Kiểm soát tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã hưng yên (Trang 31 - 33)

Trên thế giới, chiến lƣợc phòng chống THA là phòng ngừa cơ bản bao gồm giảm béo phì, giảm uống rƣợu, tăng cƣờng các hoạt động thể lực, khám sàng lọc phát hiện sớm và điều trị sớm THA nhằm phòng các biến chứng, nhƣng trên thực tế để làm đƣợc việc này còn gặp rất nhiều khó khăn.Trong những năm gần đây với sự hƣớng dẫn của WHO, việc điều trị THA đúng quy cách đã có tiến bộ hơn trƣớc. Với nội dung" uống thuốc điều trị THA liên tục, hàng ngày", để duy trì huyết áp ổn định phác đồ tối ƣu là dùng một liều duy nhất có hiệu quả trong 24 giờ, bệnh nhân dễ thực hiện hơn, đỡ tốn kém.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA trong cộng đồng nhƣ: hút thuốc lá, uống nhiều rƣợu/bia, ăn mặn, ăn nhiều chất béo, ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, tiểu đƣờng, tiền sử gia đình có ngƣời bị THA... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát đƣợc khi ngƣời dân có hiểu biết đúng và biết đƣợc cách phòng tránh.

Kiểm soát huyết áp là giải pháp kết hợp giữa truyền thông phòng chống bệnh với việc theo dõi huyết áp thƣờng xuyên tại cơ sở y tế. Theo WHO kiểm soát huyết áp là thực hiện các nội dung sau:

1) Giảm cân và kiểm soát số đo vòng hai: Tăng trọng lƣợng cơ thể, gia tăng vòng bụng đồng thời gia tăng chỉ số WHR, có liên quan đến THA.

2) Tập thể dục thường xuyên: Thể dục luôn có lợi cho sức khỏe. Luyện tập thƣờng xuyên trong khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sẽ đem lại những chuyển biến tốt cho ngƣời mắc bệnh huyết áp.

3) Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ, rau, quả và ít chất béo, cholesterol đem lại sức khỏe vàng cho những ngƣời cao huyết áp.

4) Giảm muối trong chế độ ăn: Giảm một lƣợng nhỏ muối ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp ngƣời huyết áp cao giảm huyết áp từ 2-8 mmHg. Trung bình, những ngƣời lớn khỏe mạnh cần từ 1500mg đến 2400mg natri mỗi ngày. Những ngƣời bị huyết áp cao thì cần ít hơn 1500mg mỗi ngày.

5) Giới hạn số lượng rượu: Rƣợu là thức uống hai mặt đối với sức khỏe của ngƣời bị bệnh huyết áp. Nếu uống ít, rƣợu sẽ làm giảm huyết áp từ 2- 4mm Hg, nhƣng uống nhiều rƣợu sẽ có tác động trái ngƣợc.

6) Cắt giảm thuốc lá và khói thuốc lá: Chất Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp. Hút thuốc cả ngày sẽ khiến huyết áp tăng cao.

7) Cắt giảm cafeine: Uống đồ uống có cafeine có thể tạm thời gây ra huyết áp cao và ảnh hƣởng không tốt cho sức khỏe NCT.

8) Giảm căng thẳng: Căng thẳng hoặc lo âu có thể gây tăng huyết áp. NCT đặc biệt là NCT bị THA nên tìm nguyên nhân gây căng thẳng và xem xét để loại bỏ nó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã hưng yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)