử lý nợ quá hạn cao, nợ xấu, nợ chiếm dụng; rà soát, phân loại nợ xấu thành từng nhóm cụ thể để xử lí kịp thời và chính xác. Cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng đối với công tác xử lí nợ có rủi ro, cần đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ xử lí rủi ro vì đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Đôn đốc việc thu lãi đến hạn không nên để lãi tồn đọng.
Ngân hàng cần quan tâm nâng cao năng lực và tự chủ tài chính của trên cơ sở đa dạng hóa nguồn vốn, tăng cấp bổ sung vốn điều lệ, khuyến khích vốn ủy thác và vốn dành cho các chương trình an sinh xã hội, mở rộng phát hành trái phiếu và vay từ vốn ODA, đồng thời, tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, qua đó tạo ý thức tiết kiệm cho người nghèo, tạo nguồn vốn trả nợ, tạo ra sự gắn bó trách nhiệm với tổ vay vốn.
4.2.2 Đối với Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn họp để xét duyệt cho vay đúng người, đúng đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thiếu vốn sản xuất, giúp họ có điều kiện sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng chiếm dụng vốn của NHCSXH, tuyên truyền sâu rộng để cảnh báo và rút kinh nghiệm nhằm hạn chế tiêu cực ở các địa phương khác trong toàn tỉnh.
Tại các tổ vay vốn, tổ nhân dân tự quản địa phương tổ chức định kỳ họp dân để thông tin tuyên truyền và vận động hộ nghèo về ý thức sử dụng vốn