Khái quát về nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 40 - 43)

hội tỉnh Kiên Giang qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

Trong quá trình hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, đặc biệt là sự qua tâm giúp đỡ của hệ thống các của các NHTM quốc doanh, nguồn vốn của NHCSXH không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn, Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang, 2011- 6 tháng 2014 được trình bày ở bảng 3.2.

Từ bảng 3.2 cho thấy nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng cao cụ thể là: năm 2012 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 1.730.624 triệu đồng, tăng 197.484 triệu đồng so với năm 2011 trong đó vốn trung ương chiếm tỷ trọng cao nhất 1.657.243 triệu đồng hay tỷ lệ 95,8%, tăng 177.984 triệu đồng hay tỷ lệ 12%, vốn địa phương chiếm 28.260 triệu đồng giảm 4.285 triệu đồng hay tỷ lệ 13,1%, vốn huy động chiếm 44.926 triệu đồng tăng cao 23.950 triệu đồng, tỷ lệ 112% .

với năm 2012 trong đó vốn trung ương tăng 164.382 triệu đồng, tỷ lệ 9,9%, vốn địa phương thì vẫn tiếp tục giảm 4.934 triệu đồng, tỷ lệ 17,4%, vốn huy động tăng 22.458 triệu đồng, tỷ lệ 50%. Và chỉ mới 6 tháng đầu năm 2014 mà nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng khá cao 214.311 triệu đồng, tỷ lệ 11,2% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Từ những phân tích trên cho thấy tồn tại một số nguyên trong công tác huy động vốn:

Một là, tỷ trọng của nguồn vốn tăng cao về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn qua các năm là do đặc thù của hoạt động NHCSXH là sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách được bộ tài chính cấp hàng năm để hoạt động theo quy mô và mở rộng các chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

Hai là, nguồn vốn địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và giảm dần qua các năm về tỷ lệ và số tuyệt đối nguồn vốn này chủ yếu nhận từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện. Mặt khác do nguồn vốn sử dụng từ ngân sách cấp trên tăng cao nên tỷ trọng nguồn vốn địa phương giảm.

Ba là, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng đã có sự tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ tăng khá cao nguồn vốn này tăng chủ yếu là nhờ vào tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có trả lãi và huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người nghèo.

Tóm lại, hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang chủ yếu là sử dụng ngân sách cấp trên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất lớn và giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động của Ngân hàng. Còn lại vốn địa phương và vốn huy động chiếm vị trí nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao hai nguồn vốn này.

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang, 2011- 6 tháng 2014.

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo nguồn vốn hoạt động NHCSXH tỉnh Kiên Giang, 2011- 6 tháng 2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30/6/2013 30/6/2014

2012 so với

2011 2013 so với 2012 30/6/2014 so với

30/6/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng NV 1.533.140 100 1.730.624 100 1.942.335 100 1.825.706 100 2.040.017 100 197.484 12,9 211.711 12,2 214.311 11,7 1.Vốn TW 1.479.259 96,5 1.657.243 95,8 1.851.625 95,3 1.753.225 96 1.942.694 95,2 177.984 12 164.382 9,9 189.469 10,8 2. Vốn địa phương 32.545 2,12 28.260 1,6 23.326 1,2 24.955 1,37 23.326 1,2 (4.285) 13,1 (4.934) (17,4) (1.625) (6,5) 3. Vốn huy động 21.336 1,38 44.926 2,6 67.384 3,5 47.526 2,63 73.997 3,6 23.950 112 22.458 50 26.451 55,6

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 40 - 43)