Kỹ thuật phân tích tranh vẽ củatrẻ

Một phần của tài liệu biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em sos gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 30)

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ củatrẻ

1.3.1. Quan sát khi trẻ vẽ tranh

Quan sát khi trẻ vẽ tranh là một dạng thu thập thông tin bổ sung cho việc xem xét tranh vẽ. Các thông tin thu được mang tính chủ quan. Vì vậy việc quan sát phải theo những tiêu chí nhất định để tranh những suy diễn từ người quan sát.

Tốc độ vẽ: vẽ nhanh hay chậm thể hiện đặc điểm nhân cách của người hướng nội hay

hướng ngoại. trẻ thể hiện tính chủ động, thích nghi hay thụ động, kém thích nghi.

Trình tự vẽ, thứ tự vẽ các bộ phận: vẽ người thường theo trật tự: đầu, thân, tứ chi. Nếu trẻ quên vẽ bộ phận cơ thể nào thì có thể vấn đề của trẻ có liên quan đến bộ phận cơ thể đó. Vẽ ai, cái gì trước hoặc sau đều nói lên mối quan hệ, mức độ quan tâm nhiều hay ít tới khía cạnh đó.

Mức độ sẵn sàng vẽ: cho thấy sự thích nghi ngoại cảnh, trạng thái tâm lý sẵn sàng cho hoạt động hay sự phân tâm của trẻ.

Sự tẩy xóa, thay đổi chủ thể, nội dung: trẻ khi vẽ đã tẩy xóa hay bỏ phần nào đều nói lên trẻ đang có vướng mắc, khó khăn tâm lý ở chủ đề/ nội dung đó.

Biểu hiện xúc cảm: khi trẻ vẽ những biểu hiện xúc cảm vui, buồn, giận dữ, hòa nhập hay lặng lẽ... đều nói lên một tâm trạng nào đó của trẻ.

Độ tập trung: thể hiện mức độ chú ý hay phân tán sự chú ý của trẻ trong khi vẽ. Ngoài ra nó còn thể hiện mức độ độc lập, tự chủ của trẻ trong hoạt động.

30

1.3.2. Thu thập thông tin khi trẻ hoàn thành

Những thông tin thu được thông qua trò chuyện sau khi trẻ vẽ xong là quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư của trẻ được phóng chiếu vào bức vẽ và gợi ý, giải thích thêm những thông tin mà trẻ muốn bày tỏ. Vì vậy các hoạt động dưới đây cần được thực hiện trong tiến trình phân tích tâm lý của trẻ qua tranh vẽ.

Trò chuyện là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng sau khi trẻ vẽ xong. Câu chuyện với

các nhân vật, sự kiện trong tranh giúp tăng cường hiểu biết về trẻ và cuộc sống nội tâm của trẻ. Trong tham vấn, vẽ tranh đôi khi được nhìn như một công cụ gián tiếp giúp trẻ chia sẻ nhiều hơn thế giới nội tâm của chúng. Trong trường hợp này, trò chuyện trên bức tranh mới là công cụ chính.

Ngoài ra, kỹ thuật hỏi là một phần quan trọng trong kỹ thuật khai thác thông tin qua tranh vẽ. Điều này đòi hỏi tác giả phải cẩn trọng khi đặt câu hỏi về các nhân vật, sự kiện trong tranh của các em.

1.3.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ

Theo Elaine Fernandez, nhà tâm lý lâm sàng thực hành, giảng viên thỉnh giảng tại Đại

học Tổng hợp Toulouse II Pháp, khi phân tích một bức tranh cần lưu ý tới khía cạnh nội dung và hình thức hiển thị trên tranh. Những chỉ dẫn cụ thể đó là:

Khía cạnh nội dung hiển thị trên bức tranh

Chủ đề bức tranh (lưu ý ấn tượng tổng thể trước khi kiểm tra các chi tiết) Kích thước hình vẽ và mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật

Đặcđiểm của từng yếu tố Nhân vật – con người Chất lượng của sơ đồ cơ thể

Khả năng biểu đạt bản thân trên hình vẽ Khía cạnh hình thức hiển thị trên bức tranh Nét vẽ, lực ấn

Màu sắc

Vị trí không gian của hình trên tờ giấy Diễn giải, trình bày

Trên cơ sở một bức tranh thực tế, cần diễn giải, trình bày những giả thiết về bức tranh theo xu hướng sau:

31

Miêu tả thực tế chung nhất, khái quát nhất bức tranh nhằm trả lời câu hỏi: nó như thế nào?

Miêu tả những điều tri giác được trên tranh thể hiện sự khách quan, khả năng quan sát của người trợ giúp. Điều này khác với việc chúng ta miêu tả kinh nghiệm của mình về vấn đề của trẻ. Miêu tả thực tế giúp tránh được sự phát biểu định kiến, hay áp đặt quan điểm cá nhân lên hình vẽ của trẻ.

Lý giải nội dung của bức tranh theo công cụ phân tích tranh đã được các nhà tâm lý học xây dựng và đã được biểu tượng hóa. Cần lưu ý bức tranh của trẻ vẽ luôn dựa trên nguyên tắc quy gán văn hóa- xã hội mà trẻ thuộc về. Mỗi nền văn hóa đều có các quy tắc ứng xử công khai hoặc ngấm ngầm riêng của mình.

Sau khi đã phân tích toàn bộ bức tranh của trẻ, người phân tích tranh cần tóm lược xem bức tranh đó toát lên thông điệp gì là chủ đạo. Đó chính là kết luận. Điều này liên quan đến một sự hiểu biết tốt về kinh nghiệm sống của trẻ được hiển thị trên hình vẽ để định hướng cho hoạt động tham vấn, trị liệu tiếp theo của người trợ giúp.

1.3.4. Một số chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật xem tranh

Khi phân tích tranh vẽ của trẻ em, cần lưu ý đến nội dung và hình thức (bố cục) của bức tranh, cũng như đặc điểm của từng yếu tố.

1.3.4.1. Những biểu hiện về nội dung hình vẽ

Hình vẽ người

Theo Machover (1949), Dennis (1966), Wagner (1980), Klepsh (1982). [7]

Hình vẽ quá lớn,

chiếm gần hết tờ giấy

Xu hướng mạnh mẽ, bạo dạn, bột phát, kém kiềm chế nội tâm, hiếu động, hung tính.

Hoặc đôi khi ngược lại – tính nhút nhát, tự ti, mong muốn quyền lực, muốn được để ý nên hình thành phản ứng ngược theo cơ chế phòng vệ cái tôi.

Hình vẽ bé tí hoặc vẽ

người/ vật nhỏ xíu

Người có xu hướng nhút nhát, e ngại, tự co lại, bất an. Có thể nhận thức không tốt về bản thân, lo lắng nội tâm. Hình càng bé càng tự ti và càng cảm giác mình ít giá trị.

Vẽ một mình Cảm giác cô đơn, đơn độc.

Nhấn mạnh, vẽ to quá

một vài bộ phận

Lo lắng hoặc vị kỷ trung tâm (nếu hình vẽ một mình lớn ở giữa trang giấy.

32

vật) nghiêng ngả chổ dựa.

Chi tiết người

Không có mắt hoặc

che mắt

Không muốn tiếp xúc thị giác Thái độ cô lập

Có thể có dấu hiệu bệnh tâm thể

Mắt quá to (không

phải là vẽ theo một

trường phái nào đó)

Có xu hướng biểu hiện lo hãi Vẻ ngây thơ, dễ bộc trực Tai quá to

Không có tai

Quan tâm đến những lời của người khác nói về mình. Có thể bị điếc hoặc nặng tai.

Miệng cười

Không có miệng

Trẻ lớn tuổi vẽ miệng

tròn vo

Có thái độ hợp tác, vui vẻ.

Có vấn đề trong quan hệ mẹ con sớm. Thể hiện sự ngây thơ, trẻ con

Nhe răng lớn Xu hướng tấn công, hung tính, phản ứng chống đối

Vai vuông to Xu hướng phòng vệ cá nhân, muốn mạnh mẽ.

Cằm tròn

Cằm nhọn, rõ nét

Vẽ ngây thơ, hiền lành, nhu mì.

Cương nghị, mạnh mẽ, trực tính, xu hướng hành động. Tay nhỏ, gầy

Thiếu tay

Biểu hiện yếu kém về năng lực xã hội

Mặc cảm tội lỗi (liên quan đến trộm cắp, giết người, hoặc bàn tay làm điều xấu)

Thân người gầy Không thích bộc lộ, tránh rắc rối, hoặc người to béo có mong

muốn được nhỏ bớt, nhỏ nhắn.

Bộ phận bị tẩy sửa,

hoặc tẩy xóa toàn bộ

hình vẽ

Xu hướng lo âu. Tẩy xóa như không muốn thừa nhận sự tồn tại chổ nào đó (có lo hãi)

Hình người có giới tính không rõ ràng

hoặc nói về bản thân

nhưng hình người lại khác giới tính

Trẻ khó khăn trong việc đồng nhất hóa giới tính của bản thân (do thiếu vắng mô hình giới tính để đồng nhất bản thân với cha hoặc mẹ).

Trẻ là người lệ thuộc, cảm thấy mình bị áp chế. Cảm giác thấp kém về bản thân.

33

nhân

Vẽ hề, quái vật, phù

thủy

Tính tự ti, mặc cảm về bản thân. Người thiếu bản sắc, thiếu cá tính.

Thiếu hiểu biết về bản thân, nhận thức về bản thân yếu kém. Nhà du hành vũ trụ,

lái tàu biển, nhà thám hiểm

Mong muốn đi xa, muốn được giải thoát

Cảm giác cô đơn, cảm giác bị kìm kẹp.

Công an Xu hướng muốn quyền lực, sự mạnh mẽ.

Vẽ thầy cô mặc đẹp,

tay cầm sách.

Vẽ thầy cô xấu xí,

lem nhem

Kính trọng, yêu quý thầy cô. Ghét thầy cô.

Vẽ gia đình

Theo Hulse (1951), Koppitz (1968), Di Leo (1973), Klepsh (1982) [7] Các thành viên trong gia đình

Vẽ các thành viên cách xa

nhau.

Càng cách xa, càng thể hiện sự lạnh nhạt, không có tình cảm với nhau.

Người ở vị trí trung tâm Đề cao và yêu quý người đó.

Người được vẽ trước Người được yêu quý nhất, người có giá trị nhất

Nhân vật không có thực Thể hiện sự mong ước.

Thành viên bị vẽ nhỏ, vẽ xấu xí, hoặc vẽ ở góc dưới bên phải tờ giấy

Không yêu quí người đó.

Không muốn nhắc đến người đó.

Không vẽ bản thân Người có tính tự ti, mặc cảm hoặc không chấp nhận bản

thân. Bôi đen mặt người, không nhận được ra, hoặc bôi đen toàn thân

Không muốn nghĩ đến, không thừa nhận, muốn chối bỏ người đó. Cảm giác bi quan, cô đơn và cách biệt với mọi người xung quanh.

Vẽ bản thân bám sát với cha

mẹ.

Mong muốn được yêu thương, mong muốn được bảo vệ.

Vẽ bản thân giống với người

nào đó.

Muốn đồng nhất với người đó. Cảm giác thấp kém về bản thân.

34

Cha mẹ đứng cạnh nhau,

nắm tay nhau.

Đứa trẻ đứng chen giữa cha mẹ.

Gia đình hòa thuận.

Gia đình không hòa thuận, cha mẹ có cãi cọ, xích mích.

Vẽ nhà, đồ vật và thú vật.

Theo Roseline David (1971), Philippe Wallon (2001), Marvir Klepsh (1882)[7]

Nhiều cửa, các cửa sổ mở, cân đối với

chi tiết xung quanh. Nhà bé, cửa sổ bé.

Nhà không cửa, không đường vào.

Nhà có nhiều đường ra vào xung

quanh.

Tính cởi mở, cảm thấy hài lòng với cuộc sống thực tế.

Có rối loạn tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, người rụt rè, khép kín.

Người có lỗi lầm, thất bại.

Mong muốn được thoát khỏi ngôi nhà đó.

Nhà có rào bao bọc, vẽ dồn vào phía

trái tờ giấy

Mơ về quá khứ, muốn gắn bó với mẹ. Nhu cầu sở hữu kỉ niệm gia đình.

Nhà xấu xí Không có niềm vui trong cuộc sống gia đình,

không muốn sống trong ngôi nhà đó.

Nhà vẽ đẹp, tỉ mẩn, có nhiều màu sắc,

hoa lá bao quanh.

Yêu quí gia đình, mong ước cuộc sống đầm ấm, sự thanh bình.

Nhà có nhiều chi tiết, đồ vật Có nhiều kỷ niệm với ngôi nhà, có mối quan hệ

tốt với cuộc sống thực tại. Đồ vật không có biểu hiện của sự

sống.

Đồ vật trong nhà rời rạc, thiếu thốn hoặc không có.

Xu hướng cô đơn, nghèo cảm xúc.

Trống vắng, cô lập, đơn độc. Thiếu cảm giác về cuộc sống gia đình. Có thể nghèo nàn trí tuệ, cảm xúc.

35

Vẽ con vật sống trong nhà, không có

người thân sống cùng

Mơ ước, cuộc sống hiền hòa, thiếu vắng tình cảm, sự cô đơn trống vắng.

Vẽ con vật dằn dữ, nhe răng Xu hướng hung tính, dễ gây hấn hoặc tự ti, ước

mơ có sức mạnh.

Con vật không có trong cuộc sống

hàng ngày

Không chấp nhận thực tế, cuộc sống thiếu sự gần gũi, thân mật với các thành viên khác.

Đám mây đen, trời tối Xu hướng lo âu, cảm giác tương lai mờ mịt.

Đường nét rắm rối, đường vẽ nhì

nhằng, đan xen lẫn lộn và tràn lấp

toàn bộ khoảng không gian của bức

tranh.

Lo âu rõ rệt.

1.3.4.2. Những biểu hiện về mặt hình thức của bức tranh

Đường nét vẽ, lực ấn và tốc độ vẽ

Theo Machover (1949), Hegar (1962), Roseline David (1971)[7]

Vẽ đường vẽ thẳng, dài Người hướng ngoại, có khả năng đương đầu.

Xu hướng sống theo nguyên tắc

Đường chéo Người có tính năng động

Cảm giác bất ổn do lo âu không xác định được hoặc mất thăng bằng.

Đường cong, tròn Người có tính nhạy cảm, mềm mại.

Có xu hướng vận động lặng lẽ, nhẹ nhàng. Người giàu hình ảnh, biểu tượng.

Lực ấn nhẹ, nét vẽ mảnh

mai, nét quá nhỏ

Người nhẹ nhàng, nhút nhát, tính thiếu cương quyết. Bị cảm xúc chi phối, hoặc bị ức chế do lo hãi.

Nét vẽ tì, lực ấn mạnh Người hướng ngoại, tính chủ động.

Có xu hướng chống lại thực tế.

Nét vẽ không đều đậm nhạt Cảm giác bất an, lo lắng.

Nét vẽ nhẹ nhàng, đều đặn Tâm trạng ổn định, cảm giác thư thái.

36

Nét vẽ mờ, không rõ ràng Giàu tình cảm, dễ xúc động

Đánh bóng Xu hướng lo hãi

Nét vẽ rõ ràng Người có xu hướng độc lập, tính cách bền vững, lý trí.

Nét đứt quãng Người thiếu tự tin, rụt rè, mất tự chủ

Nét vẽ là những chấm,

gạch nhỏ, lốm đốm

Tính tỉ mỉ, hành động theo trật tự của tư duy. Nét đậm, đường dài phóng

khoáng

Xu hướng phô trương sức mạnh Dễ gây hấn.

Tốc độ vẽ nhanh, đường

thẳng

Người hướng ngoại, chủ động, tự nhiên, không cảm thấy có trở ngại từ bên ngoài.

Ưa hoạt động, phong phú về năng lượng vận động.

Tốc độ vẽ chậm, đường

cong

Người hướng nội, thụ động, hay suy nghĩ, do dự. Có xu hướng xung đột nội tâm, ức chế, thận trọng.

Tẩy xóa toàn bộ, bôi đen

không nhận ra

Không thừa nhận, không muốn nghĩ đến, chối bỏ thực tế. Nhận xét về nét vẽ, L.Rernandez (2005) cho rằng: Nếu trên bức tranh có nhiều nét vẽ ấn tì, nhiều lực mãnh liệt, dữ dội, nhiều dục năng dồn vào, nghĩa là chủ thể có xu hướng bày tỏ sự chống đối lại hiện thực xung quanh, xu hướng tăng cường sức mạnh của niềm tin, tăng cường những cảm xúc mạnh, làm dồi dào sức sống. Trong khi nét vẽ nhẹ, mờ phản chiếu tính dễ bị tổn thương, hoặc sự mong manh dễ vỡ. Còn sự ứ đọng của nét vẽ dẫn đến sự co dúm thể hiện sự chế ngự những cảm xúc xấu.

37

1.3.4.3. Sử dụng màu sắc

Màu sắc chung

Theo Brick (1944), Buck (1964), Marzolf và Kirchner (1973), Hammer (1980), Mora (1993), Luscher (1997) và Faber (2000)[7]

Nhóm màu lạnh

gần màu xanh da

trời, xanh lá cây,

tím xanh

- Người có cảm giác lạnh lẽo.

- Trầm lắng, hiền hòa, thụ động.

- Xu hướng khép kín, nội tâm.

Màu nóng gần màu

đỏ, cam, vàng, huyết dụ.

- Người có cảm giác ấm áp

- Hiếu động, có sức sống.

- Xu hướng thích nghi với ngoại cảnh.

Màu sáng và màu nóng

- Người hướng ngoại, cởi mở

- Tính năng động.

Nhiều màu sắc Thích nghi tốt, vui tươi, lạc quan.

Một, hai màu Xu hướng thu mình, kém ổn định cảm xúc, khó thích nghi.

Không sử dụng

màu

- Xu hướng thu mình không thích nghi.

- Nghèo nàn cảm xúc.

Ít màu, thiên màu tối

- Hướng nội

- Khó tiếp xúc, bị ức chế, gò bó.

- Hờ hững, đơn điệu, buồn phiền, tang tóc.

- Ít sử dụng lý lẽ, kém ổn định về cảm xúc.

Màu đỏ đậm - Người có xu hướng ưa hoạt động, năng nổ, xung động, có khả

năng đương đầu, chống trả sự giận dữ, bạo lực, hủy diệt.

- Cảm giác sức mạnh, quyền lực, tính vị kỷ.

- Dũng cảm, mạnh mẽ, nồng nhiệt, khát khao đam mê.

- Xu hướng dâm dục.

Nhiều màu đỏ - Tính tích cực, kích thích những liên tưởng trong não.

- Thích hoạt động, thích nghi tốt.

- Cá tính mạnh, xu hướng hung tính, tự kiềm chế kém.

38

- Màu của tang tóc.

Đỏ và cam - Ít quyết đoán, do dự.

Xanh da trời - Thích nghi tốt, có tính kỷ luật.

- Trung thực, trong sáng, khôn khéo.

- Không định hình, trống rỗng, điềm tĩnh, hòa bình.

- Sự thờ ơ, từ bỏ giá trị, điềm tĩnh, công bằng, nhân văn.

Xanh lá cây - Nhiều ước mơ, không thích tò mò.

- Tự chủ, tĩnh lặng, trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.

- Biểu hiện của tình yêu và sự khôn khéo.

- Hòa hợp, cân bằng, điềm tĩnh.

Màu xám - Mâu thuẫn trong quan hệ xã hội

- Bướng bỉnh.

Da cam - Thoải mái, quan hệ tốt với người xung quanh.

- Lòng nhiệt tình, phấn khởi, sự vui vẻ.

- Có xu hướng ngoại tình, đạo đức giả.

Màu tím - Căng thẳng, xung đột nội tâm, u sầu.

Một phần của tài liệu biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em sos gò vấp thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)