- Về khối lượng vụ́n: Tụ̉ng lượng vốn của NHNo Vân Đồn không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân 22%/năm. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn. Trong cơ cấu huy động thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm (chiếm 71.23%), tiền gửi các tổ chức kinh tế là 26.2%. Sự gia tăng của nguồn vốn tiền gửi dân cư và tiền gửi tổ chức kinh tế đã góp phần tác động đến cơ cấu tài sản nợ của NHNo Vân Đồn tăng khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng, nhất là vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế.
- Chính sách huy động vốn của NHNo Vân Đồn đã hướng vào tập trung khai thác mọi nguồn vốn tại địa phương, coi nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với địa bàn hoạt động 11xã và 1Thị Trấn, NHNo Vân Đồn đã tiến hành giao khoán tới từng tổ nhóm CBCNV nhằm tối đa và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào đầu tư, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp nông thôn. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Các phòng ban trong huyợ̀n đờ̀u tích cực huy động nguồn vốn tại chỗ và chủ động được nguồn vốn cho kinh doanh.
Nguồn vốn tăng trưởng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn mở rộng các loại hình đầu tư vốn như: Dịch vụ cầm cố, cho vay tiêu dùng, thanh toán, chuyờ̉n tiờ̀n, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất nhất là cho vay qua liên doanh.
Khối lượng huy động vốn tuy có tăng đều qua các năm song tốc độ tăng còn chậm, chưa đủ để phục vụ nhu cầu cho vay dầu tư tại chi nhánh. Hạn chế này làm giảm tính chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, tăng mức độ rủi ro thanh khoản và về lâu dai làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh và của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn.
Đạt được những kết quả trên là do trong công tác quản lý điều hành NHNo Vân Đồn luôn quán triệt được tầm quan trọng và thế mạnh về nguồn vốn, đã đề ra được những mục tiêu nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp. Phân công cụ thể cán bộ giám sát theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn, giao khoán chỉ tiêu nguồn vốn cho các đơn vị trực thuộc.
2.3.2. Tồn tại chủ yếu trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Huyợ̀n Võn Đồn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động huy động vốn tại NHNo Vân Đồn còn những tồn tại cần được xem xét khắc phục:
- Khối lượng vốn huy động có tăng đều qua các năm song tốc độ tăng còn chậm, chưa đủ để phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư tại chi nhánh. Hạn chế này làm giảm tính chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, tăng mức độ rủi ro thanh khoản, và về lâu dài, làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh và của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trên địa bàn.
- Khối lượng vốn huy động được chưa tương ứng với tiềm năng. Toàn huyện có: 24.572 hụ̣, đờ́n thời điểm 31/12/2007 Ngân hàng trên địa bàn mới huy động được 162.448 triợ̀u đụ̀ng, trong đó tiền gửi dân cư: 114.721 triợ̀u đụ̀ng . Như vậy với số tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư Vân Đồn,có thể đánh giá đây là một con số còn quá khiêm tốn (Bình quân chỉ có 4.668 triệu /1hộ )
Do đặc thù của huyện đảo Vân Đồn đa phần là cỏc xó vựng sõu, vùng xa và xã đảo. Phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ,hoạt động sản xuất là nghề đánh cá biển và nông lâm nghiệp,thu nhập thường theo thời vụ.Vỡ
vậy việc tiếp cận của người dân đối với Ngân hàng còn nhiều hạn chế, các chính sách về lãi suất tiền gửi, tiền vay của Ngân hàng người dân thường chưa nắm bắt kịp thời . Do vậy các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hầu hết dùng mua vàng và ngoại tệ để cất trữ.
Các hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu mang nặng tính truyền thống đối tượng khách hàng tửi tiết kiệm chưa đa dạng. NHNo nhiệm vụ đã ban hành Quyết định số 404/HĐQT - KHTH ngày 10 tháng 10 năm 2001 về: "Quy định các hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo Việt Nam" nhưng do trình độ kỹ thuật chưa theo kịp tư tưởng chỉ đạo nờn hiợ̀n nay chưa có chương trình ứng dụng do đó các hình thức huy động vốn mới chưa được áp dụng để đáp ứng nhu cầu người gửi tiền. Hiện tại Ngân hàng Vân Đồn mới chỉ có các sản phẩm như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá để huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.Việc huy động tiết kiệm bằng vàng và các loại ngoại tệ mạnh còn hạn chế.
Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn thực tế thấp so với dư nợ trung dài hạn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Chưa có chiến lược nguồn vốn, chưa có quy chế, quy trình nghiệp vụ huy động vốn thống nhất, do đó trong công tác điều hành về nguồn vốn có nơi có lúc còn lơi lỏng, bị động để mất thị trường, mất khách hàng.
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên