Là 1 trong số 64 chi nhánh trực thuộc NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang được thành lập ngày 14/01/2003 theo Quyết định số 77/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng đã có sự phát triển về quy mô và tổ chức.
Về quy mô, hiện nay toàn tỉnh gồm 5 phòng nghiệp vụ, 13 phòng giao dịch các huyện, thị xã, 145 điểm giao dịch lưu động và 4.476 tổ TK&VV.
Về công tác tổ chức cán bộ, toàn chi nhánh có 145 cán bộ.
Hiện nay trụ sở của Ngân hàng đặt tại số 80, Ngô Quyền, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3.1.3 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang. Giang.
Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Kiên Giang bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc, 5 phòng ban và các phòng giao dịch huyện tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám đốc.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
- Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
- Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, làm việc, tiếp khách của cán bộ chi nhánh NHCSXH.
- Quyết định bổ nhiệm, điều động, miễm nhiệm đối với trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Trưởng phòng Hành chính tổ chức, và các phó phòng của Ngân hàng, các Giám đốc, phó Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.
- Ký hợp đồng nhận vốn ủy thác, hợp đồng ủy thác cho vay và các hợp đồng khác có lien quan đến hoạt động của Ngân hàng.
Các Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã Các Phòng nghiệp vụ Các Phó giám đốc Giám đốc Phòng giao dịch Quận Huyện Phòng giao dịch Quận Huyện Phòng giao dịch Quận Huyện Phòng giao dịch Quận Huyện Hành chính Tổ chức Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng Kế toán Ngân quỹ Tin học Kiểm tra Kiểm toán nội bộ
Phó Giám đốc
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành lĩnh vực hoạt động tín dụng và kế toán ngân quỹ, tin học tại chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng, tài chính, tin học, ký thay giám đốc các văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạch động tín dụng và kế toán tài chính, tin học.
- Điều hành các mặt nghiệp vụ khác theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
- Nhận xét đánh giá đối với những cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý lien quan đến công tác bổ nhiệm, miễm nhiệm, nâng lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
Không được ủy quyền cho người khác.
Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về hoạt động tín dụng NHCSXH.
- Thực hiện kế hoạch tín dụng đã được cấp trên phê duyệt cho chi nhánh. - Theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện các hoạt động tín dụng, hợp đồng ủy thác với các tổ chức hội đoàn thể.
- Tổ chức thực hiện các cơ chế nghiệp vụ tín dụng của ngành.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch và nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Tổ chức thu - chi tiền mặt, bảo quản an toàn tiền và các loại giấy tờ có giá.
- Trực tiếp thực hiện hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác vào hệ thống tài khoản thống nhất của NHCSXH.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính được phê duyệt tại chi nhánh.
- Lưu trữ bảo quản các loại chứng từ kế toán, các loại hồ sơ tín dụng theo quy định.
Phòng Tin học
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược phát triển hệ thống công nghệ thông tin cho toàn tỉnh.
- Nghiên cứu các chương trình phần mềm, hệ thống mạng để đảm bảo vận hành thông suốt trong toàn tỉnh.
- Quản lý hệ thống tin học tại Hội sở tỉnh và các Phòng giao dịch huyện thị.
Phòng Hành chính - Tổ chức
-Bộ phận hành chánh:
+ Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. + Tiếp nhận, lưu trữ các loại công văn, giấy tờ đi và đến, đồng thời chuyển đến các địa chỉ thích hợp.
+Quản lý máy móc chuyên dùng, phương tiện đi lại, con dấu. + Đảm bảo an toàn tài sản và an ninh trật tự cơ quan.
- Bộ phận tổ chức cán bộ và đào tạo
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng nội quy cơ quan và quy chế phối hợp trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, đoàn thể trong chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
+ Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, nghỉ theo chế độ.
+ Quản lý hồ sơ cán bộ, hoàn thiện hồ sơ thủ tục đối với cán bộ bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, nghỉ theo chế độ.
Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh tỉnh và các đơn vị trực thuộc theo đề cương của Tổng Giám đốc, Ban đại diện HĐQT, Giám đốc NHCSXH tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ tín dụng, kế toán, kiểm tra tính trung thực hợp lý báo cáo tài chính.
- Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo lien quan đến hoạt động của NHCSXH.
3.1.4 Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Kiên Giang
3.1.4.1 Điều kiện để được vay vốn
- Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã xác nhận theo danh sách 03/TD.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèodo Bộ LĐ-TB&XH công bố từng thời kỳ.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
- Hộ nghèo phải tham gia Tổ TK&VV trên địa bàn.
3.1.4.2 Mức cho vay
Mức cho vay tối đa của chương trình cho vay hộ nghèo là: 30 triệu đồng/1hộ (bao gồm cả nhu cầu SXKD và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, chi phí học tập cho con em học trường phổ thông).
3.1.4.3 Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với trường hợp cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông).
NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: - Mục đích sử dụng vốn vay của người vay.
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ SXKD). - Khả năng trả nợ của người vay.
- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
3.1.4.5 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay: 0,6 %/tháng;Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
3.1.4.6 Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) - Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
- Biên bản họp tổ TK&VV (mẫu 10/TD). - Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD).
Qui trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH VN được trình bày ở hình 3.2.
(1) (7) (6) (8) (2) (3) (4) (5)
Hình 3.2 : Quy trình cho vay hộ nghèo
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).
Bước 5:UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8:Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.
3.1.5 Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang.
Thuận lợi
- Nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, UBND tỉnh, chính quyền địa phương và sự tin tưởng từ người dân.
