Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 7 TP HCM (Trang 62 - 66)

5. Kết cấu tổng quát của luận văn

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân

Các mặt hạn chế:

Chất lượng tín dụng

Chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN còn chƣa thực sự cao. Nợ quá hạn, đặc biệt là nợ quá hạn của DNVVN tăng qua từng năm. Điều này nhắc nhở chi nhánh phải tăng cƣờng các biện pháp thu thập, kiểm tra khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng.

Yêu cầu khắc khe về tài sản đảm bảo

Ngân hàng còn quá chú trọng đế tài sản đảm bảo mà chƣa quan tâm đến việc mở rộng cho vay tín chấp khi quyết định cho vay trong khi nhiều doanh nghiệp không có nhiều tải sản đảm bảo nhƣng lại có phƣơng án sản xuất rất khả thi, do đó đã làm cho việc cấp tín dụng còn hạn chế.

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn

Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn đối với DNVVN còn thấp. Thực tế, các DNVVN có nhu cầu vay rất lớn, nhƣng nhiều doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ ngân hàng vì thủ tục còn chặt chẽ, lãi suất cao.

Chính sách lãi suất, chính sách khách hàng

Chính sách lãi suất còn chƣa linh hoạt khiến doanh nghiệp khó tiếp cận đến nguồn vốn, các mức lãi suất chƣa đa dạng và khó cho doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp có những điều kiện vay vốn khác nhau. Trong khi đó ngân hàng chỉ lo ngại về rủi ro tín dụng và còn phải đối mặt với nhiều chi phí khác nên làm hạn chế sự chủ động và linh hoạt lãi suất đối với DNVVN.

Chính sách về khách hàng còn chƣa đƣợc triển khai hiệu quả, bộ phận chăm sóc khách hàng còn chƣa đƣợc thiết lập trong chi nhánh, chƣa có phòng chuyên trách nên đa phần khách hàng tìm đến với ngân hàng, sự quan tâm đối với khách hàng còn chƣa tạo đƣợc lòng tin và chƣa có mối liên hệ chặt chẽ. Bên cạnh những khách hàng thân thuộc thì khách hàng mới còn chƣa đƣợc khai thác triệt để.

Thông tin khách hàng

Tình trạng thông tin bất cân xứng: Ngân hàng chƣa nắm bắt đƣợc hết những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về các DNVVN, các thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp và thông tin lấy từ CIC (Trung tâm thông tin tín dụng).

Bản thân ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong quy trình cập nhật thông tin từ trung tâm thƣơng mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro do thiếu điều kiện về cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết, thông tin không đầy đủ, bên cạnh đó nguồn thông tin từ khách hàng thiếu chính xác. Ngoài ra thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng phân tích của cán bộ cũng còn nhiều hạn chế. Số lƣợng các DNVVN tại TP.HCM hiện nay chiếm số lƣợng khá nhiều trong tổng số doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp này trong cả nƣớc. Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm tra mức độ chính xác đối với những thông tin trong hồ sơ của khách hàng đến vay vốn là tƣơng đối khó khăn. Điều này có thể tạo ra những khoản rủi ro lớn cho loại hình tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh.

Doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng

Chất lƣợng hoạt động của các DNVVN còn khá yếu: hầu hết các DNVVN có quy mô hoạt động tƣơng đối nhỏ, các dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài. Những yêu cầu của ngân hàng về thủ tục, hồ sơ còn nhiều phức tạp, nặng về giấy tờ nên các DNVVN không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ nguồn vốn hoạt động của mình, vốn tự có thấp, vốn thực khác xa so với vốn đăng ký.

Gói sản phẩm dành cho DNVVN còn chƣa đa dạng, chỉ gói gọn trong những sản phẩm truyền thống cho vay từng lần, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chƣa đƣa ra đƣợc các sản phẩm mới, chƣa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay còn thiếu sự linh hoạt các dịch vụ trợ giúp tín dụng chƣa phát triển.

