Để giáo dục được truyền thống lao động cho học sinh trong học tập lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự học ở nhà.
Học tập ở nhà là hình thức học tập không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội, hoàn thiện tri thức và kĩ năng kĩ xảo. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học tập ở nhà qua hình thức giao bài tập, hay làm bài tập nhóm.
Ví dụ: Để học sinh hiểu được sự sáng tạo của nhân dân ta, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về tìm hiểu tranh, ảnh về vũ khí tự tạo của nhân dân.
Tóm lại, trong bài học nội khóa, giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để khai thác tranh ảnh nhằm mục đích giáo dục truyền thống lao động cho học sinh. Những biện pháp trên không phải là những phương pháp mới, mà được đề xuất dựa trên cơ sở của các phương pháp dạy học. Tuy nhiên, để sử dụng các phương pháp này một cách hiệu quả và phù hợp thì phải phụ thuộc vào sự tâm huyết với nghề của mỗi giáo viên.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vì lao động là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta được giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Đặc biệt trong xu thế “toàn cầu hóa” và trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay càng đòi hỏi phát huy hơn nữa truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Bộ môn lịch sử nói chung, tranh, ảnh lịch sử nói riêng rất có ưu thế trong việc giáo dục truyền thống lao động cho học sinh. Tranh, ảnh được sử dụng trong các khóa trình lịch sử thế giới và dân tộc không chỉ giúp học sinh nắm vững tri thức cơ bản về quá trình lao động sản xuất mà còn giúp học sinh hình thành thái độ, tình cảm đứng đắn đối với lao động.
Để hoàn thành được mục tiêu giáo dục trên, giáo viên phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình dạy học. Phương pháp sử dụng tranh, ảnh là có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo của học sinh, tạo cho các em khả năng tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, góp phần nâng cao hiệu quả bài học và giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
+ Đối với giáo viên: Cần giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh một cách toàn diện, không nên chỉ chú tâm vào một số truyền thống nổi bật, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Đối với học sinh: Học sinh cần có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn lịch sử, tránh tư tưởng coi đây là môn phụ.
+Đối với các cấp, ban ngành lãnh đạo vã xã hội: Để việc giáo dục truyền thống lao động cho học sinh đạt hiệu quả thì cần có sự quan tâm phối hợp của xã hội, gia đình và các cấp, ban ngành có liên quan .
Trên đây chỉ là những kết quả bước đầu trong quá trình nghiên cứu, do trình độ và thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài còn nhiều sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài của mình.