Đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch quyền lực bóng tối của l tônxtôi (Trang 35 - 46)

6. Bố cục của khoá luận

2.1.1. Đối thoại nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật

Tính cách con người là một hiện tượng phức tạp, khó nắm bắt. Căn cứ vào các biểu hiện bề ngoài, bên cạnh hành động, cử chỉ thì đối thoại là một trong những phương diện bộc lộ tính cách con người. Thông qua các biểu hiện cụ thể của đối thoại như ngôn ngữ sử dụng, ngữ điệu đối thoại, cảm xúc, bối cảnh đối thoại mà ta có thể hình dung về tính cách, trình độ cũng như các vấn đề mà nhân vật thấy quan tâm.

Nhân vật Piôt theo như lời chỉ dẫn của tác giả là một nông dân khá giả, đã lấy vợ lần hai, ốm yếu. Cuộc đời của Piốt trong tác phẩm từ khi xuất hiện trong tình trạng ốm đau và chết vì bị đầu độc được nhắc tới ở hồi Một và hồi Hai. Đa số những cuộc đối thoại của Piôt đều liên quan tới công việc đồng áng ở nông thôn. Đây là đối thoại đầu tiên của Piôt cũng là mở đầu vở kịch: “Piôt: Lũ ngựa lại xổng mất rồi. Liệu xem kẻo chúng giết mất ngựa con đấy. Nikita, ê Nikita!

Nikita: Gì thế?

Piôt: Đi lùa ngựa đi.

Nikita: Cứ thư thả rồi tôi sẽ lùa.

Piôt (lắc đầu): Bọn làm công tệ như thế đấy! Tao mà khoẻ ấy à, không đời nào tao thuê bọn bay. Thật tội nợ với chúng nó. Nikita!...không sao gọi được nó. Hay là hai mẹ con, ai đi đi, Akuli, đi lùa ngựa đi”.

Qua đối thoại ta thấy, bác nông dân chủ nhà Piôt tuy ốm nặng nhưng vẫn ham công tiếc việc. Mặc dù, chỉ ngồi một chỗ hoặc leo lên bếp nằm, nhưng vẫn để ý tới việc đàn ngựa xổng, đến tính mạng của con ngựa con và phàn nàn về thái độ của người làm. Thậm chí, ngay cả khi bị bệnh tật hành hạ

“ruột gan như lửa đốt. Cứ y như nó có mũi khoan nó xoáy vào người ấy” điều lo lắng thường trực vẫn là: “Tôi đã gây dựng nên cơ nghiệp nhưng chả có ai góp sức bàn bạc với mình. Cũng tiếc (sụt sịt)”. Trong những giờ phút cuối

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

cùng của cuộc đời mình, Piôt vẫn quan tâm tới vấn đề mùa màng khi đối thoại với anh chàng làm công Nikita:

“Bây giờ anh, ối, anh hãy đi bới khoai tây, các bà ấy ối… sẽ phân loại” và lo lắng “Kẻo không, ối ối, đến vụ trồng thì khoai thối hết mất. Ôi, tôi kiệt sức mất rồi”.

Piôt mang trong mình nét tính cách quen thuộc của người nông dân cần cù, luôn ham công tiếc việc và yêu cầu điều đó ở mọi người. Những đối thoại của Piôt với mọi người đều xoay quanh vấn đề cơ nghiệp mà bất kỳ người nông dân bình thường nào cũng quan tâm và trăn trở. Khi đang cãi nhau với Anixia, Piôt vẫn quan tâm tới công việc, nhắc nhở Akulina “Mày đi lấy cỏ cho gia súc ăn đi, đến giờ rồi đấy, phải không?”. Ngay cả khi đã trở nên khá giả “gia súc đầy một sân”, trở thành ông chủ, nhưng chưa bao giờ Piôt cho phép mình hưởng thụ và ngừng nghỉ cho dù đang bị ốm nặng, luôn muốn động chân động tay vào mọi việc. Đây là người nông dân Nga rất điển hình, với một bản tính thuần chất của những người lao động tay chân.

Quan sát vào bảng khảo sát đối thoại chúng ta thấy ở hồi Một, nhân vật Piôt đối thoại rất nhiều (10 lượt) trong khi đó đến hồi Hai chỉ còn 5 lượt với vai trò hết sức mờ nhạt. Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ở hồi Một, Piôt là một trong những nhân vật trung tâm và lần lượt đối thoại với tất cả các nhân vật. Tính cách Piôt được nhìn nhận trong mọi mối quan hệ với vợ, con gái, anh chàng làm công Nikita và cả bố mẹ của Nikita và ở mọi đối thoại vấn đề tiền công, hạn làm việc, vun vén cho sản nghiệp luôn được Piôt đặt lên hàng đầu.

Khác với Piôt, Nikita là anh chàng nông dân trẻ khỏe, đỏm dáng với tính cách mê gái và thích hưởng thụ. Cùng một lúc anh ta vướng vào mối tình tay tư với Anixia, Akulina và Marina. Khi biết tin bố bắt mình về nhà lấy vợ, Nikita nói với Anixia:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

''Nikita: Em càu nhàu gì đấy? Lạ không kìa, ngay đến vuốt ve cô ấy cũng không cho… sao thế em?

Anixia: Là vì anh muốn bỏ em… Mà nếu anh muốn bỏ em cũng chẳng cần. Đấy, là em nói với anh thế thôi.

Nikita: Thôi đủ rồi, Anixia. Lẽ nào anh lại muốn quên em? Không đời nào. Nghĩa là dứt khoát anh sẽ không bỏ em. Anh tính thế này: nếu như có phải cưới vợ đi nữa anh cũng sẽ quay lại với em ngay, miễn sao ông cụ không bắt ở nhà''.

Xét trên bình diện xã hội, mối quan hệ của Nikita và Anixia là vợ của ông chủ và người làm công. Trong các mối quan hệ tình cảm, đó là mối quan hệ của người phụ nữ đã có gia đình và chàng trai độc thân. Nhưng qua đối thoại trên ta thấy họ gian díu với nhau, thậm chí trước khi yêu Anixia, Nikita còn có quan hệ với Marina, nhưng đã phủ nhận và xúc phạm mối quan hệ này khi gặp lại cô:

Marina: Không cần, giờ thì anh không cần. Nhưng anh đã làm hại em và bây giờ anh không cần gì đến em nữa.

Nikita: Cô nói tất cả những chuyện đó cũng chẳng ăn thua gì, toàn chuyện không đâu vào đâu. Cô đã nói nhăng nhít với bố tôi. Cô làm ơn đi đi cho.

Marina: Anh cũng biết là ngoài anh ra, em chẳng yêu ai. Anh lấy em hay không lấy, em cũng không dám oán anh đâu. Em chẳng có lỗi gì với anh cả vậy tại sao anh không yêu em nữa, tại sao?

Nikita: Chúng ta nói chuyện tào lao làm gì vô ích. Cô đi đi. Đúng là đồ điếm”.

Trong đối thoại của mình, Nikita hay viện dẫn đến Chúa “Đấy có Chúa Kitô đây, nếu tôi nói không đúng, tôi sẽ không rời khỏi được sàn gỗ này” nhưng Nikita chỉ thề láo mà thôi. Sau này, khi đã lấy Anixia rồi, Nikita

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

lại đi lại công khai với Akulina - người mà lúc này đã trở thành con gái của anh ta. Nikita công khai quan điểm cá nhân của mình trong tình yêu khi hắt hủi Anixia và bênh vực Akulina:

“Thôi đi, dính dáng đến nó làm gì! Đừng nhìn nó, hãy nhìn anh đây này. Anh là ông chủ, anh muốn làm gì thì làm. Anh không yêu nó nữa, anh yêu em. Anh thích ai thì anh yêu người đó, đó là quyền của anh”.

Trong vở kịch, ta thấy tính cách Nikita không chỉ bộc lộ trực tiếp trong đối thoại của anh ta mà còn thể hiện thông qua lời nhận xét, đánh giá của các nhân vật xung quanh về anh ta:

“Piôt: Nó là thằng lười, chẳng biết làm ăn gì cả. Thích thì nó làm, không thích thì thôi”.

Trên cương vị một ông chủ nhận xét về người làm công, Piôt đánh giá Nikita là một anh nông dân lười biếng, không biết làm việc gì cho ra hồn, thậm chí anh ta còn làm việc vô kỷ luật, chỉ theo cảm hứng. Anh ta luôn ham lêu lổng, bị sai đi lùa ngựa thì anh ta lần lữa “Cứ thư thả rồi tôi sẽ lùa”, đi cày ruộng thì về sớm vì “xa quá chưa đến được”. Chỉ có công việc duy nhất mà anh ta nhiệt tình tham gia là lăng nhăng với đàn bà. Mẹ của Nikita thẳng thắn nói với Anixia về tính cách của con trai mình

“Matrena: Cô có thấy không hả cô mình, thằng bé nhà tôi là tay mê gái như thế nào, chính cô biết đấy và nó là tay điển trai, điều này cũng chả phải nói”.

Nikita là người yêu rất nhiều, nhưng anh ta không có thói quen suy nghĩ về trách nhiệm trước người mình yêu. Chính điều này đã làm tổn thương ba cô gái và chính bản thân Nikita sau này đã phải trả giá cho hành động “sai một li, đi một dặm này”.

Trong vở kịch Quyền lực bóng tối, Anixia là nhân vật đối thoại nhiều nhất. Theo lời giới thiệu của tác giả, Anixia là người đàn bà 32 tuổi và

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

rất đỏm dáng. Anixia là người đàn bà chán chồng, giữa họ luôn xảy ra mâu thuẫn, cô ta coi chồng là kẻ đã đày đoạ mình.

Anixia:Tôi sẽ không làm cho ông nữa đâu, đủ lắm rồi, tôi sẽ không làm nữa, ông tự làm lấy.

Piôt: Đủ rồi đấy, làm gì mà nổi cơn tam bành thế? Cứ y như con cừu cái quẩn chân.

Anixia: Chính ông là con chó dại ấy! Chẳng trông cậy vào được việc gì, cũng chẳng vui thú gì. Ông chỉ biết nhiếc móc thôi, đúng là đồ chó dại”.

Qua đoạn đối thoại trên ta thấy, trong khi nói chuyện với chồng, Anixia luôn có thái độ giận giữ không che giấu. Ngữ điệu cũng như khẩu khí đã nói lên quá rõ về Anixia, người đàn bà hay văng tục, mụ rủa chồng bằng những thứ ngôn ngữ “đồ chó đẻ”, “đồ quỷ chết giẫm”, “đồ mặt mẹt”, “lão khọm già” không có chút tôn trọng nào. Chính Anixia đã tâm sự với Matrena về chồng “Sống như tôi đây thì rồi hoặc là treo cổ tự tử hoặc là bóp chết lão ấy. Chả lẽ thế này mà cũng gọi là cuộc sống ư?”.

Không chỉ có những suy nghĩ táo bạo với chồng, khi biết tin Nikita có thể phải về nhà để kết hôn với Marina, Anixia nói với Nikita một cách quả quyết “Anh Nikita nghe em bảo này. Nếu anh lấy Marina thì không biết thân phận em rồi sẽ ra sao... Em sẽ tự sát! Em đã phạm tội, em đã phá luật, không thể gỡ ra được nữa rồi. Nếu anh bỏ đi thì em sẽ...”. Vào cuối vở kịch, chính Marina cũng đã nhận xét về tính cách của Anixia “con mụ này thô lỗ đáo để”.

Anixia còn là người đàn bà ích kỉ. Mặc dù, có một phần tính cách thiếu đầu óc và quyết đoán nên chị ta chịu sự chi phối và xúi bẩy của Metrena nhưng bản thân Anixia cũng không phải là người đàn bà lương thiện. Trước âm mưu đầu độc chồng do Metrena bày ra, Anixia ban đầu phân vân nhưng sau đó vẫn quyết định thực hiện:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Anixia: Chao ôi, đầu óc tôi cứ rối tinh rối lên. Tôi sợ phải tội lắm bác ạ. Không, không, đây là cái gì vậy?

Matrena:Có thể đem trả lại được.

Anixia: Thế cũng đun nó hoà vào nước như những thứ thúc khác à?”

Câu nói cửa miệng của Anixia là lời than phiên bối rối “Ôi đầu óc tôi cứ rối tinh cả lên”, khảo sát toàn bộ vở kịch, ta thấy Anixia đã sử dụng câu đó 16 lần trong các cuộc đối thoại của mình. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy là một lần Anixia lấn sâu vào vòng tội lỗi. Matrena tuy là người đã trực tiếp tác động nhưng thực chất bà ta chỉ là người trình bày rõ ràng những lí lẽ còn mù mờ và mong muốn cháy bỏng của Anixia. Chính Anixia là người đã trực tiếp đầu độc chồng và lục soát người Piôt để lấy tiền giao cho Nikita cất giấu. Từ chỗ bị Metrena tác động, Anixia ngày càng chủ động hơn trong kế hoạch cũng như việc làm của mình.

Mối quan hệ giữa Nikita và Akulina đã dẫn tới sự ra đời của đứa bé. Để xoá sạch mọi tội lỗi và trả thù, Anixia đã thúc giục và dồn Nikita vào con đường tội lỗi lớn nhất của con người - sát hại con đẻ của chính mình:

Anixia: Anh đã cùng với con đĩ hành hạ tôi! Nhưng đủ rồi! Đâu phải chỉ có một mình tôi. Anh ta cũng là kẻ giết người. Anh ta sẽ biết mình là người như thế nào.

Matrena: Thôi thôi, cô nóng đấy. Bớt giận làm lành thì tốt hơn cô ạ. Cô đi đến chỗ con bé đi, anh ấy sẽ đào.

Anixia: Ta sẽ sai hắn bóp chết đứa con hoang khốn nạn của hắn. Ta đã một mình bị giày vò, ám ảnh bởi cái chết của Piôt. Cứ để hắn nếm mùi cho biết”.

Lòng ghen tuông và căm thù đã vò nát trái tim Anixia cô ta không hề xúc động trước việc làm tàn ác với đứa bé. Trong khi Nikita hoang mang lo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

sợ thì Anixia thản nhiên “Bóp chết ngay đi thì nó không còn sống nữa. Anh sinh chuyện thì anh phải chấm dứt đi chứ”. Sau này ở hồi Năm, lớp 9, khi đứa bé đã chết và đám cưới của Akulina diễn ra đúng như tính toán, Anixia con thấy rất hạnh phúc:

Anixia: Đám cưới ấy mà, đám cưới vui lắm. Mọi người đều bảo hiếm có đám nào như đám này. Mọi việc đều lịch sự, tốt đẹp. Anh vào đi, ta cùng vào nhé. Em đã uống tí chút nhưng vẫn dìu anh đi được (nắm lấy tay anh ta)

Nikita: (Kinh tởm rụt tay lại). Cô hãy đi một mình. Rồi tôi sẽ đi. Anixia: Tất cả mọi việc đều lịch sự, đúng luật lệ. Em vui mừng đến

nỗi chẳng nói nên lời. Cứ y như thể em được lấy anh lần thứ hai ấy. Hi, Hiii. Khách khứa đều hài lòng. Mọi người cám ơn chúng mình. Toàn những khách sang trọng cả”.

Chính tính cách ích kỉ, táo tợn này của Anixia đã khiến cho Nikita phải cay đắng nói với Marina “Chà, đối với anh, cái con Anixia như ngọn cỏ đắng, nó chỉ như ngọn cỏ độc làm vướng chân anh”. Anixia luôn giành giật hạnh phúc về phía mình, nhưng rốt cuộc đều thua thiệt. Đây là người đàn bà vừa đáng giận, vừa đáng thương. Trong những đề cương ban đầu, khi xây dựng nhân vật Anixia, Tônxtôi dự định đó là người đàn bà “Thânxác thú vật, ham nhục dục, nóng nảy”. Đến văn bản chuẩn, tác giả chỉ giữ lại chỉ dẫn “Anixia là người đàn bà đỏm dáng”. Tuy vậy, ta thấy việc xác định tính cách Anixia trong các đề cương vẫn thể hiện khá rõ trong việc xây dựng nhân vật này trong văn bản chuẩn.

Trong số những nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối, Matrena là một trong những nhân vật độc đáo và sinh động nhất. Ở tuổi 50, Matrena đã là một con cáo già. Chính Matrena tự nhận với Anixia “Chà, cô mình ơi, mụ Metrena này lọc lõi, lõi đời lắm lắm đấy. Ta bảo cho cô mình biết, mụ

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi

Metrena này nhìn thấy hàng thước đất đấy. Tôi biết hết, cô mình ạ. Việc gì nên biết thì tôi biết, còn việc gì không nên thì tôi chả biết, chả hiểu. Tôi biết cả bảy mươi bảy mưu ma chước quỷ”.

Nhìn vào bảng khảo sát đối thoại ta thấy, sau Anixia và Nikita, đây là nhân vật có số lần đối thoại nhiều nhất. Trong đối thoại của mình, Matrena luôn nói rất nhanh, rất nhiều và luôn có phương án và sự tính toán cho mỗi lần giao tiếp của mình. Mụ phản đối việc chồng bắt Nikita về nhà và cưới cô gái nghèo Marina với chiến thuật tâm đắc “Phải biết dụ dỗ cái lũ ngốc ấy cô mình ạ. Phải biết làm ra bộ mình đồng ý với tất cả. Rồi đến một lúc nào đó xoay chuyển công việc theo ý mình. Gái già này ấy mà, cô biết không, lăn từ trên lò sưởi xuống là đã nghĩ ra được bảy mươi bảy mưu mẹo rồi”. Mọi toan tính của mụ đều ích kỉ, vụ lợi. Theo mụ để Nikita ở lại nhà ông chủ là có lợi nhất vì mụ đã nhìn thấy trước tương lai:

“Cô mình ạ. Tôi thấy trước lão khọm già của cô héo hắt rồi. Lão sống làm sao được cơ chứ? Cô lấy dĩa đâm lão, máu cũng không chảy đâu. Chắc chỉ sang xuân là cô làm ma cho lão ấy thôi. Đến lúc ấy thì phải có người giúp việc trong nhà chứ. Mà con trai tôi thì thiếu cái nỗi gì không phải là thằng đàn ông nào? Nó chẳng thua kém gì thằng khác. Vậy tôi được lợi lại gì mà dứt con trai tôi ra khỏi chỗ bở như thế? Chả lẽ tôi thù hằn với con trai

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch quyền lực bóng tối của l tônxtôi (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)