Phƣơng pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 34 - 37)

I- 1 Lí do chọn đề tài

1.3.Phƣơng pháp dạy học tích cực

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.Phƣơng pháp dạy học tích cực

a) Khái niệm về phương pháp dạy học

Dạy học là một quá trình người dạy truyền lại kiến thức, kinh nghiệm đưa đến những thông tin khoa học cho người học tiếp thu một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm năng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kĩ năng thực hành trong đời sống thực tế. Dạy học là một quá trình diến ra đồng thời giữa người dạy và người học. Vì vậy, quá trình dạy học đạt kết quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò.

Quá trình dạy học thể hiện ở hoạt động của người thầy và học trò, trước đây có quan niệm về phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò .

Hiện nay, với quan niệm lấy học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò chủ đạo nhằm giúp học sinh học tập chủ động, tự giác, tích cực. Dạy và học là hai hoạt động găn liền với nhau và có tác dụng tương hỗ cho nhau.

Theo Nguyễn Bá Kim “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy dẫn đến hoạt động và giao lưu của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học ”. Khái niệm này thể hiện rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của quá trình dạy học ngày nay, Như vậy, trong phương pháp dạy học cần có đủ ba yếu tố : Người dạy, người học, mục tiêu dạy học. Trong đó người dạy người ta quan tâm đến cách thức hoạt động còn người học thì cần chú trọng đến bản thân hoạt động học.

Vì vậy, trong bài soạn một giờ dạy học, người giáo viên cần viết rõ 3 mục : Cách thức hoạt động của thầy, hoạt động của trò và mục tiêu dạy học. Chẳng hạn, Khi áp dụng phương pháp dạy học vấn đáp phát hiện giải quyết vấn đề vào việc phát hiện phương trình đường tròn dạng x2

+y2+2ax+2by+c=0. Giáo viên có thể dùng cách thức đặt câu hỏi tạo tình huống có vấn đề. Học sinh suy nghĩ để trả lời và học sinh phát hiện ra phương trình đường tròn dạng đó với điều kiện thỏa mãn về bán kính đường tròn là a2

+b2-c > 0.

Các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học là : Gợi động cơ và hướng đích, khai thác các hoạt động và cho học sinh hoạt động, truyền thụ tri thức sự vật và tri thức phương pháp, phân bậc hoạt động.

Để thực hiện gợi động cơ và hướng đích, người giáo viên cần xác định rõ tác dụng của nội dung kiến thức cần dạy trong toán học cũng như trong thực tiễn. Từ đố thiết kế tình huống gợi động cơ lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Cần lưu ý rằng, đặt vấn đề mở bài chưa hẳn đã là gợi động cơ, nhưng gợi động cơ mở đầu thì chắc chắn là sự khởi đầu bài học một cách có hiệu quả.

Ví dụ : Giáo viên đặt vấn đề khi bắt đầu dạy học định lí côsin : “Chúng ta đã học định lí Pitago nói về mối quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác vuông. Vậy trong tam giác thường mối quan hệ của các cạnh như thế nào hôm nay ta học định lí côsin. Đây là phần đặt vấn đề có tính chất mở bài nhưng chưa thực sự gợi động cơ. Giáo viên có thể thiết kế tình huống gợi động cơ như sau : “các

em hãy chứng minh định lí Pitago bằng véc tơ và giả thích góc vuông được sử dụng ở khâu nào. Tình huông này sẽ hấp dẫn học sinh tiếp cận định lí côsin. Phương pháp dạy học có ba đặc điểm cơ bản là :

+ Trong phương pháp dạy học luôn thể hiện vai trò và hoạt động của người thầy với tư cách điều khiển hoạt động của trò để đạt mục tiêu dạy học.

+ Phương pháp dạy học có tính khái quát nên có khả năng chuyển giao sư phạm.

+ Phương pháp dạy học có chức năng về phương diện tư tưởng.

b) Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Phương pháp dạy học tích cực có bốn đặc trưng là :

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới như sau :

Dạy học truyền thống Các mô hình dạy học mới

Quan niệm

Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội,qua đó hình thành kiến thức,kĩ năng,tư tưởng, tình cảm

Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,…tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.

Mục tiêu

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau

Chú trọng hình thành các năng lực(sáng tạo, hợp tác …) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học.

khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết và bổ ích cho bản thânhọc sinh và cho sự phát triển xã hội.

Nội dung

Từ sách giáo khoa và giáo viên

Từ nhiều nguồn khác nhau : Sách giáo khoa, giáo viên, các tài liệu phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng thực tế…gắn với : -Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh .

-Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương

- Những vấn đề học sinh quan tâm. Phương

pháp

Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.

Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề ; dạy học tương tác.

Hình thức tổ chức

Cố định : Giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.

Cơ động linh hoạt : học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…., học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học định lí toán học (thể hiện qua dạy học chủ đề phương trình và hệ phương trình) (Trang 34 - 37)