Phƣơng pháp dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 37 - 57)

I- 1 Lí do chọn đề tài

1.4.Phƣơng pháp dạy học hợp tác

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.Phƣơng pháp dạy học hợp tác

1.4.1. Sơ lược lịch sử vấn đề.

Phương pháp dạy học hợp tác bao hàm phương pháp dạy của Thầy và phương pháp học của trò. Theo D.Johnson và Holubec (1990): Học tập hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học. Có năm đặc điểm quan trọng nhất mà mỗi giờ học hợp tác phải đảm bảo được là: sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân; sự tác động qua lại; các năng lực xã hội và đánh giá nhóm. Theo J.Cooper và các tác giả khác (1990): Học tập hợp tác là

một chiến lượt học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách có hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. Hai an hem David W.John và Roger T.Johnson đã đưa ra quan điểm rằng phương pháp dạy học hợp tác được coi như là cách thức để phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực giữa các mối quan hệ người – người nhằm đạt được mục tiêu xã hội là loài người ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Theo D.Johnson và R.Johnson, năm 1983: nơi nào thực sự áp dụng học hợp tác, nơi đó HS học được nhiều hơn, nhà trường dường như tốt hơn, HS thân thiện với nhau hơn, tự trọng hơn và học các kỹ năng xã hội có hiệu quả hơn.

Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó, các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ và giữa các nhóm với nhau nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và rèn luyện phong cách sống cho HS. Nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người, chúng ta nhận thấy: hợp tác là phương thức tất yếu không thể thiếu cho sự tồn tại của xã hội. Xã hội loài người tồn tại được là do sự hợp tác giữa các con người với nhau. Chính vì vậy, dạy học hợp tác cho HS nhằm tạo tiền đề và phát triển khả năng hợp tác của con người nhằm tạo nên một xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại.

Dạy học hợp tác không chỉ nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội kiến thức, mà còn đạt được mục đích cao hơn, đó là dạy cách sống cho HS. Đặc điểm của dạy học hợp tác là nó tạo nên sự chấp nhận, tôn trọng, liên kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tượng trong giáo dục. Dạy học hợp tác khẳng định tầm quan trọng của sự ủng hộ về mặt xã hội. Trong học tập hợp tác, sức ép thành tích luôn đặt ra phù hợp và cân bằng với mức độ của sự ủng hộ về mặt xã hội, tức là thách thức và ủng hộ được duy trì ở thế cân bằng. Để đạt được thành tích trong học tập, các HS cần cùng nhau tìm kiếm và khai thác các thông tin. Việc học tập hợp tác sẽ giúp HS làm được điều đó. Trong học tập hợp tác, khả năng thành công và ý nghĩa của thành công lớn hơn rất nhiều, bởi vì HS thực sự coi thành công như một phần thưởng tinh thần bên trong hơn là phần thưởng bên ngoài cho thành tích đạt được. Người tham gia học tập hợp tác có khuynh hướng vươn lên theo

động lực nội tại của mình, vì vậy sự xuất hiện cảm xúc, tình cảm tích cực sẽ mạnh hơn các hình thức học cá nhân và học tranh đua. Như vậy để mang lại thành tích và sản phẩm tốt nhất thì việc làm cùng nhau nhằm đạt đến mục tiêu chung là một trong những nguyên lý quan trọng nhất của tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội. Học tập hợp tác sẽ khẳng định rõ điều đó khi có các mục tiêu học tập quang trọng, đòi hỏi sự thông thạo kiến thức, kỹ năng và khả năng ghi nhớ dài hạn. Đặc biệt khi nhiệm vụ học tập phức tạp, khi cần đến nhiều cách suy nghĩ khác nhau, khi cần tập hợp các cách lập luận cũng như khi cần phát triển tư duy phê phán.

1.4.2. Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác

“Phương pháp dạy học hợp tác là cách thức hoạt động và giao lưu hợp tác của thầy gây nên hoạt động và giao lưu hợp tác của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức và kĩ năng xã hội”.

Khi tổ chức dạy học hợp tác, mỗi học sinh có thể được học tập trong một nhóm, có sự tương tác của các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung. Trong phương pháp dạy học hợp tác, vai trò của giáo viên là người tổ chức, điều khiển việc học của học sinh thông qua học hợp tác bằng thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của hcọ sinh là người học tập trong sự hợp tác. Hợp tác vừa là phương tiện vừ là mục tiêu dạy học.

Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các học sinh trong một nhóm hợp tác giữa các nhóm, hợp tác giữa học sinh với giáo viên. - Hợp tác trong nhóm học sinh bao gồm các bước sau;

a) Cá nhân tự nghiên cứu (hoạt động tư duy độc lập).

b) Thảo luận nhóm (hoạt động tư duy hội thoại có phê phán). c) Trình bày kết quả của nhóm (hoạt động tư duy tổng hợp).

1.4.3. Cơ sở khoa học về PPDH hợp tác

a) Cơ sở triết học

Học là quá trình nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, để từ đó tạo ra nội lực và ngoại lực thúc đẩy sự phát triển của bản thân người học. Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định “Mọi sự vật hiện tượng

trong thế giới khách quan đều vận động và phát triển không ngừng”. Nguyên nhân của sự vận động và phát triển là nảy sinh, giải quyết liên tục các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mà mâu thuẫn bên trong là sự thúc đẩy chủ yếu. Tuy nhiên “Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển”, nên cần phát hiện mâu thuẫn một cách kịp thời và phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn để giải quyết. Cơ sở để giải quyết mâu thuẫn là sự kết hợp hài hòa, toàn diện giữa lợi ích và nhu cầu, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc [4].

Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của tập thể. Cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất định. Thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Lợi ích hình thành nên sự liên kết giữa cá nhân và tập thể, sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan trong quan hệ cá nhân và tập thể là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lành mạnh. Trong quá trình vận động, phát triển của cá nhân và tập thể, tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể phát triển tốt thì phải chống lại hai khuynh hướng cực đoan là tuyệt đối hóa tập thể, hoặc ngược lại, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Đây là hai khuynh hướng phải loại trừ vì nó có hại cho sự phát triển tập thể và cá nhân [4].

Như vậy trong quá trình DH, HS là chủ thể tích cực tự giác hoạt động học tập, có nhu cầu từ bên trong, nảy sinh nhiều mối quan hệ giữa thầy với cá nhân trò, giữa thầy với tập thể trò, giữa cá nhân trò với cá nhân trò, giữa tập thể trò với tập thể trò vì vậy phải có sự giao lưu giữa mối quan hệ đó. Quá trình tự nghiên cứu, cá nhân hóa việc học phải biết kết hợp với việc hợp tác các bạn cùng nhóm, cùng lớp... một cách khăng khít. Do đó có thể thấy được phương pháp DHHT TN dựa trên nguyên lý về mối liên hệ của phép duy vật biện chứng giữa cá nhân - tập thể của triết học duy vật biện chứng.

b) Cơ sở tâm lý học

Mô hình tâm lí trong quá trình học tập có thể biểu diễn nhƣ sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình tâm lý trong quá trình học tập

Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực, tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Như vậy, để đạt được sự tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập thì phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng khởi đầu trong quá trình học là: nhu cầu, động cơ và hứng thú. DH hợp tác nhóm là PPDH phù hợp với cả ba yếu tố của người học:

- Nhu cầu thông qua hoạt động nhóm:

Nhu cầu là đòi hỏi con người có những điều kiện nhất định để phát triển. Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lại giữa 2 yếu tố: môi trường bên ngoài và trạng thái bên trong của từng chủ thể.

Để xuất hiện nhu cầu, cá nhân phải trải qua quá trình hình thành động cơ, nhu cầu là cơ sở của sự hình thành động cơ. Vậy nhu cầu và động cơ khác nhau như thế nào? “Nhu cầu là sự đòi hỏi cụ thể một cái gì đó, còn động cơ là sự lập luận việc giải quyết thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đã chỉ ra trong môi trường chủ quan, khách quan nào đó.” Sự phát triển trí tuệ, giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng nhất để hình thành động cơ.

Trong quá trình hoạt động học hợp tác, động cơ người học được hình Động cơ - Nhu cầu

Hứng thú

Tự giác Sáng tạo

thành và phát triển một cách tự giác. Có thể nói HTHT TN là sự tương tác HS với HS, HS với tri thức và HS với giáo viên, trong đó tương tác HS với HS được chú trọng hơn so với phương pháp khác, chính điều này giúp cho việc thảo luận đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, HTHT TN là môi trường học tập, môi trường giao lưu tốt vừa tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu của người học trong quá trình hình thành động cơ diễn ra tích cực, tự giác.

Hứng thú nhận thức chính là hứng thú học tập, hứng thú đối với tìm hiểu khoa học, nó có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân người học. Hứng thú nhận thức được xuất phát từ động cơ, và nhu cầu của quá trình nhận thức, được duy trì trong suốt qua trình nhận thức không chỉ bởi nội dung mà còn bởi PP nhận thức. Điều đó đòi hỏi người GV phải luôn biết linh hoạt lựa chọn PPDH phù hợp để tạo được hứng thú và duy trì hứng thú cho HS.

Theo tác giả Lê Văn Hồng [18]: Lứa tuổi HS –THCS còn gọi là tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí này có một nhu cầu rất mạnh mẽ và quan trọng là đang ở độ tuổi của thời kỳ quá độ chuyển từ trạng thái thiếu niên sang lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này có sự chuyển biến đặc biệt về tâm lý, thể chất, sự phát dục và hình thành phẩm chất mới của nhân cách. Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè. Mối quan hệ của học sinh THCS còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan hệ mới thông qua hoạt động học tập của các em. Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè vì một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em có nguyện vọng được hoạt động tập thể, có những đồng chí, bạn bè thân thiết, tin cậy; Mặt khác cũng biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình. Ở lứa tuổi này khả năng tư duy và lập luận được hình thành nhưng chưa bền vững do đó các em rất cần sự trao đổi học hỏi ở thầy và các bạn [18]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó, ta thấy phương pháp DHHT góp phần tăng cường hoạt động của HS, tạo bầu không khí thoải mái để người học tích cực có thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, nhận thức được bản thân mình và người

khác, đồng thời cách dạy này giúp cho HS có những so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hành vi của bạn và của bản thân.

c) Cơ sở lý luận dạy học

Theo Phạm Minh Hạc, nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động. Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao, nhà trường hoạt động coi trọng cung cách làm việc tập thể, hình thành nhân cách bản thân, tôn trọng nhân cách người khác, phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ, làm cho học sinh tự thay đổi bên trong. Hoạt động cùng nhau, hợp tác giữa thầy trò, hợp tác giữa trò – trò có một tác dụng lớn gắn kết các hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm [19].

Quan điểm về “Vùng phát triển gần nhất” đã khẳng định rằng sự học ở vùng phát triển gần nhất là tốt, và nó kéo theo sự phát triển. Nếu tổ chức DHHT, sự tác động của GV đến HS được khúc xạ qua nhóm. Trong nhóm, sự tương tác giữa HS với HS gần trình độ nhau nên các tác động DH của GV sau khi khúc xạ qua nhóm dễ tác động vào vùng phát triển gần nhất của HS. Điều này giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức một cách hiệu quả hơn và mọi HS cũng có cơ hội được học tập và phát triển .

Trong DH, việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là hoạt động cá nhân, con người có tự lực học tập mới biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được thành tri thức bản thân. Tuy nhiên, việc kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể lại mang một ý nghĩa DH hoàn toàn mới. Tri thức mà HS lĩnh hội được thông qua sự tự lực cá nhân đuợc hợp tác, giao lưu giữa các thành viên trong nhóm giúp quá trình DH đạt mục tiêu.

Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu DH thông qua sự hợp tác, sự khích lệ bạn học chính là những tác động tích cực thúc đẩy, tạo nên động lực cho người học, còn sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy cá nhân hoạt động để khẳng định mình.

Để tổ chức hoạt động học, không chỉ sử dụng các PP nhận thức học tập mà còn phối hợp với PP giao tiếp, hợp tác nhằm giúp HS giải quyết các nhiệm

vụ học tập một cách có hiệu quả hơn. HS không chỉ được hình thành các tri thức và phẩm chất trí tuệ mà còn cần có bản lĩnh giải quyết vấn đề trong môi trường thu nhỏ (nhóm lớp). Sau này, HS có khả năng thích ứng nhanh với các hoạt động thực tiễn xã hội.

Như vậy phương pháp DHHT một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể trong quá trình học tập.

d) Các thuyết là việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể và thuyết dạy lẫn nhau.

+ Thuyết làm việc đồng đội (tức là học tập mang tính xã hội): thuyết này có tư tưởng chính là khi các cá nhân làm việc cùng nhau và hướng tới một mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn. Từ đó sẽ giúp nhóm và giúp chính cá nhân trong nhóm đạt đến thành công. Để cùng thành công, nhóm thường tìm cách giúp đỡ những thành viên đặc biệt, mọi người đều có xu hướng vươn tới sự thống nhất và coi trọng thành viên của nhóm mình. Thuyết này đã được nhiều nhà Giáo dục học trên thế giới áp dụng thực

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 37 - 57)