Tƣơng tác trong dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 25 - 34)

I- 1 Lí do chọn đề tài

1.2.Tƣơng tác trong dạy học

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.Tƣơng tác trong dạy học

1.2.1 Yếu tố cơ bản của tương tác trong dạy học

a) Người học

Theo Jean-Marc Denonmme’ và Madeleine Roy “người học là người mà với năng lực cá nhân của mình tham gia vào một quá trình để thu lượm một tri thức mới”.

Người học - studium - có nghĩa là “cố gắng và học tập”. Người học bao hàm tất cả các đối tượng học. Người học là người có nhu cầu nhận thức, họ luôn luôn tìm cách để học và để hiểu về một tri thức mà họ quan tâm. Như vậy người học không phải là người được dạy mà là người chủ động chiếm lĩnh tri thức. Bản thân người học đã chứa đựng sự cam kết và trách nhiệm về mục đích học. Như vậy : Người học là người có nhu cầu nhận thức, luôn tìm cách chiếm lĩnh tri thức theo quá trình tư duy, bản thân họ đề ra những cam kết và ý thức trách nhiệm với chính bản thân việc học của mình.

+ Phương pháp học là cách thức người học tiến hành để thu lượm kiến thức hoặc kĩ năng mới. Mỗi người học đều có khả năng cần thiết để học.

+ Hành động học được khởi động bằng việc sử dụng nội lực của người học, hành động học luôn luôn thay đổi và phát triển cho đến khi đồng hóa được một tri trức mới.

+ Đặc điểm của người học: là chủ thể chính, tác nhân chính của quá trình đào tạo, Người học tự xác định được việc học là cho bản thân và do nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của chính mình.

+ Sự hứng thú của người học: Sự hứng thú là một đặc điểm tâm lí của con người. Dấu hiệu của sự hứng thú là sự mong muốn được tham gia hoạt động học. Khi đã tham gia học thì thái độ của người học rất phấn khởi và hành động thì tích cực chiếm lĩnh kiến thức. Sự tự tin là yếu tố khởi đầu tốt cho sự hứng thú.

+ Sự tham gia học tập: Sự tham gia của người học thể hiện ở những dấu hiệu sau: Xác định mục tiêu học tập trong toàn bộ quá trình cũng như từng giai đoạn cụ thể. Thực hiện chương trình học tập theo nhịp độ và khả năng của bản thân. Thường xuyên đánh giá quá trình học tập. Điều chỉnh, định hướng phương pháp học với người dạy.

Tóm lại: Người học cần có sự hứng thú, tham gia tích cực vào việc học của cá nhân được đặt trong môi trường học tập tập thể. Đặc biệt người học phải có trách nhiệm và sắn sàng chịu trách nhiệm trước việc học của cá nhân mình.

b) Người dạy

Quan niệm về “người dạy” trong tương tác sư phạm là người hướng dẫn, lập kế hoạch, mục tiêu, phương pháp đánh giá. Người dạy là người hỗ trợ sư phạm, tạo điều kiện dễ dàng cho phương pháp sư phạm hữu ích và thành công. Người dạy là người khởi xướng, kích hoạt sự hoạt động tích cực của học sinh. Người dạy cần thực hiện ba hoạt động cơ bản là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động cho người học và hợp tác.

c) Môi trường

Môi trường là tập hợp phức tạp các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động vào việc dạy và học. Môi trường bao gồm thế giới vật chất, xã hội và văn

hóa. Trong mỗi đất nước đều có những cơ chế chính trị, gia đình và nhà trường tạo nên nền tảng môi trường của xã hội.

Môi trường bên ngoài gồm môi trường vật chất, nhà trường, gia đình, xã hội, người dạy và người học.

Môi trường bên trong gồm tiềm năng trí tuệ, cảm xúc, giá trị, vốn sống, phong cách học, nhân cách….

Để có được môi trường thân thiện thì người giáo viên cần:

- Năng động và sự đáp ứng sự đa dạng, sự thay đổi của môi trường và nhu cầu của học sinh ở các mức độ năng lực khác nhau.

- Giúp cho học sinh cảm nhận được an toàn, được yêu thương tôn trọng, được hiểu, thông cảm và cảm thấy mình có giá trị trong mắt mọi người. Môi trường thân thiện bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lí.

Trong việc xây dựng môi trường vật chất của lớp học giáo viên cần chú ý tới các đặc điểm: Tầm nhìn, tiếp cận, tập trung chú ý, đồ dùng trực quan, ánh sáng, âm thanh

1.2.2. Các tương tác trong dạy học

a) Ảnh hưởng

Trong từ điển Tiếng Việt (tác giả Trần Hằng - Bình Minh - 2007- NXB văn hóa thông tin) thì ảnh hưởng là động từ chỉ tác dụng làm cho vật và người bị tác động ít nhiều chịu sự chi phối. Nghĩa thứ hai của từ “ảnh hưởng” là chỉ uy tín và thể lực.

Ảnh hưởng trong tương tác sư phạm được hiểu theo cả hai nghĩa trên, song nghĩa thứ hai được quan tâm nhiều hơn. Ảnh hưởng trong tương tác sư phạm là sự tác động tốt hoặc không tốt đến quá trình dạy học.

b) Thích nghi

Theo nghĩa từ điển thì “Thích nghi là hợp với cách thức”. Trong tương tác sư phạm thì thích nghi là sự có ý thức về ảnh hưởng của môi trường, người học, người dạy. Sự tiếp nhận có ý thức về sự ảnh hưởng đó, tạo ra những biến đổi phù hợp trong dạy và học. Cho nên khi nói đến thích nghi thì người ta quan tâm đến người học nhiều hơn. Người học càng ý thức về ảnh hưởng trong dạy học và

chủ động tạo ra những biến đổi phù hợp với môi trường kiến thức càng diễn ra một cách tích cực và có hiệu quả. Việc học của người học thực chất là một chuỗi những thích nghi nối tiếp từ kiến thức này đến kiến thức khác theo cấp độ tăng dần từ đơn giản đến phức tạp.

c) Hợp tác

Người dạy cần là cho kiến thức và kinh nghiệm của mình phù hợp với khả năng của người học nhằm mang đến sự giúp đỡ của mình cho người học như một tác nhân hợp tác chữ không phải là truyền thụ tri thức một chiều. Khi đó sẽ làm nảy sinh ở người học lòng tin và mỗi quan hệ qua lại có lợi nhất sẽ được phát triển giữa người dạy và người học. Sự hợp tác của người dạy thể hiện ở sự cố gắng mang đến cho người học sự hỗ trợ để phát triển tiềm năng của người học, từ đó giúp họ thành công trong học tập. ngược lại, cùng với sự hỗ trợ của người dạy là sự tham gia tích cực của người học. Sự tham gia nạy trở thành sự hợp tác khi có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực giữa người dạy và người học.

- Sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh: giáo viên hỗ trợ, gợi ý, động viên học sinh trong các hoạt động làm cho học sinh có niềm tin vào các ý kiến, kết quả của mình là có ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự hợp tác giữa các học sinh trong quá trình thực hành, thảo luận để đi đến mục đích là phát hiện và chứng minh được định lí.

Ảnh hưởng, thích nghi và hợp tác đều là yếu tố tác nhân ảnh hưởng đến quá trình dạy học. Song đối với hợp tác thì có sự trao đổi giao lưu có lợi cho người học và người dạy.

Sau đây là sơ đồ minh họa ba yếu tố: Người dạy, người học, môi trường và sự tương tác ảnh hưởng, thích nghi, hợp tác được thể hiện trong sự giao thoa các biểu hiện của ba yếu tố đó.

1.2.3. Hoạt động tương tác của thầy-trò trong dạy học.

1.2.3.1. Hoạt động của thầy

Theo GS.TS Nguyễn Bá Kim, hoạt động của giáo viên bao gồm các dạng hoạt động chủ yếu sau : thiết kế, ủy thác, điều khiển, thể chế hóa kiến thức. Các dạng hoạt động đó được cụ thể hóa trong ba loại hình hoạt động cơ bản là lập kế hoạch dạy học, tổ chức hoạt động giao lưu trên lớp học và hướng dẫn tự học.

a) Lập kế hoạch dạy học

Trước hết người giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu dạy học, lựa chọn các phương pháp các công cụ sư phạm, nghiên cứu tổ chức đánh giá. Thiết kế nội dung dạy học sao cho có sự kết hợp giữa kế hoạch và phương pháp sư phạm nhằm đạt đến thành công mong đợi. Để xây dựng được kế hoạch dạy học, Người giáo viên cần nắm vững chương trình môn học mà mình đảm nhiệm. Trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học, người giáo viên cần phải phân tích môn học,

- Nhu cầu - Tham gia - Trách nhiệm - Lập kế hoạch - Điểu hành dẫn dắt hoạt động - Vật chất - Tinh thần Tương tác (ảnh hưởng, thích nghi, tương tác) Người học Người dạy

tìm hiểu học sinh, phân chia thời gian, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cùng đồ dùng dạy học, lựa chọn phương thức đánh giá phù hợp.

Tiến trình giờ học như sau :

Bước 1 : Ôn tập bài học trước. Tóm tắt những nội dung chủ yếu tùy theo mục tiêu đưa ra theo quan điểm của nhà giáo dục.

Bước 2 : Giới thiệu mục tiêu của bài học mà người học cần tiến tới liên hệ với bài học trước bằng phương pháp liên tưởng.

Bước 3 : Tạo động lực cho người học.

Bước 4 : Sử dụng các phương tiện dạy học giúp học sinh dùng các giác quan để có được thông tin.

Bước 5 : Giúp học sinh quy lạ về quen, gợi lại những kiến thức đã có để đi đến mục tiêu.

Bước 6 : Dự kiến việc đánh giá theo tiến trình các bước dạy học trước khi kết thúc việc học.

b) Tổ chức hoạt động và giao lưu trên lớp học.

Là chức năng của giáo viên nhằm hướng dẫn và duy trì học sinh gắn bó với nhiệm vụ học tập, gồm thời gian, không gian, chương trình hoạt động, những quy tắc, hệ thống trách nhiệm, quan hệ, đánh giá và công nhận…Quản lí lớp tốt được thể hiện qua mức độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh….

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã đưa ra khái niệm về quản lí lớp học dưới các góc độ khác nhau. Nhìn chung các nhà giáo dục đều có chung một quan điểm cho rằng quản lí lớp học là một hoạt động theo dõi và điều chỉnh không khí lớp học của giáo viên nhằm hỗ trợ cho việc học của học sinh .

Quản lí lớp học bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau như quản lí hoạt động học của học sinh, quản lí hoạt động dạy của bản thân, quản lí hành vi học sinh và xây dựng môi trường học trong lớp. Mặc dù nội dung quản lí khá đa dạng nhưng tất cả các hoạt động diễn ra trong lớp học có những đặc tính sau :

- Tính đa chiều. - Tính đồng thời.

- Tính tức thời. - Tính bất ngờ. - Tính đại chúng. - Tính kế thừa.

Những nhiệm vụ cơ bản của giáo viên khi tổ chức các hoạt động và giao lưu trên lớp có thể kể đến là :

- Hình thành động cơ hoạt động cho học sinh. - Khích lệ học sinh thành người chủ động. - Khích lệ sự phát minh.

- Tôn trọng cá tính học sinh.

- Xây dựng những chuẩn mực để học sinh có thể đối chiếu những ý tưởng hay những mong đợi của họ.

- Thể hiện lòng vị tha, bao dung với sai lầm của học sinh. - Cho phép tự do đối thoại.

- Phát triển tính tự tin và lòng tin vào người khác của học sinh.

Tóm lại, Giáo viên cần xây dựng, thiết lập môi trường học tập dân chủ. Chính môi trường học tập dân chủ này mang cho học sinh cơ hội phát triển trí tuệ, những suy nghĩ, quan điểm được cọ sát và được công nhận, từ đó nhân cách ngày càng phát triển. Để tạo ra được môi trường dân chủ này người giáo viên cần phải biết thiết lập những quy định và chỉ dẫn thật tốt cho lớp học của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng các quy định và chỉ dẫn trong quản lí lớp học, giáo viên cần thực hiện các quy tắc dưới đây:

- Phù hợp với quy định của nhà trường. - Dễ hiểu.

- Khả thi. - Dễ giám sát.

- Luôn mang tính ứng dụng và nhất quán. - Được truyền đạt rõ ràng.

- Được truyền đạt dưới dạng những hành vi.

Một số biện pháp quản lí hành vi học sinh trong lớp học: - Khuyến khích hành vi tích cực.

- Khen thưởng bằng biểu tượng. - Khen thưởng bằng sự ghi nhận. - Khen thưởng bằng vật chất. - Xử lí hành vi tiêu cực.

c) Hướng dẫn tự học

Học về cơ bản là tự học. Đó là phần nội lực, tức là phần nỗ lực của bản thân của người học. Tác dụng của việc dạy là ngoại lực. Nội lực có ý nghĩa quyết định. Ngoại lực có tầm quan trọng trong chừng mực tạo được sự cộng hưởng của nội lực. Cho nên tự học, tự đào tạo là con đường phát triển nội sinh của từng người của bản thân giáo dục và đào tạo. Hoạt động tự học toán là một dạng hoạt động trong đó chủ thể (người học) trên cơ sở vốn tri thức và kinh nghiệm đã có tự mình tương tác với các đối tượng, các quan hệ toán học, nhằm nắm bắt các đối tượng, đi từ nhận biết, hiểu chúng đến phát hiện những đối tượng và quan hệ toán học mới.

Trong cách hiểu hoạt động tự học trong dạy học toán như nói trên các đối tượng, các quan hệ thường được tiềm ẩn trong các tình huống toán học; thông qua hoạt động tư duy đối tượng, quan hệ được bộc lộ và sản phẩm của hoạt động tự học chính là những tri thức mới, những quan hệ toán học mới cần được phát hiện thông qua hoạt động tự học là một dạng tự kiến tạo kiến thức của chủ thể học sinh.

Nhiệm vụ của giáo viên trong việc giúp học sinh tự học có hiệu quả: - Tạo động cơ, nhu cầu thực sự cho hoạt động tự học của học sinh.

- Tập dượt những hoạt động trí tuệ trên mỗi quan hệ biện chứng giữa các sự vật giúp học sinh có năng lực tự học.

- Nên chú trọng vận dụng dạy học theo quan điểm kiến tạo, thích ứng với việc bồi dưỡng các loại hình hoạt động tự học nhằm để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

1.2.3.2. Hoạt động của trò.

“Học là tự tạo ra khả năng xác định vấn đề cần giải quyết, thu nhận, xử lí thông tin và ứng dụng chương trình giải quyết vấn đề”. Thực chất trong dạy học môn toán thì hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức và hoạt động tự học. Theo GS.TS Đào Tam : "Hoạt động nhận thức toán học là quá trình tư duy dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm được ý nghĩa của các tri thức đó : xác định được các mối liên hệ nhân quả và các mối liên hệ khác của các đối tượng toán học được nghiên cứu ; từ đó vận dụng được các tri thức toán học giải quyết các vấn đề thực tiến"

Hoạt động nhận thức là hoạt động tư duy để lĩnh hội các kiến thức. Trong dạy học môn toán, có sáu dạng hoạt động nhận thức cơ bản : hoạt động nhận dạng kiến thức, thể hiện kiến thức, hoạt động toán học phức hợp, hoạt động trí tuệ chung, hoạt động trí tuệ phổ biến và hoạt động ngôn ngữ.

Như vậy, hoạt động của trò chia thành ba dạng cơ bản là hoạt động phát hiện vấn đề, hoạt động giải quyết vấn đề và hoạt động tự đánh giá.

a) Hoạt động phát hiện vấn đề.

Hoạt động phát hiện vấn đề bao hàm một loạt các hoạt động thành phần sau đây : các hoạt động trí tuệ của học sinh, so sánh, phân tích, tổng hợp, tương tự hóa, đặc biệt hóa, tổng quát hóa, trừu tượng hóa, hoạt động dự đoán có căn cứ, hoạt động tách ra các trường hợp riêng, hoạt động lật ngược vấn đề. Để tiến hành các hoạt động nêu trên học sinh cần phải nắm các kiến thức kĩ năng cơ bản về môn toán được quy định trong nhà trường phổ thông, học sinh cần có sự hiểu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 25 - 34)