7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.3.5.3. Đọc phân tích diễn giải
Cách thức bố trí hình vẽ trên trang giấy (chiếm dụng trang giấy): dựa vào phần vị trí hình vẽ - biểu tượng không gian của hình vẽ ở phần xem tranh (1.3.4). Trong khi trẻ vẽ, ý nghĩa của việc sử dụng trang giấy và giá trị mỹ thuật của việc sử dụng trang giấy là rất quan trọng, vì qua đó thể hiện nhân cách và cảm xúc của trẻ.
Về nét vẽ, nếu nét vẽ rõ ràng, không rườm rà, có thể gợi ý cho biết là trẻ đang thích nghi tốt. Nét vẽ đậm, đôi khi nhấn mạnh, có khi rách cả giấy. Điều này gợi ý có thể trẻ đang hung hăng. Nét vẽ mảnh, không rõ, vẽ đi, vẽ lại. điều này gợi ý trẻ có tính rụt rè, thiếu dứt khoát.
43
Nếu trẻ dùng đường thẳng và góc cạnh, có thể gợi ý là trẻ có tính năng động. Nếu trẻ dùng đường cong nhiều gợi ý trẻ có tính hiền lành. Nếu trẻ vẽ nhiều đường ngang, gợi ý trẻ đang có nhiều xung đột. Nếu trẻ vẽ nhiều dấu chấm gợi ý trẻ có tính tỉ mỉ.
Về độ lớn, các hình vẽ quá lớn hoặc quá nhỏ đều có ý nghĩa. Nếu hình vẽ quá lớn, mức độ chiếm dụng hết cả trang giấy thường là trẻ em hung tính, không kiềm chế được nội tâm. Những trẻ này có thể ưa những gì “vĩ đại”. những trẻ hiếu động quá mức, không bị ức chế, kém tự kiềm chế, thường vẽ hình vượt ra ngoài khuôn khổ của trang giấy và không vẽ hết được các bộ phận của mình. Đôi khi những trẻ nhút nhát, hay e thẹn, nhận thức về bản thân yếu kém cũng vẽ những hình người to lớn để thể hiện ước muốn trở nên có uy quyền và được để ý hơn. Nếu hình vẽ của trẻ quá nhỏ, có thể gợi ý là trẻ hay e thẹn, nhút nhát, tự co mình lại. Hình vẽ nhỏ cũng có thể gợi ý là trẻ không an tâm, những trẻ này thường thấy mình nhỏ bé, không xứng đáng. Đôi khi những trẻ em hung tính quá mức và nhận thức không tốt về hình ảnh bản thân, cũng vẽ những hình người nhỏ xíu. Bề ngoài có thể thấy là trẻ này hung tính nhưng bên trong lại không an tâm và lo hãi.
Về chủ đề, giá trị chuyện của hình vẽ. Đây là thế giới tưởng tượng đặt ra trước.
Nhân vật: xem hình vẽ của trẻ thể hiện một người hay một nhóm người. qua đây ta có thể phần nào hiểu được mối tương quan của trẻ với mọi người.
Con vật: chúng là biểu tượng bản năng của cuộc sống xung năng. Chúng có thể là cách để trẻ chuyển xung năng và khuynh hướng khi những xung năng và khuynh hướng đó quá khó để bộc lộ trực tiếp. Mỗi con vật có một giá trị biểu tượng cần được diễn giải.
Những nhân vật thần thoại: mỗi nhân vật thần thoại (công chúa, bà tiên, thiên thần, quái vật, ma quỷ, khủng long...) đều có giá trị biểu tượng để diễn giải thế giới huyễn tưởng của trẻ).
Máy móc: mỗi máy móc (tàu thuyền, buồm, sân bay, xe hơi, mô tô, đồng hồ, súng, khí giới...) có một giá trị biểu trưng để giải thích tính cách của trẻ.
Nhà: thể hiện cái tôi được ngụy trang, cách vẽ cái nhà và mỗi yếu tố cấu tạo nó như mái nhà, ống khói, khói, tường, cửa sổ, cửa chính, con đường, lâu đài, tháp, nhà tù, chòi... tất cả đều có giá trị để giải thích cái tôi của trẻ.
Bầu trời: nhìn xem bầu trời có biểu hiện lo sợ hay không (mây, mưa, tuyết, màu xanh biển hay màu xám, bão, cầu vồng, mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, đêm đen...)
Mặt trời: khi tranh của trẻ nhỏ có vẽ mặt trời, thường là thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ. mặt trời là nguồn sưởi ấm cũng như cha mẹ nuôi dưỡng con. Đôi khi có thể
44
vẽ những đám mây che chắn mặt trời. nếu có trường hợp như vậy, có thể là đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ hay không được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
Mặt đất: mặt đất có an toàn hay không, có dốc, chướng ngại vật, hố, hàng rào, đường nhỏ, ngõ cụt, có cây hoa, yếu tố nước lửa hay không.
Về cử động: cường độ của xung năng. Xem hình vẽ của trẻ là động hay tĩnh. Nếu có cử động thì ở cường độ như thế nào, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Qua cách thể hiện này cũng có thể hiểu được những cảm xúc, cá tính của trẻ.
Màu sắc: màu sắc có giá trị biểu lộ rất lớn, hình vẽ càng được tô màu, cái tôi càng bị xâm chiếm bởi cảm xúc. Hammer chủ trương rằng, hình vẽ màu phát hiện đặc điểm nhân cách được nhiều hơn là hình vẽ bằng bút chì. Cách thức chọn màu cũng rất quan trọng, mỗi màu phản ánh một biểu tượng mà cách diễn giải cần căn cứ vào môi trường văn hóa.
Sự từ chối sử dụng màu có thể do sự chống đối nhưng cũng có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, mặc cảm tội lỗi.
Nhìn chung, những trẻ cởi mở năng động, có tính hướng ngoại thường dùng nhiều màu khác nhau để vẽ (đặc biệt là hay chọn màu sáng như đỏ, cam, vàng). Còn những trẻ hướng nội, gò bó, kém ổn định về cảm xúc thường dùng ít màu hơn và thường thiên về màu đen.
Tính ổn định và những điều bỏ quên: có thể do ngẫu nhiên, khi xem một quyển sách, một em vẽ theo một chủ đề nhưng nếu chủ đề ấy được lặp đi lặp lại là biểu hiện một đặc điểm tính nết, biểu hiện những mối tâm tư sâu sắc.
Bỏ quên một vài chi tiết cũng có ý nghĩa. (ví dụ: vẽ hình người quên cánh tay, có thể trẻ cảm thấy mình không đủ sức, không làm gì được...). Trong khi vẽ, trẻ chần chừ không muốn thể hiện một chủ đề nào đó cũng biểu lộ những tâm tư nhất định, như một em bé không chịu vẽ hình ảnh một người đàn bà vì mẹ em làm nghề mại dâm chẳng hạn.
Như vậy, để phân tích một bức tranh của trẻ, cần kết hợp với quan sát quá trình trẻ vẽ và những câu chuyện kể được sáng tạo từ chính bức tranh đó. Phát hiện ra những điều trẻ kể về đối tượng – tranh vẽ mà không dựa vào hệ thống chuẩn mực và cưỡng bức do người lớn đặt ra, chính là phát hiện ra sự nhận thức của trẻ về hiện thực, và sau đó là phát hiện ra ngôn ngữ riêng của các dấu hiệu trong việc thực hiện mỗi một bức tranh. Nói cách khác, tranh vẽ có thể làm cho cái vô hình trở nên thấy được, giúp trẻ nói lên được điều mà chúng chưa biết nói ra, giúp chúng ta ý thức được cái vô thức.
Tranh vẽ, cũng giống như trò chơi, được xem như một cách thức bộc lộ bản thân hết sức riêng của trẻ. Nói một cách cụ thể hơn, với đặc tính tự phát, thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc
45
và với những ham muốn gắn kết trong đó, tranh vẽ có tác dụng giúp trẻ bộc lộ bản thân, kiềm chế bản thân và miêu tả hiện thực. Do vậy, tranh vẽ đôi khi được hình dung như một lĩnh vực của hoạt động chơi.
Như vậy ở tranh vẽ đã và đang được sử dụng như một công cụ đầy hiệu quả đối với trẻ em trong tâm lý trị liệu, đặc biệt với những đối tượng mà vì nhiều lý do các em gặp nhiều khó khăn trong diễn đạt bằng lời như trẻ mồ côi.
Do xuất thân, hoàn cảnh sống và chứng kiến rất nhiều tình huống đau buồn, trẻ mồ côi có diễn biến tâm lý rất phức tạp đặc biệt về vấn đề bộc lộ cảm xúc. Các em luôn có cảm giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm, không còn tin tưởng bất cứ ai, dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu.
Qua những giai đoạn phát triển tranh vẽ ở trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những nét tương đồng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Vẽ tranh cũng được xem như là một trong những kỹ thuật phóng chiếu giúp trẻ tự bộc lộ bản thân.
Để sử dụng tranh vẽ như một cách tiếp cận, giao tiếp với trẻ, cần có những tìm hiểu về đời sống của các em, đủ thời gian để tạo mối quan hệ và giúp các em thật sự có cảm giác an toàn khi tham gia vẽ tranh. Ngoài những quy ước được xem như những kỹ thuật cơ bản, người làm việc với trẻ cần có thái độ “trẻ thơ” để gần gũi trẻ hơn và có những ấn tượng, cảm nhận về bản thân trẻ, bức tranh của trẻ, lời kể của trẻ một cách chân thật nhất.
46
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU