Trong bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 35 - 43)

Khi sử dụng tranh, ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong bài cung cấp kiến thức mới, cần chủ ý một số đặc điểm sau:

+ Phải xác định được yêu cầu, mục đích của tiết học

+ Trong quá trình giảng bài, bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh,giáo viên cần biết kết hợp một số hình thức như: miêu tả, tường thuật, so sánh…

2.4.1.1. Kết hợp sử dụng tranh ảnh phản ánh các thành tựu văn hóa vật chất với miêu tả để giáo dục học sinh lòng tự hào đối với thành quả lao động của nhân dân

Tranh, ảnh phản ánh các thành tựu văn hóa vật chất có ưu thế trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về thành quả lao động một cách chính xác nhất, đúng như nó đã tồn tại trong quá khứ. Qua những bức tranh

này, học sinh sẽ được tận mắt chứng kiến những giá trị vật chất và tinh thần mà ông cha ta đã tạo ra trong quá trình lao động gian nan, vất vả.

Để sử dụng hiệu quả loại tranh ,ảnh này, giáo viên cần kết hợp với phương pháp miêu tả nhằm nêu lên những đặc trưng tiêu biểu của bức tranh, để giáo dục cho học sinh lòng tự hào đối với thành quả lao động của nhân dân. Đầu tiên, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh, sử dụng những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tự phát hiện được những nội dung tiêu biểu nhất. Sau đó, giáo viên dựa vào những sự kiện khoa học chính xác để cung cấp cho kiến thức cơ bản cho học sinh, từ đó tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận. Cuối cùng, giáo viên chốt ý. Thông qua việc sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả, giáo viên sẽ tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực, từ đó có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức về lao động.

Ví dụ. Khi sử dụng hình 64. “Toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên”. Bức hình này được sử dụng khi dạy bài 21, mục IV.2: Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm ( 1961-1965). Khi dạy học về những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, GV cho học sinh quan sát bức tranh và đặt câu hỏi gợi mở: Em có nhận xét gì về quy mô của nhà máy? Quy mô ấy cho thấy ngành công nghiệp nước ta lúc này như thế nào? Học sinh quan sát bức tranh, trao đổi và trả lời. Sau đó giáo viên chốt ý: Khu gang thép Thái Nguyên(nay là công ty gang thép Thái Nguyên), được thành lập năm 1959 dưới sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc, là khu công nghiệp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có dây chuyền sản xuất lên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến khai thác gang. Bức hình cho thấy, khu gang thép Thái Nguyên có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, được xây dựng trong một không gian rộng lớn. Hiện nay, Công ty Gang thép Thái

Nguyên có 23 đơn vị thành viên bao gồm 9 ngàn cán bộ, công nhân trả dài ở 9 tỉnh và thành phố. Khu gang thép Thái Nguyên được coi là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim, là một trong những con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nặng nước ta.

Tiếp theo, giáo viên liên hệ với ngành công nghiệp trước đây và ngày nay để cho học sinh thấy được tinh thần lao động phấn đấu không ngừng nghỉ của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ một nước có nền công nghiệp què quặt, đến năm 1963 mẻ gang đầu tiên của nhà máy gang thép Thái Nguyên ra lò đã đánh dấu sự phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp nước nhà. Ngày nay, Với sự đầu tư mạnh mẽ, công nghiệp Việt Nam từng bước vươn lên, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã ra đời, các công trình công nghiệp lớn của Nhà nước đã được xây dựng, như các nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ điện Hoà Bình, khu dầu khí Vũng Tàu; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng thạch, các nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân Mai…GV nêu câu hỏi: đạt được những thành tựu đó là nhờ vào quá trình gì nhỉ? GV chốt ý: Chính là nhờ vào quá trình lao động. Truyền thống lao động cần cù chịu khó của nhân dân ta ngày càng được giữ gìn và phát huy qua những chặng đường lịch sử. Ngày nay, thế hệ học sinh là thế hệ cần phát huy tối đa truyền thống ấy, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh.

Từ đây, hình thành cho học sinh niềm từ hào về truyền thống lao động của dân tộc, giúp học sinh hiểu rằng nhờ có lao động sáng tạo mới có sự phát triển của đất nước. Qua đó tạo động lực học tập cho học sinh.

Như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh phản ánh các thành tựu văn hóa vật chất kết hợp với miêu tả có tác dụng lớn trong việc làm cho học sinh hiểu

một cách đúng đắn và khái quát về bản chất và ý nghĩa của thành quả lao động, từ đó có tác dụng giáo dục tư tưởng yêu lao động cho học sinh.

2.4.2.2. Kết hợp sử dụng tranh, ảnh phản ánh các sự kiện hiện tượng lịch sử điển hình với trao đổi đàm thoại để giáo dục học sinh đức tính cần cù, chịu khó, yêu lao động.

Tranh, ảnh phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử điển hình là loại tranh, ảnh chứa đựng rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ví dụ, ảnh “Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội- Mục Nam Quan (1957)”; “Phá Ấp chiến lược, khiêng nhà về nơi ở cũ”; “Phá ấp chiến lược của Mĩ”; “ Đánh phá giao thông địch sau Đồng Khởi”…

Để khai thác triệt để nội dung sự kiện mà các bức tranh này phản ánh, giáo viên phải sử dụng kết hợp với phương pháp trao đổi đàm thoại. Đây là phương pháp mà giáo viên sẽ nêu ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh trao đổi với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tranh, ảnh phản ánh các sự kiện hiện tượng lịch sử điển hình chủ yếu cung cấp cho học sinh những kiến thức mới, vì vậy đầu tiên giáo viên nên sử dụng đàm thoại gợi mở, dẫn học sinh tới kiến thức mới mà tranh, ảnh phản ánh. Sau đó, khéo léo đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh.

Ví dụ, bức hình “Máy cày thay thế sức trâu” được sử dụng khi dạy học bài 21. IV. Mục 2: Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961- 1965) để cụ thể hóa cho kết quả của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Khi dạy đến phần này, đầu tiên giáo viên nên cung cấp cho học sinh thông tin sự kiện: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định cách mạng XHCN ở miền Bắc là một quá trình cải biến nhằm đưa miền Bắc từ một nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn XHCN. Công nghiệp hóa

XHCN là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Kế hoạch 5 năm lần thứ I( 1961-1965) nhằm thực hiện bước đầu công nghiệp hóa nền kinh tế. Nông nghiệp được coi là cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển nông trường, lâm trường…Điều đó góp phần làm cho nền nông nghiệp phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Một trong những thành tựu đó là gì? Các em hãy theo dõi bức tranh “Máy cày thay thế sức trâu”. Học sinh quan sát tranh, giáo viên bắt đầu đặt câu hỏi đàm thoại mang tính chất gợi mở: Trong bức hình người nông dân đang làm gì? Trước khi có máy cày thì nông dân sử dụng công cụ nào để làm nông nghiệp? Việc sử dụng máy cày thay thế sức trâu nói lên điều gì? Trên cơ sở từng học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên chốt ý: Bức hình này phản ánh cảnh nông dân đang thu hoạch mùa màng. Lúa gặt đến đâu, máy cày đã cày đất để phơi ải đến đó. Sự có mặt của máy cày trên đồng ruộng đã dần dần thay thế sức kéo của trâu bò, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân, làm cho nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng cơ khí hóa, hiện đại hóa, tăng năng suất lao động. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi và đàm thoại với học sinh về yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của máy cày. Nhiều ý kiến trả lời của học sinh được đưa ra. Giáo viên tổng hợp và kết luận: nhờ có lao động sáng tạo, mà nhân dân ta đã đạt được thành quả như vậy. Từ đó, giáo dục học sinh đức tính cần cù chịu khó trong lao động.

Phương pháp kết hợp sử dụng tranh, ảnh và đàm thoại thật sự có hiệu quả khi khai thác những bức ảnh mang nội dung phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử. Không những phát huy được tính tích cực của học sinh, mà còn có hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng.

2.4.2.3. Khai thác tranh, ảnh nhân vật lịch sử kết hợp với tư liệu tham khảo để giáo dục học sinh thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người đã tạo nên thành quả lao động

Trong việc giáo dục truyền thống lao động cho học sinh, việc cung cấp tranh, ảnh chân dung nhân vật có vai trò rất to lớn. Bởi vì con người là trung tâm của đời sống xã hội, của lịch sử. Là chủ nhân của mọi thành quả lao động, là động lực chính thức đẩy sự phát triển của xã hội.

Cùng với việc sưu tầm và cung cấp tranh, ảnh nhân vật lịch sử, khi sử dụng giáo viên cần kết hợp với tư liệu tham khảo đế giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người đã tạo nên thành quả lao động. Những tài liệu này sẽ giúp học sinh hiểu rõ tài trí, sức sáng tạo của quần chúng nhân dân trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội qua các thời đại.

