Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại NHNo Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 61)

2010

3.2.4. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ

Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Trong công cuộc hiện đại hóa Ngân hàng, vấn đề mấu chốt là hiện đại hóa con người. Muốn cho sự nghiệp kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển phục vụ ngày càng tốt hơn như cầu của nền kinh tế thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ Ngân hàng có tâm huyết, nhiệt tình với công việc và nhất là phải có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Vì vậy, phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại một cách có hiệu quả để cung cấp cho Ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lý, tác nghiệp có chất lượng cao thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiờ̀u cṍp đụ̣ khác nhau tùy theo sự phân nhiệm hiện tại và qui hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán triệt sâu sắc tinh thần tận tụy, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi nhân viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của Ngân hàng, cõ̀n hiờ̉u nhu cầu và mong muốn của họ từ đó mới thực hiện thành công chiến lược khách hàng, chiến lược này phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.

Với thực trạng trình độ cán bộ hiện tại so sánh với yêu cầu công việc thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng nói chung của NHNo Vân Đồn nói riêng là đòi hỏi bức xúc và cấp bách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ mọi mặt, trình độ quản lý điều hành, kiến thức kinh tế thị trường - cạnh tranh, trình độ kỹ năng giao tiếp v ới khách hàng, kiến thức về Ngân hàng hiện đại, thị trường chứng khoán...

Để thực hiện giải pháp này NHNo Vân Đồn trước hết cần phân loại đội ngũ cán bộ theo các tiêu thức: Theo trình độ bằng cấp (Thạc sĩ, cử nhân kinh tế...), theo trình độ thực hiện công việc (tốt, khá, trung bình, yếu), theo trình độ nghề nghiệp (chuyên viên, cán bộ độc lập tác nghiệp, cán bộ phụ trợ...).

Thông qua việc phân loại cán bộ cho phép thấy rõ được thực chất của lực lượng cán bộ hiện tại của Ngân hàng, từ đó có các đối sách thích hợp trong việc đào tạo, đào tạo lại và sắp xếp cán bộ khoa học trên cơ sở phát huy thế mạnh, năng khiếu của từng người, kích thích động viên sáng kiến cá nhân, kết hợp sức mạnh và trí tuệ tập thể để thống nhất tập trung hoàn thành mục tiêu kinh doanh và định hướng phát triển.

Đào tạo và đào tạo lại phải thực hiện đúng người đúng việc:

* Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng: Cần đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ tổ chức quản lý điều hành quản lý khoa học hiện đại và hiệu quả, trang bị các kiến thức mới về kinh doanh, tổ chức điều hành, khoa học kỹ thuật công nghệ mới, các kiến thức về cạnh tranh trong cơ chế thị trường, về thị trường chứng khoán và Ngân hàng hiện đại.... để đảm đương nhiệm vụ quản lý điều hành trong giai đoạn mới.

* Đối với cán bộ kinh doanh: Là đội quân tiên phong của NHTM cần chú trọng đào tạo và thường xuyên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Ngân hàng, kỹ năng nghiệp vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, am hiểu thị trường hàng hóa, thị trường tài chính - tiền tệ, nhậy bén trong kinh doanh nhất là kỹ năng nắm bắt khách hàng, thẩm định sản xuất kinh doanh.... để lựa chọn được những dự án đầu tư có hiệu quả, an toan vốn cho Ngân hàng.

* Đối với cán bộ thường xuyên trực tiếp giao dịch với khách hàng (kế toán, kiờ̉m ngõn): Đây là lực lượng cực kỳ quan trọng, đội ngũ cán bộ này ngoài việc đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ tin học Ngân hàng, thành thạo và am hiểu đặc tính, nội dung các

tiên ích của sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng để giới thiệu, hướng dẫn với khách

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại NHNo Huyện Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w