Marketing, chăm sóc khách hàng

Trình độ về Marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và kỹ năng thẩm định của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Công tác marketing của ngân hàng còn chƣa thật sự sôi nổi và chƣa có nhiều chƣơng trình thu hút đƣợc khách hàng. Bởi lẽ ngân hàng cũng là một trong những ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc, đã có sẵn niềm tin trong lòng khách hàng, cũng chính vì thế nên công tác này không đƣợc chú trọng triển khai sâu rộng.

Bên cạnh đó, ngân hàng chƣa có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng doanh nghiệp và chƣa có bộ phận nào làm nhiệm vụ gắn kết với khách hàng để tìm hiểu khách hàng đang trong tình trạnh kinh doanh nhƣ thế nào? Họ cần gì? Đối tƣợng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào?

Thẩm định tín dụng

Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp dùng để trả nợ cho ngân hàng là nguồn thu từ phƣơng án sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, khi lập dự án, do khách hàng mong muốn đƣợc vay vốn nên có thể đã thổi phồng về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy việc thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án, xác định đúng khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thế nhƣng, việc thẩm định phƣơng án sản xuất và các yếu tố liên quan chƣa đƣợc chi nhánh chú trọng, thực hiện sơ sài, chỉ đánh giá theo quan điểm chủ quan,…Do vậy, sự tồn tại của tình trạng này có thể sẽ gây ra thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế

Thứ nhất: Do quy chế, chính sách cho vay của ngân hàng Agribank đều áp dụng chung cho tất cả các đối tƣợng khách hàng, không phân khúc thị trƣờng các DN lớn, DNVVN và cá nhân do đó khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng cho rằng cho vay DNVVN là một lĩnh vực cho vay chứa đựng nhiều rủi ro vì hiện nay trên thị trƣờng xuất hiện không ít những DN kinh doanh lừa đảo, điều này đã làm cho ngân hàng có tâm lý e ngại hoặc rất khắt khe khi quyết định cho vay.

Thứ hai: Trong quá trình xem xét bảo đảm tín dụng, nhiều CBTD còn quá nặng về tài sản thế chấp mà ít quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó làm giảm khả năng mở rộng tín dụng mà rủi ro lại có thể cao hơn. Hơn nữa, việc định giá tài sản

thế chấp còn dựa nhiều vào khung giá của Nhà nƣớc nên tài sản thƣờng bị định giá thấp so với giá trị thực, gây trở ngại cho việc mở rộng tín dụng.

Thứ ba: Công tác tuyên truyền, quảng cáo cho hoạt động của chi nhánh chƣa tốt. Hầu nhƣ các DNVVN đều tự tìm đến chi nhánh chứ chi nhánh chƣa chủ động tiếp xúc, quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho các doanh nghiệp. Công tác tiếp thị đƣợc quan tâm nhƣng chƣa thƣờng xuyên nên chƣa gắn kết đƣợc sản phẩm tín dụng với các sản phẩm dịch vụ khác.

Thứ tư: Công tác hoạch toán kế toán ở các DNVVN thƣờng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chƣa thực hiện một cách có quy cách theo đúng các quy định của Nhà nƣớc. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thƣờng không đƣợc kiểm toán, do đó nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc điều kiện của ngân hàng vì sổ sách kế toán của họ còn rất đơn giản, số liệu thiếu chính xác, thiếu minh bạch, trình đô quản lý của chủ DN còn nhiều hạn chế bất cập, theo kiểu quản lý gia đình, thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng dự án,... khiến các phƣơng án sản xuất kinh doanh xây dựng thiếu chặt chẽ, kém thuyết phục.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2, chúng ta vừa tìm hiều về lịch sử hình thành cũng nhƣ sự phát triển của Agribank chi nhánh 7 trong những năm vừa qua. Cụ thể là các hoạt động chủ yếu của ngân hàng và kết quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN trong những năm 2012 đến 2014. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã chỉ rõ những hạn chế mà chi nhánh mắc phải và nguyên nhân của nó. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 7 TPHCM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 7 TP HCM (Trang 62 - 66)