6. Bố cục của khoá luận
1.2.4. Thời gian không gian
Thời gian là hình thái tồn tại vật chất, diễn biến một chiều theo ba trạng thái quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động và phát triển của vật chất trong tự nhiên. Nó vận động và phát triển theo quy luật một chiều, tuyến tính và khách quan.
“Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [18, 322].
Như vậy, khác với thời gian hiện thực khách quan, thời gian nghệ thuật cho phép sử dụng các kiểu thời gian cảm thụ mang tính chủ quan. Thời gian nghệ thuật có thể trùng hợp với thời gian vật chất nhưng nó cũng có thể thoát khỏi sự vận động một chiều của thời gian tự nhiên để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới, về đời sống xã hội. Thời gian trong tác
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
phẩm văn chương chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư. Nó cùng với những yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm cũng như hình tượng nhân vật.
Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nó thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, làm cho người đọc hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc chìm đắm vào quá khứ. Như vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng phương tiện nghệ thuật. Nó thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Vấn đề thời gian trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ bản: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Quan niệm thời gian của nhà văn được bộc lộ một cách trực tiếp và phổ biến hơn là được bộc lộ một cách gián triếp qua cách tổ chức thời gian của tác giả. Nó có quan hệ chặt chẽ với ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Không gian cũng là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạch cái kia. Nếu thời gian là cái có tính quá trình thì không gian là cái có tính kích cỡ.
Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, nhưng đều thống nhất chung trong không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực.
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật, trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng,
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan” [18, 160].
Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học. Nó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn nhân vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, không thể quy nó vào không gian địa lí hay vật lí, vật chất. Trong tác phẩm, ta hay bắt gặp sự miêu tả con đường hay dòng sông… nhưng bản thân sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới về con người.
Sự biến đổi không gian trong tác phẩm văn học gắn với sự thay đổi xã hội, sự tự ý thức của con người và tư duy nghệ thuật trong văn học. Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có tầm quan trọng lớn, cho phép khám phá phong cách và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ một cách khoa học về đời sống.
Sự thể hiện của không gian - thời gian trong thể loại kịch có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nhân vật. Không gian xác định môi trường sống cụ thể của nhân vật đồng thời qua đó thể hiện những dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng những tính cách điển hình. Là môi trường để qua đó nhân vật bộc lộ những đặc điểm về tính cách cũng như số phận của nhân vật.
Mặt khác, do đặc trưng mang tính thể loại với việc hạn chế về mặt thời gian. Thông qua thời gian, thúc đẩy cốt truyện cũng như xung đột kịch phát triển đồng thời, ta sẽ biết tác giả đang muốn chú trọng vào đoạn đời nào
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
của nhân vật. Qua đó, hình tượng nghệ thuật sẽ trở nên cô đọng và điển hình hơn trong sự cảm nhận của độc giả.
Tóm lại, các biện pháp nghệ thuật trên là những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong công việc xây dựng nhân vật kịch. Mỗi biện pháp này được sử dụng đậm hay nhạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình nhân vật, ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Với việc phân tích bốn biện pháp nghệ thuật trên: biện pháp đối thoại, biện pháp độc thoại, biện pháp tạo xung đột kịch tính và không gian - thời gian mang tính nghệ thuật, chúng tôi thấy mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng góp phần vào việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Vì vậy, khi xem xét Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch
Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi, chúng tôi sẽ lần lượt phân tích bốn yếu tố nghệ thuật này.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH QUYỀN LỰC BÓNG TỐI CỦA
LEP TÔNXTÔI
Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Kịch là loại nghệ thuật dùng sân khấu trình bày hành động và đối thoại của các nhân vật để phản ánh những vấn đề, những xung đột trong đời sống xã hội”.
Có nhiều cách phân loại kịch. Cách phân loại phổ biến nhất vẫn là dựa vào loại hình xung đột, vào lí tưởng, mục đích xã hội của cuộc đấu tranh mà nhân vật trung tâm theo đuổi, vào cảm xúc thẩm mĩ của độc giả và khán giả, theo đó, kịch được chia thành các thể: bi kịch, hài kịch và chính kịch (kịch Đram).
Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này chúng tôi sẽ chỉ tập trung tìm hiểu thể Chính kịch (Kịch đram). Đây là một sáng tạo độc đáo về loại hình kịch của thế kỉ Ánh sáng gắn liền với tên tuổi của các tác giả như Didrot, Bomarchaise, Lessing… nhằm khắc phục tính phiến diện của bi kịch và hài kịch Cổ Điển. Từ đấy kịch đramtrở thành hình thức thể loại quan trọng nhất của kịch. Thể loại này ra đời đã xoá nhoà danh giới giữa bi kịch và hài kịch. Cơ sở thẩm mĩ của nó là mối quan tâm đến tính chất hiện thực của cuộc sống. Nhà soạn kịch Mecier đã nói “Kịch đram viết ra là để diễn chứ không phải để đọc” nên các nhà soạn kịch thường quan tâm tới cả việc đổi mới ở khâu dàn dựng theo hướng hiện thực.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sức hấp dẫn của Kịch đram với các nhà soạn kịch là “Nghệ thuật tự do”. Mọi thứ dây rợ ràng buộc đôi cánh của ngòi bút và tâm hồn tác giả đều bị đập phá. Mọi kiểu lồng giam
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
hãm nghệ thuật đều bị bẻ nát cho dù đó là cái lồng “sơn son thiếp vàng”. Kịch đram không có quy tắc cứng nhắc như kịch Cổ Điển.
Lep Tônxtôi là thiên tài trong lĩnh vực văn xuôi, và ông dành rất nhiều đam mê theo đuổi công việc viết kịch. Ông sáng tác kịch từ những năm 1856 với việc phác thảo đề cương vở hài kịch “Gia đình quý tộc”, sau đổi tên thành “Con người thực tế” nhưng thành công về kịch đến với ông chậm chạp hơn văn xuôi rất nhiều. Thành công chỉ thật sự đến với Tônxtôi từ những năm 80 với ba vở kịch xuất sắc:
* Quyền lực bóng tối (1886)
* Thành quả giáo dục (từ 1886 - 1889) * Xác thây sống (1890)
Và Quyền lực bóng tối là vở kịch chúng tôi sẽ đề cập đến trong khoá luận này.
Vở kịch được sáng tác dựa trên một vụ án mạng có thật do người bạn là V.N.Đavưđốp - biện lí toà án tỉnh Tula kể lại cho nhà văn vào năm 1880. Sau đó, Tônxtôi hai lần trực tiếp gặp kẻ có tội là người nông dân Kôlôxốp. Ấp ủ trong 6 năm, tới 1886 vở kịch được sáng tác với mục đích “Dành cho quảng đại quần chúng nhân dân”. Ban đầu vở kịch có 7 dị bản do tác giả sửa chữa nhiều lần, sau đây là tóm tắt vở kịch đram 5 hồi:
“Sự việc xảy ra vào mùa thu tại một ngôi làng lớn, trong căn nhà gỗ rộng rãi của bác nông dân Piôt Ignatich. Piôt có hai người con là Akulina 16 tuổi với vợ trước và Aniutka 10 tuổi với người vợ thứ hai là Anixia. Piôt thuê anh chàng đỏm dáng Nikita giúp việc đồng áng, anh ta và Anixia đã có mối quan hệ bất chính với nhau. Lúc này, Piôt đang bị ốm, hai vợ chồng xung đột với nhau, mối quan hệ dì ghẻ - con chồng giữa Anixia và Akukina cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Mối tình tay tư giữa Nikita với Anixia, Akukina và cô gái nghèo Marina cũng là khối bùng nhùng chứa đầy mâu thuẫn. Akim, người
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
nông dân sùng đạo, bố của Nikita đến bắt anh ta về nhà lấy vợ nhưng Matrena lại không muốn con trai bỏ chỗ béo bở vì mục đích vụ lợi. Mụ phản đối ý định của chồng, đồng loã với mối tình vụng trộm của Anixa và con trai mình và xui Anixia đầu độc chồng.
Sáu tháng sau, Piôt mất vì bị đầu độc, Anixia lấy Nikita. Tuy nhiên, sau khi lấy Anixa và chiếm được tiền, Nikita trở nên vũ phu và công khai đi lại với Akukina. Trong một lần tới nhờ Nikita giúp cho ít tiền để mua ngựa, Akim chứng kiến những hành động sai trái và thấy con mình đang sa vào vòng tội lỗi nên đã bỏ về, khuyên con tỉnh ngộ để giữ lấy linh hồn.
Akulina mang bầu, cả nhà tìm cách gả chồng cho cô với lời hứa về khoản tiền hồi môn hậu hĩnh cho thông gia nhằm xoá bỏ mọi tội lỗi. Đúng lúc đó đứa trẻ chào đời, Matrena và Anixia ép buộc Nikita dùng tấm ván để đè chết đứa bé ở trong tầng hầm. Sau hành động này, tinh thần Nikita trở nên hoảng loạn.
Hồi 5 miêu tả đám cưới của Akulina, đồng thời là mở nút vở kịch. Nhờ sự khuyên nhủ, nhắc nhở của người yêu cũ Marina, sự động viên của bác lính già Mitrit và đặc biệt của ông bố Akim và trước tội ác quá sức chịu đựng, Nikita đã tỉnh ngộ và công khai sám hối trước dân làng”.
Đây là những giới thiệu ban đầu về thể loại kịch Đram và vở kịch
Quyền lực bóng tối của Tônxtôi. Qua việc tìm hiểu, khám phá về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của Tônxtôi chúng tôi sẽ đi giải mã nghệ thuật kịch và lí giải tại sao giáo sư K.Lômulôp lại ca ngợi "Những vở kịch ưu tú của Tônxtôi thuộc về kho báu của nền kịch cổ điển thế giới và chúng phải giữ vị trí nổi bật trong kịch mục các nhà hát của chúng ta".
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
2.1. Nghệ thuật đối thoại
Trong thể loại kịch, đây là một trong những biện pháp nghệ thuật chủ đạo để xây dựng hình tượng nhân vật. Lời đối thoại trong kịch có khả năng kể chuyện, thông báo sự kiện và qua đó giúp ta thấy được tính cách, cá tính, quan niệm sống, nghề nghiệp, lứa tuổi, giai cấp, thời đại của nhân vật…
Trước đây, đối thoại vẫn được xem là hình thức tồn tại của kịch, đặc trưng số một của kịch là đối thoại. Trong đó, tác giả kịch bản kể một câu chuyện bằng lời nói của nhiều nhân vật, câu truyện diễn biến nhanh với những sự cố liên tiếp và liên kết với nhau thành hành động kịch.
Vở kịch Quyền lực bóng tối có tất cả 22 nhân vật chính phụ, với kiểu nhân vật đối thoại xuyên suốt các vở kịch. Chính nhờ sự đối thoại của các nhân vật mà ta nhận ra tính cách của từng nhân vật một cách cụ thể và sâu sắc hơn. Sáng tác theo tiêu chí đã đề ra ngay từ ban đầu “Viết vở kịch cho quần chúng nhân dân”, vì vậy, tác giả đã đưa vào trong tác phẩm của mình lời ăn tiếng nói của nhân dân rất chân thực, giản dị và nhiều màu sắc dân gian đặc trưng.
Bảng khảo sát sau đây sẽ thống kê số lần đối thoại của các nhân vật trong vở kịch. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được vai trò của đối thoại trong việc miêu tả tính cách cũng như bộc lộ triết lí, tâm tình của nhân vật.
Thông thường, tổ chức xây dựng một cuộc đối thoại trong tác phẩm văn học bao gồm ba yếu tố: chủ điểm đối thoại, số người tham gia, thời gian - không gian diễn ra cuộc đối thoại. Vì vậy, chúng tôi dựa vào tiêu chí này để thống kê số lần đối thoại trong tác phẩm.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
BẢNG KHẢO SÁT VỀ BIỆN PHÁP ĐỐI THOẠI TRONG VỞ KỊCH QUYỀN LỰC BÓNG TỐI CỦA L.TÔNXTÔI
Số lượt đối thoại
STT Tên nhân vật Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Biến thể Hồi 5 1 Piôt 10 5 2 Anixia 7 16 10 6 1 3 3 Akulina 6 2 5 2 4 Aniutka 2 2 2 3 5 Nikita 9 6 11 7 2 9 6 Akim 4 9 1 7 Matrena 6 14 7 2 5 8 Marina 1 1 9 Dân chúng 1 10 Bà mẹ đỡ đầu 1 4 1 11 Mafa 1 12 Mitrit 2 1 4 1 13 Bà hàng xóm 1 14 Ông mối 1 15 Chồng Marina 3 16 Cô gái 1 1 17 Cô gái 2 2 18 Cảnh sát 2 19 Phù rể 1 20 Người đánh xe 1 21 Bà mối 2 22 Lí trưởng 1
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi