Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã hưng yên (Trang 35)

Ở nƣớc ta cho đến nay, phần lớn các hoạt động phòng chống THA tập trung cho công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện. Hoạt động dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng đã đƣợc triển khai thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng chống THA nhƣng còn hạn chế. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chƣa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn chƣa sâu rộng. Ngân sách đầu tƣ cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn. Điều này làm cho việc theo dõi, quản lý và điều trị bệnh nhân THA còn ở mức thấp: ngƣời bệnh thƣờng đến các cơ sở y tế khám khi có biến chứng của THA, số ngƣời THA đƣợc điều trị đúng đạt tỷ lệ chƣa cao. Đó là lý do cần có mô hình kiểm soát THA tại cộng đồng.

* Mô hình huy động cộng đồng truyền thông phòng chống tăng huyết áp của Dương Minh Thu tại Thái Nguyên

Nghiên cứu của Dƣơng Minh Thu, Đàm Khải Hoàn và cộng sự (2005) [61] tại thành phố Thái Nguyên đã huy động đƣợc các câu lạc bộ ngƣời cao tuổi vào TT-GDSK phòng chống THA góp phần cải thiện hành vi dự phòng tai biến mạch máu não. Trong nghiên cứu này ngƣời cao tuổi đƣợc TT-GDSK nhiều hơn và đầy đủ hơn về các nội dung phòng bệnh. Cụ thể là sau can thiệp tại phƣờng Quang Trung thành phố Thái Nguyên thì tỷ lệ kiến thức loại khá tăng 33,3%, thái độ loại khá tăng 40,0%, thực hành loại khá tăng 38,8% (với p <0,05). So với xã đối chứng là xã Quyết Thắng cho thấy ngƣời cao tuổi có kiến thức, thái độ thực hành về dự phòng tai biến mạch máu não ở phƣờng Quang Trung cao hơn rõ rệt: kiến thức loại khá tăng hơn 35,7%, thái độ loại

khá tăng hơn 34%, thực hành loại khá tăng hơn 40%. Hiệu quả can thiệp về kiến thức là 51,1%, thái độ là 54,1%, thực hành là 58,0% (p<0,05). Điều đó chứng tỏ rằng ngƣời cao tuổi khi đƣợc TT-GDSK nhiều hơn hiểu biết nhiều hơn thì việc thay đổi hành vi cũng rõ hơn. Trong mô hình nghiên cứu này hoạt động TT- GDSK đƣợc lồng ghép trong các chƣơng trình sinh hoạt thƣờng kỳ của Hội ngƣời cao tuổi nên ít tốn kém về thời gian và kinh phí. Hoạt động TT-GDSK đã mang lại sự hiểu biết về cách phòng bệnh cho ngƣời cao tuổi nên đã đƣợc nhiều ngƣời cao tuổi tự nguyện tham gia. Sau thời gian tiến hành các hoạt động truyền thông hành vi về phòng bệnh đã tăng hơn trƣớc rõ rệt.

* Mô hình điều trị ngoại trú bằng hình thức khám bệnh kê đơn thuốc

Ngƣời bệnh thấy có biểu hiện THA hoặc đi khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ tại TYT xã/phƣờng hay bệnh viện phát hiện THA đƣợc kê đơn hay phát thuốc BHYT hoặc tự mua và dùng thuốc tại nhà. Đây là hình thức khám chữa bệnh đƣợc tổ chức ở tất cả các phòng khám của các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tƣ nhân ở nƣớc ta đang thực hiện theo Quy chế bệnh viện.

* Mô hình quản lý điều trị THA tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ tỉnh Bắc Giang [59]

Đối tƣợng nghiên cứu là những cán bộ trong chế độ bảo vệ sức khoẻ của tỉnh Bắc Giang quản lý. Tất cả các đối tƣợng này đƣợc khám sức khoẻ

định kỳ hàng năm tại Ban tỉnh. Ngƣời bệnh THA

đƣợc lập hồ sơ để quản lý, theo dõi, phát thuốc tự uống ở nhà dƣới sự giám sát và tái khám hàng tháng của Ban bảo vệ và chăm sức khoẻ của tỉnh Bắc Giang. Tỷ lệ cán bộ mắc THA khá cao tới 371/727 ngƣời (51%), trong đó dƣới 60 tuổi là 8,8%, còn lại là NCT. Mô hình này đƣợc thực hiện và tổng kết năm 2006, đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong việc kiểm soát THA thƣờng xuyên cho NCT. Tuy nhiên trong mô hình này mới chỉ giải quyết

đƣợc ngƣời bệnh trong diện quản lý tại Ban bảo vệ sức khoẻ, đó là cán bộ lãnh đạo của tỉnh.

* Mô hình quản lý và điều trị THA ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang [59]

Mô hình này là mô hình điều trị ngoại trú cho ngƣời bệnh THA tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân THA khi đến khám bệnh đƣợc làm bệnh án điều trị ngoại trú, theo dõi các lần khám bệnh, các diễn biến của bệnh cũng nhƣ các tác dụng phụ không mong muốn của bệnh trong quá trình điều trị.

Cách thức tiến hành: Những bệnh nhân đến khám điều trị ngoại trú bệnh THA đƣợc hỏi bệnh và khám bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng theo dõi đánh giá kết quả lần đầu và các lần tái khám.

Phƣơng pháp quản lý: Mỗi bệnh nhân có 1 bộ hồ sơ bệnh án và một quyển sổ theo dõi HA tại nhà. Chỉ số HA và dấu hiệu đi kèm theo hàng ngày tại nhà và số lần khám. Hẹn ngày tái khám (tùy theo mức độ bệnh). Gọi điện thoại nếu nhƣ bệnh nhân chƣa đến khám đúng ngày, nếu bệnh nhân không có điện thoại sẽ đƣợc gửi giấy báo đến tận nhà nhắc bệnh nhân đến khám lại.

Kết hợp chặt chẽ giữa thày thuốc với bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị: Cung cấp các thông tin về bệnh nhân hàng tháng, hàng năm cho bệnh nhân cũng nhƣ ngƣời nhà bệnh nhân. Hƣớng dẫn cho ngƣời nhà bệnh nhân và bệnh nhân cách uống thuốc và những tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cho bệnh nhân. Giải thích rõ cho bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân về tác dụng của từng loại thuốc để cùng bác sỹ soạn ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng ngƣời bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Phƣơng pháp điều trị theo hƣớng dẫn của JNC VII (2003): Sau khi điều chỉnh lối sống không kết quả thì cho sử dụng thuốc điều trị theo giai đoạn của THA. Theo dõi diễn biến của bệnh: Qua sổ theo dõi HA tại nhà, điện thoại liên lạc khi cần thiết; số lần phải vào viện. Đánh giá kết quả HA: Sổ theo dõi tại nhà (ngƣời nhà tự đo); bác sỹ đo HA trực tiếp khi tái khám.

Kết quả: Mô hình này đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2003 đến năm

2007 với 3030 ngƣời mắc tỷ lệ đạt HA mục tiêu là 75%, bỏ là 4,3%,

không biết mắc THA là 53%, chƣa hiểu biết về THA là 70%, tai biến do THA là 1,7%. Tuy nhiên mô hình này ngƣời bệnh đƣợc quản lý và giám sát hàng tháng, nhƣng bệnh nhân phải là đối tƣợng có thẻ BHYT. Do số lƣợng bệnh nhân quá đông trong khi nguồn nhân lực hạn chế, hàng tháng bệnh nhân phải

đi từ các huyện lên đa khoa tỉnh để tái khám và lĩnh thuốc về uống

tại nhà, những bất cập đó đã dẫn đến hiệu quả của mô hình hạn chế tỷ lệ đạt HAMT thấp số ngƣời bỏ cuộc cao, nhận thức về bệnh THA và thực hiện đầy đủ chế độ quản lý còn thấp.

* Mô hình quản lý và điều trị THA tại bệnh viện huyện ở tỉnh Bắc Giang [58] Để khắc phục những bất cập và những vấn đề mà các mô hình

bệnh THA, Đinh Văn Thành và cộng sự năm 2008 đã tiến hành xây dựng mô hình quản lý điều trị THA tại huyện ở tỉnh Bắc Giang cho 8.952 ngƣời bệnh THA tại 10 huyện, thành phố của tỉnh.

Mục tiêu: Ngƣời bệnh đƣợc quản lý và kiểm soát tình trạng bệnh THA thƣờng xuyên liên tục và lâu dài để phòng, chống các tai biến và tử vong do bệnh THA gây nên, đồng thời duy trì HA mục tiêu ổn định.

Bƣớc 1: Tất cả ngƣời bệnh THA đều phải đƣa vào nằm điều trị nội trú tại khoa nội của huyện để thực hiện một số công việc trong thời gian điều trị. Nếu ngƣời bệnh THA không có biến chứng nặng hoặc đang trong tình trạng không có cơn THA (THA cấp cứu, THA khẩn cấp) thì hƣớng dẫn ngƣời bệnh THA biết đo, cách sử dụng thuốc, theo dõi diễn biến của bệnh THA và điều chỉnh lối sống.

Bƣớc 2: Sau khi ngƣời bệnh THA đã đƣợc điều trị chuyển sang bƣớc quản lý và điều trị ngoại trú và đƣợc làm hồ sơ theo dõi tại nhà.

Mô hình này nó đã khắc phục đƣợc những bất cập: Ngƣời bệnh THA đƣợc điều trị nội trú sau đó chuyển sang bƣớc 2 là lập hồ sơ quản lý và điều

trị ngoại trú có kiểm soát THA, hàng tháng đến khám lại. Ngƣời bệnh THA đƣợc quản lý ngay trên địa phƣơng không phải đi xa đỡ phiền hà từ đó tỷ lệ bỏ cuộc giảm xuống là 6,85%, còn tỷ lệ bỏ cuộc ở bệnh viện đa khoa tỉnh là 18,57%. Chi phí cho một ngƣời bệnh thấp (1.110.086 ± 398.259 đồng), chi phí ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang là 1.626.495 ± 475.784 đồng, bỏ đƣợc yếu tố nguy cơ cao hơn (42,50%), bệnh viện đa khoa tỉnh là 29,41% p<0,05. Nhƣng kết quả đạt HA mục tiêu của bệnh viện huyện (55,88%), bệnh viện đa khoa tỉnh (56,14%), p>0,05.

1.4.4. Chương trình phòng chống tăng huyết áp Quốc gia

1.4.4.1. Nội dung chương trình

Trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai mô hình quản lý và điều trị bệnh THA chủ yếu: Một là mô hình đƣợc thực hiện tại cộng đồng, ngƣời bệnh THA tự đến để đƣợc chăm sóc, tƣ vấn tại cộng đồng. Hai là mô hình đƣợc thực hiện tại các cơ sở là bệnh viện, ngƣời bệnh THA tự đến để đƣợc quản lý và điều trị tại các bệnh viện huyện từ địa phƣơng đến trung

ƣơng. Trong khi đó ngƣời bệnh THA đòi hỏi cần phải quản lý và liên

tục, thƣờng xuyên, vì vậy phải có mô hình quản lý và điều trị phối hợp của các và cộng đồng đó là mô hình quản lý bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở.

hê duyệt trong “Chƣơng trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai

đoạn 2002-2010" - 17/6/2002.

. Tuy nhiên đến trƣớc năm 2009, chúng ta vẫn chƣa có hệ thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA, các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện. Chƣa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền

bệnh THA tại cộng đồng chƣa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn rất hạn chế. Ngân sách đầu tƣ cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn.

Chính vì thế quyết định 172/ -

chƣơng trình mục tiêu quốc gia

2006-2010 [62]. Đồng thời năm 2011 nhà nƣớc đã tiếp tục phê duyệt dự án phòng chống THA do Viện tim mạch bệnh viện Bạch Mai là đơn vị triển khai thực hiện các hoạt động của dự án trên toàn quốc [8],[63].

Mục tiêu chung của dự án là nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ. Tăng cƣờng năng lực của nhân viên y tế trong công tác dự phòng, phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh THA theo phác đồ do Bộ Y tế quy định.

Mục tiêu cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân về dự phòng và kiểm soát bệnh THA. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% ngƣời dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng, chống bệnh THA.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng và quản lý bệnh THA tại tuyến cơ sở. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án đƣợc đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh THA.

- Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh THA tại tuyến cơ sở.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số bệnh nhân THA đƣợc phát hiện sẽ đƣợc điều trị đúng theo phác đồ do Bộ Y tế quy định.

1.4.4.2. Kết quả thực hiện chương trình phòng chống tăng huyết áp ở một số tỉnh hiện nay

* Hoạt động kiểm soát tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn năm 2010

Theo Hoàng Văn Linh [44], công tác quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn năm 2010 nhƣ sau:

- Về các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống THA: năm 2010 chƣơng trình phòng chống THA chƣa phải là chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nên không có nguồn tài chính dành riêng cho chƣơng trình tại địa phƣơng. Trong năm 2010, đội y tế dự phòng của TTYT thị xã đã kết hợp với TTYT dự phòng tỉnh cùng tham gia thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống THA: tổ chức đƣợc 10 buổi truyền thông cho 200 ngƣời nghe về các nội dung phòng chống THA, tổ chức 02 lớp với tổng số 24 cán bộ thực hiện chƣơng trình phòng chống THA đƣợc tập huấn, tổ chức phối hợp với Đài phát thanh thị xã phát thanh đƣợc 10 lần và phối hợp với Đài truyền hình địa phƣơng phát đƣợc 12 lần về các nội dung liên quan đến phòng chống THA. Tiến hành xuất bản nhiều bài viết về chƣơng trình phòng chống THA trên tạp chí Y- Dƣợc học của ngành Y tế Bắc Kạn.

- Cán bộ Bệnh viện thị xã đã khám sàng lọc chẩn đoán xác định đƣợc 193 ngƣời THA trên 220 trƣờng hợp do TYT xã, phƣờng phát hiện chuyển lên (đạt 87,7%), điều đó khẳng định con số này đƣợc cán bộ TYT xã, phƣờng phát hiện THA là khá chính xác, số còn lại cũng có thể đã đƣợc uống thuốc sau khi khám phát hiện. Trong số những ngƣời THA này đã đƣợc tƣ vấn 71,5%, đƣợc hƣớng dẫn điều trị và cấp phát thuốc đầy đủ 79,8%, đến khám lại sau một thời gian điều trị đạt 52,3% là những con số tƣơng đối khả quan vì đây phần nào cũng đã nói lên đƣợc ý thức trách nhiệm của ngƣời cán bộ y tế trong công tác khám chữa bệnh, mặc dù chƣơng trình phòng chống THA chƣa đƣợc triển khai.

- Về hoạt động của cán bộ TYT xã: đã khám, phát hiện 160 ngƣời THA trong số 800 bệnh nhân đến khám. Tƣ vấn trƣớc điều trị đạt 68,9%, khám kiểm tra lại đạt 60,0%. Con số này cho thấy công tác tƣ vấn của cán bộ TYT chƣa tốt, bởi vì chƣa tƣ vấn đƣợc tất cả các bệnh nhân đã đƣợc phát hiện mắc bệnh THA. Đây là vấn đề cần quan tâm của ngành Y tế Bắc Kạn khi triển khai chƣơng trình phòng chống THA. Số bệnh nhân đƣợc khám, kiểm tra lại cũng chƣa cao, mới đạt 60,0%, điều đó nói lên công tác quản lý của y tế cơ sở thực hiện chƣa tốt, chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu.

- Về hoạt động của NVYTTB đƣợc thể hiện trong năm 2010: đã khám và phát hiện 80 ngƣời THA. Số bệnh nhân này đã đƣợc chuyển lên TYT xã, phƣờng để khám và điều trị. Trong quá trình khám và phát hiện họ đã đƣợc nhân viên YTTB tƣ vấn về ý thức dự phòng các yếu tố nguy cơ phòng chống THA, nhƣ vậy có thể nói NVYTTB đã có ý thức rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ nhà đạt 75%, đây cũng là con số rất khả quan nói lên đƣợc ý thức, trách nhiệm cũng nhƣ tầm quan trọng của đội ngũ YTTB trong giai đoạn hiện nay.

* Kết quả sau 1 năm triển khai hoạt động chương trình phòng chống THA tại tỉnh Yên Bái

Trịnh Thị Thu Hoài [22] nghiên cứu kết quả sau 1 năm triển khai hoạt động chƣơng trình phòng chống THA tại tỉnh Yên Bái nhƣ sau:

- Nhận thức của ngƣời dân hiểu đúng về phòng chống bệnh THA: Mục tiêu của chƣơng trình THA đƣa ra phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% ngƣời dân hiểu đúng về bệnh tăng huyết áp và các biện pháp phòng, chống THA. Kết quả nghiên cứu tại Yên Bái cho thấy 99,4% ngƣời dân có hiểu biết đúng về phòng chống bệnh THA. Trong đó tỷ lệ ngƣời dân ở khu vực thành thị chiếm 51,7%; Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 40 tuổi - 59 tuổi chiếm 45,7%; Nữ giới chiếm tỷ lệ 53,7%. Nghề nghiệp là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 49%, tỷ lệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã hưng yên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)