Xung đột giữa nhân vật với nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch quyền lực bóng tối của l tônxtôi (Trang 59)

6. Bố cục của khoá luận

2.3.1.Xung đột giữa nhân vật với nhân vật

Mác nói “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Qua các mối quan hệ đó, con người sẽ tự bộc lộ mình. Khi nhà văn gắn kết các nhân vật thành một hệ thống, nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ tạo nên bản chất xã hội của nhân vật. Bản chất thẩm mĩ đó có thể là cái xấu, cái đẹp hay cái trác tuyệt. Nó có thể xuất phát từ nhiều kiểu quan hệ khác nhau một cách đa dạng, phong phú. Trong tác phẩm của mình, Tônxtôi đặt nhân vật vào hàng loạt mâu thuẫn, xung đột có sức chi phối mạnh mẽ đến cuộc đời, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật.

Mâu thuẫn xuất hiện đầu tiên trong vở kịch là mâu thuẫn giữa Piôt và Nikita:

Piôt: Ê! Nikita! Lại đây. Sao anh về sớm thế?

Nikita: Tôi cày xong rồi.

Piôt:Anh đã cày cái vạt ruộng ở bên kia cầu chưa?

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Piôt: Xa ấy à? Từ nhà đi còn xa hơn. Anh sẽ phải đi một chuyến nữa. Giá làm luôn thể đi có phải hay hơn không”.

Đây là mâu thuẫn giữa bác nông dân chủ nhà Piôt tuy đã ốm nặng nhưng vẫn ham công tiếc việc, luôn nghĩ đến việc ki cóp và anh chàng Nikita đỏm dáng chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc và không muốn làm ăn gì cả. Sự sống của Piôt chỉ tính từng ngày, nhưng lại luôn lo đến vấn đề phát triển cơ nghiệp trong khi Nikita có tuổi trẻ, sức khoẻ lại chỉ nghĩ tới việc chơi bời.

Mối quan hệ vợ chồng của Piôt và Anixia cũng có xung đột. Anixia không muốn một mình làm quần quật như trâu bò, trong khi Piôt lúc nào cũng chỉ muốn mở mang và phát triển cơ nghiệp, họ không giấu giếm sự căm ghét nhau:

Anixia: Tôi sẽ không làm cho ông nữa đâu, đủ lắm rồi, tôi sẽ không làm nữa, ông tự làm lấy.

Piôt: Đủ rồi đấy, làm gì mà nổi cơn tam bành lên như thế? Cứ y như con Cừu cái quẩn chân

Anixia: Chính ông là con chó dại ấy. Chẳng trông cậy vào ông được việc gì, cũng chẳng vui thú gì. Ông chỉ biết nhiếc móc thôi, đúng là đồ chó dại

Piôt:Tởm cô lắm! Lạy Chúa xá tội, phải đi xem cho rõ mới được

Anixia:Đồ quỷ chết giẫm, đồ mặt mẹt.”

Cách xưng hô “tôi - ông”, những lời tranh cãi với ngôn ngữ chợ búa và táo tợn cho thấy những rạn nứt trong quan hệ của họ. Sự thù hận thay thế tình yêu trong lời thú nhận của Anixia với Matrena “Chả biết bác có tin không, chứ tôi xấu hổ về con chó đực mũi to của tôi và tôi không muốn nhìn mặt lão nữa”. Không chỉ ngoại tình, Anixia còn nảy sinh suy nghĩ táo bạo

“Giá như tôi không phải sống kiếp đoạ đày này, thì có đời nào tôi phải làm những việc nào”. Và cuối cùng, vì mâu thuẫn, vì muốn chung sống với người

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

tình Nikita, Anixia đã đầu độc chồng. Đây chính là sự băng hoại trong mối quan hệ vợ chồng khi con người buông mình theo dục vọng và không thể tìm cách giải toả những mối bất hoà trong gia đình.

Nhân vật Anixia không chỉ được nhìn nhận trong mối quan hệ với Piôt mà còn được nhìn nhận trong mối quan hệ với Akulina:

Akulina: Sao dì lại rủa bố thế?

Anixia:Việc gì đến mày, đồ ngốc, câm mồm đi.

Akulina: Tôi biết vì sao dì lại rủa bố rồi. Chính dì ngốc thì có, đồ chó. Tôi không sợ bà đâu.

Anixia: Mày muốn gì (đứng phắt dậy và tìm cái gì để đánh). Liệu hồn, rồi tao sẽ cho mày ăn đòn.

