Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số cách hiểu biết về khái niệm kỹ năng, kỹ năng toán học và một số vấn đề về kỹ năng giải toán, của một số nhà khoa học; nêu được vai trò của kỹ năng toán học.
Rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình, bất phương trình ở trường THCS đóng vai trò quan trọng trong dạy học toán. Việc hiểu rõ rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình, bất phương trình giúp giáo viên tổ chức, điều khiển tốt quá trình lĩnh hội tri thức theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh hợp lý, nâng cao khả năng tư duy, khả năng sáng tạo cho học sinh. Hình thành cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả, chất lượng. Việc rèn luyện kỹ năng giải toán phương trình, bất phương trình cho học sinh là rất cần thiết bởi qua đó giúp học sinh học tập tích cực, kích thích tính sáng tạo của học sinh trong học tập và trong cuộc sống.
CHƯƠNG 2
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ KỸ NĂNG GIẢI TOÁN PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH GIẢI TOÁN PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH
2.1. Kỹ năng giải toán phương trình, bất phương trình
Dạy toán là dạy kiến thức, kỹ năng, tư duy và tính cách. Trong đó kỹ năng có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì nếu không có kỹ năng thì sẽ không phát huy được tư duy của học sinh.
Rèn luyện kỹ năng là một yêu cầu quan trọng đảm bảo mối quan hệ giữa học với hành. có nhiều kiểu phân chia kỹ năng phù hợp với từng “mảng” kiến thức, từng nội dung môn học. Nhưng tựu trung lại cần rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng nhắc lại, kỹ năng nhận thức, kỹ năng hoạt động chân tay, kỹ năng xử sự (theo cách phân loại của de ketele). đây là những kỹ năng không chỉ được rèn luyện khi giải toán phương trình mà còn được rèn luyện trong suốt chương trình trung học, ở tất cả các nội dung và tất cả các môn học. tất nhiên sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, khi dạy học ta thường rèn luyện kỹ năng ở dạng “phức hợp’ tức là trên một nội dung kiến thức cụ thể, ta không chỉ rèn luyện một loại kỹ năng cơ bản đơn lẻ, vì một kỹ năng có thể là hỗn hợp của nhiều loại kỹ năng cơ bản. Chẳng hạn kỹ năng vẽ đồ thị bao gồm cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng hoạt động chân tay và kỹ năng xử sự. Vì để vẽ được đồ thị người ta không những cần phải biết vẽ như thế nào (kỹ năng nhận thức) mà còn phải biết những động tác để vẽ được đồ thị (kỹ năng hoạt động chân tay) và cần vẽ đồ thị chính xác, đẹp (kỹ năng xử sự). Đối với chủ đề phương trình và bất phương trình ta cần rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thuộc về nhóm kỹ năng nhận thức và vận dụng. có thể kể ra một số kỹ năng sau: