6. Bố cục của khoá luận
2.2.2. Độc thoại nhằm khắc hoạ nội tâm nhân vật
Ở trong tác phẩm kịch, độc thoại là những yếu tố tổ chức văn bản ngôn từ. Qua độc thoại, người đọc có thể nhận ra một phần tính cách của nhân vật từ những suy nghĩ, trăn trở ấy. Không chỉ vậy, độc thoại còn hướng vào thế giới nội tâm bên trong của nhân vật nhiều hơn. Vì thế, những đấu tranh giằng xé trong nội tâm nhân vật được “phơi bày” cụ thể và sâu sắc hơn.
Nhân vật Nikita có số lần độc thoại nội tâm nhiều nhất trong tác phẩm (9 lần). Bản thân tính cách anh ta là người thích hưởng thụ, vô trách nhiệm. Vì vậy, tính cách của Nikita luôn dao động và phụ thuộc vào thái độ
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
của những người xung quanh. Trước những lời của Akim thuyết phục hãy lấy Marina, Nikita tự nhủ “Ông cụ bảo: hãy cưới nó đi. Nếu lấy tất cả thì mình để đâu cho hết vợ. Mình cần lấy vợ làm quái gì. Mình sống cũng chả kém gì một anh có vợ, mọi người ghen tị với mình ấy chứ”.
Nikita đã sống như vậy mà không hề do dự hay sợ hãi, nhưng khi bị Matrena và Anixia buộc phải giết chết đứa bé, Nikita phân vân và day dứt:
“Hừ, cơ sự rắc rối thật! Ôi bọn đàn bà này, thật tai vạ. Nó cứ bảo: giá như anh tính trước. Tính trước vào lúc nào mới được chứ? Dạo hè năm ngoái cái con Anixia cứ quấn lấy mình thì mình biết làm sao? Mình có phải là thầy tu đâu?... Rồi lại còn món thuốc độc nữa chứ? Mình có xúi bẩy nó đâu? Thế rồi lại xảy ra chuyện này. Cô bé này bắt đầu quấn lấy mình. Mình biết làm thế nào?”
Thế giới nội tâm của Nikita được thể hiện qua việc anh ta suy ngẫm về chuyện quá khứ, hiện tại, về mối tình tay ba của mình. Qua hàng loạt câu hỏi tự vấn lương tâm, ta thấy Nikita đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ của mình. Và cũng từ giây phút này, trái tim anh ta không thể lạnh lùng được nữa.
“Xương cứ gãy răng rắc ở dưới chỗ tôi. Rắc, rắc… Chúng nó đã làm gì tôi thế này? Nó lại oe oe, thật đấy, nó oe oe. Thế là thế nào nhỉ? Mẹ ơi, mẹ”.
Tội ác ngoài sức tưởng tượng đã khiến anh ta bị khủng hoảng tâm lí rất nặng nề “Nỗi đau khổ này lại nằm trong tim mình, không tài nào hất ra được”, tấn kịch nội tâm của Nikita dù không quá quyết liệt, căng thẳng nhưng cũng đầy day dứt và ám ảnh.
Từ ưu điểm hướng nội của độc thoại, Tônxtôi đã nắm bắt và đưa vào tác phẩm để khắc hoạ nội tâm của nhân vật. Hàng loạt độc thoại của Anixia luôn thể hiện tâm trạng bối rối khi mà Piôt sắp chết mà mình vẫn không tìm thấy tiền đúng như dự định:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
“Lão ấy cho gọi em gái tới! Ôi đầu óc tôi cứ rối tinh lên! Chắc lão ấy định trao cho cô ta. Mình phải làm gì bây giờ, ôi ôi”
Lúc này điều duy nhất thường trực trong tâm lí Anixia là lấy được món tiền của Piôt:
“Mình không đi thì lão ấy sẽ chửi mà đi thì lão ấy sẽ trao tiền cho em gái. Thế thì mọi công lao của mình thành công cốc. Phải làm gì bây giờ, chính mình cũng không biết nữa. Đầu mình muốn vỡ ra”.
Ngay cả khi Piôt đang hấp hối, lúc nghĩa tử là nghĩa tận, điều thường trực trong đầu Anixia vẫn là: “Chắc hiện giờ tiền để trong người lão ấy. Lão ấy muốn đem giấu vào đâu đó”. Những đoạn độc thoại này cho thấy sự bối rối, quẩn quanh của Anixia. Đoạn độc thoại gần như đối thoại đã lột tả sự ám ảnh của Anixia với mong muốn lấy được tiền, đảm bảo cho cuộc sống sau này của mình.
Với việc sử dụng biện pháp độc thoại để khắc hoạ nội tâm nhân vật, Tônxtôi đã thành công trong việc sử dụng những bước ngoặt nội tâm, những cảm xúc tinh vi bên trong con người của các nhân vật. Qua những dòng độc thoại lúc căng thẳng, lúc gay gắt, lúc đau đớn và bế tắc… đã mổ xẻ những trăn trở, suy tư luôn ám ảnh trong đầu các nhân vật.
Bản thân tác giả từng quan niệm về mục đích chủ yếu của nghệ thuật, đó là làm sao thể hiện cho được, nói lên cho được những bí ẩn mà không thể nói bằng những lời đơn giản. Nghệ thuật chính là như vậy, nghệ thuật là cái kính hiển vi dẫn dắt người nghệ nhìn thấy những bí mật tâm hồn và đưa những bí mật này ra cho tất cả mọi người biết.
Như thế, độc thoại nội tâm chính là “chiếc kính hiển vi” dẫn dắt người đọc vào những miền sâu thẳm nhất của đời sống con người, khám phá và làm rõ những bí mật mà đối thoại thông thường có thể chưa biểu đạt hết ý nghĩa của nó.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch Quyền lực bóng tối của L.Tônxtôi
Đọc tác phẩm của Tônxtôi, ta thấy biện pháp nghệ thuật độc thoại là thế mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ở trong sáng tác kịch, biện pháp nghệ thuật này cũng được sử dụng và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. So với đối thoại, độc thoại không chiếm ưu thế, nhưng với một chút “gia vị” này, đã đem tới cho nhân vật chiều sâu của cảm xúc cũng như tâm trạng.
Với tác giả, độc thoại nội tâm là một phương tiện nghệ thuật độc đáo, khắc hoạ nhân vật từ điểm nhìn bên trong và tái hiện lại những ý nghĩ trong cả chuỗi liên tưởng, trong sự vận động của quá trình tâm lí nhân vật, giúp nhân vật giãi bày những suy nghĩ và những mâu thuẫn một cách rõ rệt.