Đặcđiểm chung của các trường hợp

Một phần của tài liệu biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em sos gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 108 - 109)

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Đặcđiểm chung của các trường hợp

Qua 12 trường hợp gặp gỡ và làm việc với các em, tuy mỗi em là một cảnh đời, một thế

giới riêng rất đặc sắc nhưng tựu chung các em đều thể hiện những vấn đề xúc cảm, tình cảm sau:

Thứ nhất, đa số các em bộc lộ những khó khăn khi phải thích nghi với môi trường sống ở

làng SOS. Nhiều em còn nặng tâm tư về gia đình gốc, những lưu luyến, nhớ thương (như ở

TH1, 8, 9) và cả căm giận, buồn tủi (TH 8, 9,11) làm các em khó đón nhận những người

chăm sóc mới. Trong quá trình thích nghi này trẻ có rất nhiều tâm tư, đa phần buồn tủi, sợ hãi với môi trường mới, những con người mới mà các em chưa từng biết đến. Từ đó các em dễ dàng có những biểu hiện như co rút, không muốn giao tiếp với ai, thái độ lầm lỳ, muốn chống đối, có em lại hay khóc vì cảm thấy tủi hờn, vừa thương nhớ người thân, vừa hận thù vì tại sao lại bỏ mình ở đây.

Thứ hai, các trẻ được nhận nuôi trong độ tuổi sơ sinh thường thích nghi tốt hơn, cảm xúc tích cực, hòa đồng, vui vẻ và có tình cảm với mẹ ở SOS hơn các trẻ vào làng khi đã lớn(điển hình ở TH2). Những em này thường tin mẹ SOS là mẹ ruột của mình khi ở độ tuổi nhỏ (dưới 6 tuổi) và lớn lên, đón nhận mọi điều rất hồn nhiên. Chính các bà mẹ cũng dễ dàng nảy sinh tình cảm với những em này hơn, đôi khi thái quá, dẫn đến thiên vị làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của mẹ với những đứa con khác, và giữa các anh em trong gia đình. Đây cũng là một trong những nguy cơ lớn đối với trẻ này, khi lớn lên chúng bắt đầu có những nghi ngờ, rồi hụt hẫng, buồn phiền nhiều hơn... cùng theo đó là cảm giác mình bị lừa dối.

Thứ ba, các trẻ khá thoải mái bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình qua tranh vẽ, qua một câu chuyện khác, những người khác, con vật khác (TH1, 4, 6,9) một cách an toàn và không bị tổn thương. Việc bộc lộ những cảm xúc, những buồn đau là điều khó khăn với các em, gợi lại những đau buồn, khủng hoảng trong trong khứ mà có thể các em chưa vượt qua được. Bằng những hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống, trẻ nói về nỗi buồn, của người khác, câu chuyện của một con vật nào đó một cách dễ dàng, vô tư như không phải chuyện của

108

mình nhưng lại đem đến cho trẻ cảm giác được trải lòng, được thể hiện những điều mà bấy lâu trẻ cất giữ.

Thứ tư, các em bộc lộ cảm xúc đa dạng vui, buồn, nhớ thương và những ký ức tuổi thơ dường như sống lại, những người thân yêu nhất được các em thể hiện (TH5,6,8). Phải thích nghi với một nơi xa lạ, những con người xa lạ và không có bất kỳ quan hệ nào là một quá trình cần nhiều nỗ lực và chấp nhận. Những hoài niệm về quá khứ, về những người thân, về khoảng thời gian ít ỏi các em được chăm sóc, yêu thương bên những người thân thật sự là những điều đẹp đẽ các em luôn mang theo, luôn giữ gìn. Khi có cơ hội, có điều kiện các em sẵn sàng thể hiện những điều này với thái độ trân trọng, đầy yêu thương.

Thứ năm, qua những lần gặp gỡ, trẻ có những thay đổi ở những lần sau, thoải mái hơn, tự nhiên hơn, dễ dàng bộc lộ hơn, tin tưởng người nghiên cứu hơn, điều này cũng bộc lộ ngay trên sự thay đổi của các bức tranh qua các buổi (điển hình là các TH 7, 8, 12). Để tạo sự tin tưởng đối với trẻ em là một điều không hề dễ dàng, đối với trẻ mồ côi điều này còn khó hơn rất nhiều lần, bởi nhiều trẻ đã từng chứng kiến nhiều mất mát, nhiều đau buồn, trẻ không thể không nghi hoặc, đề phòng với bất kỳ người lạ nào. Do vậy những lần gặp cách nhau một tuần làm cho trẻ có thời gian để trải nghiệm, sau từ một đến hai buổi đầu, trẻ nhận được nhiều thú vị từ hoạt động vẽ tranh, cảm thấy tin tưởng và gần gũi hơn với người nghiên cứu và bớt phần e ngại, phòng vệ. Tuy nhiên không hẳn trẻ nào cũng sẵn sàng bộc lộ, nhiều em thậm chí không nói (TH10) hoặc trả lời rất miễn cưỡng (TH5, 6).

Thứ sáu, với đa số các em, chủ đề gia đình làm các em lúng túng nhất, có trẻ phải suy nghĩ rất lâu thậm chí có ý từ chối (TH7, 10, 11). Các em có thái độ rất e ngại so với các chủ đề khác. Sự băn khoăn tỏ rõ trên gương mặt. Có em im lặng, suy nghĩ, đắn đo lâu, có em lại nói nhiều, lo ra, lơ đãng và nói rất nhiều về các chủ đề khác. Tuy là những phản ứng khác nhau nhưng các em đều có ý né tránh không muốn thực hiện, không muốn nhắc đến, thậm chí vẽ tranh về gia đình lại không có sự xuất hiện của người lớn (TH2, 6, 8,9,10,12). Đến khi hoàn thành các em mô tả lại nó một cách dễ dàng. Có trẻ thể hiện tình cảm, sự nhớ thương của mình với gia đình gốc (TH1, 7, 8). Có trẻ tái hiện cuộc sống thường ngày tại làng SOS với tình cảm yêu thương, gắn bó và chấp nhận (TH2, 5). Nhưng một số trẻ khác thể hiện về gia đình lại là những cảnh sinh hoạt lao động bình thường ở làng và thiếu vắng hình ảnh người mẹ (TH 6, 9,12).

Một phần của tài liệu biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em sos gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)