Akulina: Dì là đồ chó, đồ quỷ, đồ chó, đồ chó, đồ quỷ”

Bên cạnh đó, mối tình tay tư giữa Nikita và Anixia, Akulina và Marina cũng là nguyên nhân khiến xung đột kịch ngày càng tăng. Nikita cam đoan với Anixia “dứt khoát anh sẽ không bỏ em”. Với Akulina, Nikita vẫn ỡm ờ “Tại sao anh lại không yêu em nữa?”. Trong khi, trước đó Nikita từng yêu Marina, và bây giờ lại chối bỏ tình cảm ấy. Chứng kiến cảnh cắt đứt tàn nhẫn này, Akulina có dịp thấy rõ bản chất của anh ta và linh cảm thấy kết cục tương lai của mình “Anh đã xúc phạm chị ấy, rồi anh sẽ xúc phạm em như vậy... Anh chó má lắm”.

Và cũng chính đồng tiền đã làm cho mối tình tay ba giữa Nikita - Anixia - Akulina trở nên phức tạp, gay gắt đến mức không thể dung hòa và giải quyết được. Sau khi Piôt chết, Nikita lấy Anixia nhưng lại công khai đi lại với Akulina, đưa Akulina ra tỉnh để ăn chơi mua sắm:

Anixia: Ông ấy việc gì mà vội. Sẵn tiền trong tay, ông ấy rong chơi với con bé, tôi chắc...

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Anixia biết rõ Nikita ''tiêu tiền hoang phí kinh khủng'' và mê Akulina nên đã bỏ rơi mình nhưng chị ta không biết làm cách nào chống trả. Mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng bây giờ trở thành mâu thuẫn giữa hai tình địch nhằm giành ngôi bà chủ. Họ nói thẳng vào mặt nhau không che đậy:

Anixia:Đồ đĩ, mày ăn nằm với chồng người khác.

Akulina:Còn mày thì đã giết chồng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Được Nikita cưng chiều, Akulina lên mặt “Em sẽ không ở với nó. Em sẽ tống cổ nó ra khỏi nhà. Nó không thể sống cùng em được. Thế mà cũng đòi làm bà chủ. Bà chủ gì cái ngữ đó, đúng là đồ nhà thổ”.

Đây cũng là một trong những lí do trực tiếp dẫn tới bi kịch ở cuối tác phẩm, khi mà Nikita bị Matrena và Anixia buộc phải giết đứa trẻ sơ sinh, kết quả của mối quan hệ tội lỗi với Akulina. Anixia rất hả hê vì có dịp trả thù Nikita “Anh đã chửi bới tôi đủ rồi. Anh đã giày xéo lên tôi. Bây giờ đến lượt tôi”. Tình yêu đã không còn, giữa họ chỉ còn mâu thuẫn khi mà quyền lợi cá nhân không được thoả mãn và việc tranh giành quyền lợi về phía mình.

Hố ngăn cách tình cảm của hai bố con Nikita và Akim cũng rất lớn. Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngựa chết trong khi mùa màng đang tới, Akim muốn mượn Nikita ít tiền để mua con ngựa mới. Nhưng thấy con hư đốn, Akim trả lại tiền và bỏ về giữa đêm đông giá rét. Akim cho rằng “Được nuông chiều trong cảnh giàu sang, con người đâm hư hỏng”. Akim không tán đồng cách thức Nikita gửi tiền vào nhà băng để tăng lợi nhuận “Chao ôi, xem thế thì ra không tiền thật khổ, ấy thế nhưng không có tiền lại khổ gấp đôi. Sao lại như thế được? Chúa dạy phải làm lụng mà ăn. Ấy thế nhưng anh lại gửi tiền vào nhà băng rồi nằm ngủ, rồi tiền ấy sẽ nuôi sống anh. Như thế là xấu xa, nghĩa là không đúng đâu”. Akim phê phán hành động đó của con trai trên lập trường nông dân gia trưởng, lão đồng tình với nhận định của Mitrit “ họ chỉ lo làm sao bóc lột trụi thùi lụi”. Nếu như ở hồi Một, Akim nhắc nhở

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

con “Liệu đấy kẻo lại sinh chuyện” và tuy chưa biết con đã dính vào vụ đầu độc Piôt nhưng đến hồi Ba lão đã đối đầu trực tiếp với Nikita “Tôi đi vì ở nhà anh khó chịu lắm. Nghĩa là, anh sống tồi lắm Mikitska ạ. Tôi thấy anh mắc vào vòng tội lỗi rồi. Anh đã mắc tội, anh đã chìm đắm trong tội lỗi rồi”. Akim chỉ ra một trong những nguyên nhân sa ngã của Nikita “Anh sống trong giàu sang như bị sa vào lưới ấy. Chà Nikitska ơi, cần phải quan tâm đến linh hồn con ạ”. Mâu thuẫn giữa hai cha con đã lên tới đỉnh điểm “Tôi kinh tởm những trò xấu xa xa của anh, ái dà, nghĩa là tôi kinh tởm, kinh tởm ghê gớm”. Và quyết định “Tôi thà ngủ đêm dưới bờ giậu còn hơn nằm trong cái nhà nhơ bẩn của anh”.

Trong vở kịch Quyền lực bóng tối, ngay từ khi xuất hiện, nhân vật đã được đặt vào trong những xung đột cụ thể và căng thẳng. Tất cả những mối quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đều ở trong tình trạng bất bình thường. Xung đột này dẫn tới xung đột kia và cuối cùng đã dẫn tới sự phá sản hoàn toàn của mọi mối quan hệ tình cảm tưởng chừng như bền vững nhất.

Nhận xét vở kịch, nhà văn cùng thời với Tônxtôi là G.Uxpenxki đã chỉ rõ “Nếu như môi trường nhân dân không rối loạn khiến cho đồng tiền có sức mình thì chắc chắn Anixia đã không bán mình, Nikita không đi làm thuê và Piôt không phải thuê nhân công, chắc chắn sẽ gả tiền đàng hoàng cho Akulina”

(Dẫn theo [16, 111]).

Đồng tiền là nguồn gốc tội ác và xung đột, Uxpenxki đã dùng biểu tượng rất đắt để thâu tóm toàn bộ tư tưởng của vở kịch “Tiếng xương người gãy răng rắc là hiện tượng tất yếu trong chế độ xã hội của chúng ta”.

(Dẫn theo [16, 112]).

Có thể thấy, trong tác phẩm kịch thì việc xây dựng mâu thuẫn, xung đột là không thể thiếu bởi nó là linh hồn của vở kịch. Tônxtôi thể hiện nhân

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

vật rõ nét đồng thời khơi gợi ở độc giả sự hứng thú và hiếu kì trong việc theo dõi nhân vật nhằm giải quyết mâu thuẫn xung đột.

2.3.2. Xung đột giữa hai lối sống, hai quan niệm sống ích kỉ, trục lợi và nhân hậu, vị tha

Bao trùm lên tất cả mọi mâu thuẫn xung đột là mâu thuẫn giữa hai vợ chồng Akim và Matrena. Đó là mâu thuẫn giữa hai cách nhìn nhận con người, hai cách ứng xử, hai lối sống, hai lí tưởng đạo đức: lối sống ích kỉ trục lợi và lối sống vị tha theo chúa nhân từ của Akim. Chính Nikita chịu sự tác động ngược chiều của bố mẹ anh ta. Matrena là đạo diễn của tất cả những trò man trá, tội ác đối lập với Akim hiện diện như lời nhắc nhở, kêu gọi con người sống lương thiện.

So với Akim, mồm miệng Matrena trơn tru hơn. Mụ học được cách nói linh hoạt và khôn ngoan trong văn hoá dân gian với thói quen diễn đạt ý mình bằng tục ngữ: “Con sâu làm rầu nồi canh”, “Có gan ăn cướp - có gan chịu đòn”, “nghèo lấy vợ nặng nợ cái than”... Ở tuổi 50, Matrena lọc lõi như con cáo già với quan điểm “Tiền đứng đầu mọi chuyện”. Khảo sát vở kịch, ta thấy trong đối thoại của mình ở các hoàn cánh khác nhau, bà ta đã 23 lần nhắc tới từ tiền: “Cô cứ cho chúng tôi ít tiền...”, “tôi đã lấy tiền của tôi, đừng quên đưa cho tôi một rúp”, ''Bây giờ ông chủ sẽ đưa cho mười rúp để đỡ cảnh túng đói”...

Akim là người ăn nói ngắc ngứ và toàn dùng từ “nghĩa là” (57 lần) và “ái dà”(64 lần). Đây là con người luôn thấu hiểu ý Chúa và là hiện thân cao nhất của đạo lí, lương tâm con người. Akim đã hơn 23 lần nhắc đến Chúa trong đối thoại của mình, ông tin rằng “Không có Chúa thì mọi việc tệ hại vô cùng”.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Chính từ hai quan niệm sống khác nhau như vậy, nên trước mọi công việc cũng như nhìn nhận các vấn đề khác nhau của đời sống, họ đều có cách ứng xử khác nhau.

Khi biết về mối quan hệ của Nikita và cô gái mồ côi Marina, Akim buộc con trai về nhà lấy vợ và khen ngợi cô gái “Cô gái hay làm, tính nết đoan trang, nghĩa là, ái dà xung quanh cô ta... và trong cảnh túng thiếu như chúng tôi, ái dà, có thêm người đỡ đần với lại đám cưới cũng không tốn kém lắm. Giá đắt hơn cả là sự xúc phạm đối với cô gái ấy, nghĩa là, ái dà, cô bé mồ côi ấy. Nó bị xúc phạm đấy”. Nhưng vì mục cơ trục lợi, Matrena kêu ca

“Cảnh nghèo túng nhà chúng tôi, chính bác cũng biết đấy, nghĩ đến chuyện cưới xin làm sao được. Đến ăn cũng còn chưa xong nữa là. Nói gì đến cưới với xin!” và phản đối vấn đề cho Nikita lấy vợ, hạ thấp Marina “Nó chính là đứa phóng đãng, giao du với đủ mọi hạng người, đồ lẳng lơ ấy mà!

Ngay chính bản thân Akim cũng phản đối lại sự vu khống bịa đặt này của vợ “Nghĩa là dù nói về cô gái hay là nói về mình bà cũng cứ xoay theo ý bà, bà xoay theo ý bà sao cho có lợi cho bà hơn”. Akim cảnh tỉnh Nikita

“Mày giấu được người đời chứ không giấu được Chúa đâu. Nikita hãy nghĩ lại đi, nghĩa là, ái dà, mày không thể nói dối được đâu” khi thấy anh ta có ý định bỏ rơi Marina. Trong khi đó, Matrena lại âm mưu xúi giục Nikita lấy Anixia để đảm bảo một cuộc sống vật chất đầy đủ “Vậy mày hãy liệu đấy. Việc sắp trót lọt rồi con ạ”. Chính dưới sự nuông chiều và tính toán vụ lợi này của Matrena mà sau này Nikita đã trượt dài trong tội lỗi và lâm vào bi kịch của một tên sát nhân ở cuối vở kịch.

Akim luôn cảnh tỉnh Nikita tránh xa vòng tội lỗi, Akim chỉ ra một trong những nguyên nhân sa ngã của Nikita “Anh sống trong giàu sang như bị sa vào lưới ấy. Chà Nikitska ơi, cần phải quan tâm đến linh hồn con ạ”.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

lối sống ích kỉ, buông thả, quên mất Chúa, Nikita phạm hết lỗi này đến lỗi khác. Anh ta ở giữa hai cực tác động của bố và mẹ. Matrena xúi giục, tiếp tay xô đẩy vào con đường tội lỗi. Akim nhắc nhở, ngăn ngừa, kêu gọi con quay về con đường sáng của Chúa và cuối cùng đã thắng. Nếu ở các hồi trước, Matrena là đạo diễn của các trò đen tối thì ở hồi cuối cùng, Akim chói ngời trong thế tự tin mạnh bạo. Nikita thú tội với mọi người và Akim đã ngăn cảnh sát để con trai sám hối trước mặt mọi người. Akim phấn khởi vì cuối cùng con trai đã không lầm lạc “Hãy nói đi con, hãy nói hết đi, như thế sẽ dễ chịu hơn. Con hãy ăn năn hối hận với Chúa, đừng sợ mọi người. Đức Chúa! Chính Chúa đây rồi”. Kết thúc vở kịch, Akim hân hoan khẳng định vòng tay rộng mở của Chúa và thể hiện lòng bao dung nhân từ của mình “Chúa sẽ tha tội cho con, con yêu quý ạ. Con không xót thân con thì Chúa sẽ đoái thương đến con. Đức Chúa, chính đức Chúa đấy...!”

Kiểu người như Akim vốn đã có từ lâu trong ý thức nghệ thuật của Tônxtôi. Đó là hình tượng người nông dân thuần phác, đôn hậu và sùng đạo, luôn ứng xử theo sự sáng suốt của con tim. Akim xa lạ với lối lí sự tính toán của Matrena. Ta nhớ lại bác nông dân Karataep trong “Chiến tranh và Hoà bình”, người luôn tin rằng “Mọi việc đều không do trí tuệ ta định đoạt mà đều do ý Chúa cả”. Còn trong tiểu thuyết Anna Karenina thì bác thợ xây Fêdorddax nói với nhân vật chính Lêvin “Mọi người không phải đều giống nhau, có người chỉ nghĩ đến lợi ích của mình như Mitiuc chỉ lo nhét đầy bụng, Fokanych thì khác: đó là một ông già có phẩm cách. Bác ta sống cho linh hồn mình mà không quên Chúa”. Với quan điểm “Kịch phải có nội dung tôn giáo” và sau quá trình chuyển biến tư tưởng vào đầu những năm 80, Tônxtôi đứng hẳn về phía Akim, coi lí tưởng của Akim cũng là lí tưởng của mình.

“Như thế, nếu như người ta đề nghị tôi đưa ra một lời khuyên duy nhất mà tôi coi là hữu ích nhất cho con người ở thế kỷ chúng ta, thì tôi có thể

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

nói với họ chỉ một điều vì Chúa, hãy ngừng lại dù chỉ trong giây lát, hãy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch quyền lực bóng tối của l tônxtôi (Trang 59)