Tổ TK&VV Người vay UBND cấp xã NHCSXH Tổ chức CT – XH cấp xã
Khó khăn
- Cơ chế tạo lập nguồn vốn chưa có tính ổn định lâu dài; cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý; chưa tiếp cận được các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp.
- Công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tượng này.
- Ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo là hết sức mong manh nên nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là rất khó khăn.
Định hướng phát triển của NHCSXH.
- Để phù hợp với giai đoạn phát triển mới và tiến hành công cuộc tái cơ
cấu, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020. Chiến lược phát triển của NHCSXH là chiến lược nâng cao năng lực và hiệu quả của một định chế tài chính Nhà nước nhằm thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội. Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 với mục tiêu tổng quát là “Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nước; đồng thời, phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trơ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
- Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới; cán bộ, viên chức toàn hệ thống có việc làm ổn định, có chế độ lương, thưởng, phúc lợi phù hợp; hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro hoàn chỉnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CẤU NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.
3.2.1 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức chênh lệch thu-chi trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Việc phân tích bảng này giúp chúng ta thấy được những khoản chi phí hợp lí và chưa hợp lí hay hay phát hiện ra lĩnh vực có thể mang thêm thu nhập cho Ngân hàng. Trong năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nhưng đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội nói chung và NHCSXH Kiên
Giang nói riêng tình hình hoạt động vẫn đạt được hiệu quả tốt, cụ thể số liệu được thể hiện qua bảng 3.1.
- Về thu nhập:
Từ số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH tỉnh Kiên Giang cho thấy thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 cụ thể: thu nhập năm 2012 đạt 103.601 triệu đồng tăng 15.985 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 18,2% so với tổng thu nhập năm 2011. Đến năm 2013 thu nhập của Ngân hàng đạt 127.822 triệu đồng, tăng 23.4% so với năm 2012. Sang những tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh thu lãi theo dư nợ khoán đạt 103.246/111.795 triệu đồng, trong đó có 02 đơn vị đạt tỷ lệ tỷ lệ thu lãi khoán trên 98% là Hội sở tỉnh (107,05%), Hòn Đất (98,60%); còn các đơn vị thu lãi dưới 98% như Phú Quốc(97,44%), Kiên Lương (96,90%), Hà Tiên (96,85%)....Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do thu nhập từ lãi tăng, thực hiện quyết định 579/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, khi thu lãi Ngân hàng thực hiện giảm trừ những lãi suất đối với những chương trình có lãi suất nhỏ hơn 4%/năm (lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm) điều này đã tác động mạnh tâm lý trả nợ của khách hàng. Mặt khác, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức nhận ủy thác thực hiện kiển tra, giám sát đảm bảo các khoản vay đúng đối tượng và đúng mục đích sử dụng nên khách hàng vay vốn thu được lợi nhuận và trả nợ cho Ngân hàng, riêng tập thể cán bộ Ngân hàng đã trực tiếp, đôn đốc hỗ trợ khách hàng trong thời gian vay vốn. Khoản thu nhập từ lãi vay là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng, và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
- Về chi phí:
Thu nhập tăng đi kèm với chi phí tăng, đây là xu hướng tất yếu. Chính vì thế chi phí năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, tăng 5.313 triệu đồng tương ứng 11,3%. Sang năm 2013 thì chi phí của Ngân hàng tiếp tục tăng thêm 5.667 triệu đồng, tương ứng 10,8% so với chi phí năm 2012. Nguyên nhân là do những khoản chi khác tăng như: chi nộp thuế, chi cho nhân viên, chi trợ cấp…bên cạnh đó Ngân hàng còn chịu những khoản chi phí khá lớn cho việc giao dịch xã do đặc thù tỉnh Kiên Giang là có nhiều huyện đảo nên việc thuê tàu, thuyền cungc làm tăng chi phí . Ngoài ra, Ngân hàng rất coi trọng nguồn nhân lực nên cần chi cho cán bộ đi học nghiệp vụ để phục vụ cho việc công tác được hiệu quả hơn.
Bảng 3.1 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH tỉnh Kiên Giang từ năm 2011-6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang, năm 2011-6 tháng 2014.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30/6/2013 30/6/2014 2012 so với 2011 2013 so với 2012
30/6/2014 so với 30/6/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 87.616 100,0 103.601 100 127.822 100 56.102 100 64.329 100 15.985 18,2 24.221 23,4 8.227 14,66 TN từ lãi 85.658 97,7 101.934 98,4 126.425 98.9 55.479 99 63.714 99 16.276 19 24.491 24 8.235 14,8 TN từ hoạt động dịch vụ 1.912 2,18 1.600 1,5 1.287 1,0 572 0,89 491 0.76 (312) (19,5) (313) (19.56) (81) (13,7) TN khác 46 0,12 67 0,1 110 0.1 52 0,11 125 0.24 21 45,6 43 64 73 140 Chi phí 46.876 100 52.189 100 57.856 100 24.721 100 27.424 100 5.313 11,3 5.667 10,8 2.703 10,9 CP lãi 316 0,68 756 1,4 1.293 2,2 550 2,2 868 3,1 440 1,4 537 71 318 57,8 CP hoạt động dịch vụ 15.836 33,8 18.182 33 24.976 43,2 11.009 44,5 13.118 47,8 2.346 14,8 6.794 37,4 2.109 19,16 CP khác 30.724 65,52 33.251 65.6 31.587 54,6 13.162 53,3 13.438 49,1 2.527 8,2 (1.664) (5,0) 276 2,1 Chênh lệch 40.740 51.412 69.966 31.381 36.905 10.672 26,2 18.554 36 5.524 17,6