Đối với loại tranh, ảnh này, khi sử dụng chúng ta cần phải cung cấp cho học sinh những nội dung chính sau: bức tranh nói về ai, phản ánh sự kiện gì? Thời gian xảy ra sự kiện? nhân vật ấy có những đóng góp gi?

Ví dụ. Hình ảnh nhân dân tham gia chế tạo vũ khí. Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và đặt câu hỏi: Quan sát bức tranh, em thấy có mấy người? họ là những ai? Và họ đang làm gì? Từ quan sát bức ảnh và dựa vào câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh tạo được biểu tượng về các tầng lớp nhân dân bao gồm đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con đang tham gia chế tạo vũ khí. Giáo viên cung cấp thêm tư liệu cho học sinh: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước, quân và dân ta sử dụng nguyên liệu sẵn có ở các địa phương như tre, gỗ, đá, ong vò vẽ, lá độc, thu nhặt thanh tà vẹt, dây đồng, bom đạn lép chế tạo thành vũ khí. Từ em nhỏ, đến cụ già, không

phân biệt tuổi tác, ai cũng có thể sản xuất được vũ khí và tự trang bị cho mình để đánh địch. Những vũ khí này là di sản văn hóa quân sự đặc sắc, minh chứng cho sự thông minh, sáng tạo của người Việt Nam lao động sản xuất. Trên cơ sở các tài liệu miêu tả những vũ khí do nhân dân tự sáng tạo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra kết luận khái quát về vai trò của nhân dân trong lao động sản xuất và chiến đấu.

Hay cung cấp cho học sinh hình ảnh “ các chiến sĩ đoàn tàu không số”, kết hợp với tài liệu về đường Hồ Chí Minh trên biển. Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải bí mật trên biển Đông được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961, trong Chiến tranh Việt Nam, để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc Việt Nam vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Sự ra đời của đường Hồ Chí Minh trên biển là một kỳ tích thể hiện sự sáng tạo của nhân dân ta.

Như vậy, qua tranh, ảnh nhân vật lịch sử, giúp học sinh hiểu rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, góp phần giáo dục lòng yêu kính nhân dân lao động.

2.4.2.4. Sử dụng tranh,ảnh để giáo dục học sinh lòng say mê lao động và ý thức vượt khó trong học tập và cuộc sống

Lịch sử nhân loại và dân tộc không chỉ có những sự kiện về chiến tranh, mà còn là bức tranh tuyệt đẹp về lao động sáng tạo. Tranh, ảnh lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức về truyền thống lao động mà còn

giáo dục học sinh lòng say mê lao động và ý thức vượt khó trong học tập và cuộc sống.

Ví dụ: Khi cung cấp cho học sinh hình 60: “Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội- Mục Nam Quan(1957)”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh được sử dụng để dạy học bài 21, mục II.1.b - Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.Theo phân phối chương trình, mục này rơi vào phần hướng dẫn học sinh đọc thêm, nên việc sử dụng bức tranh này cần phải được tiến hành nhanh chóng, nhưng vẫn phải đảm bảo được tính giáo dục tư tưởng cho học sinh. Đầu tiên, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và sử dụng những câu hỏi gợi mở như: Quan sát bức tranh các em thấy mọi người đang làm gì? Họ có làm việc hăng say miệt mài không? Vì sao họ phải làm công việc này?. Sau đó giáo viên chốt lại: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh là phát triển hệ thống giao thông vận tải trong cả nước. Trong đó quan trọng nhất là việc khôi phục lại hệ thống giao thông đã bị phá hỏng để phục vụ phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 10 năm(1954-1964) hệ thống đường sắt ở miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng lại. Để có được kết quả đó là nhờ sự đóng góp to lớn của lực lượng thanh niên xung phong. Từ năm 1956 đến năm 1960 đã có 10 vạn lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên trực tiếp tham gia khôi phục 5 tuyến đường sắt từ thủ đô Hà Nội tỏa đi các địa phương trên miền Bắc.

Bức hình trong SGK đã ghi lại hình ảnh những thanh niên xung phong đang hăng hái nhiệt tình tham gia khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội- Mục Nam Quan vào năm 19457. Họ đang miệt mài hăng say, cố gắng sửa chữa

lại những đoạn đường sắt bị hỏng. Giáo viên dừng lại một chút và tiếp tục: các em ạ! Trong đội ngũ của những người thanh niên đó, đa phần là bằng tuổi chúng ta bây giờ, và thậm trí có người còn ít hơn chúng ta mấy tuổi. Họ đã từng chiến đấu với tinh thần quả cảm, và nay họ lại hăng say lao động với ý chí xây dựng đất nước. Phẩm chất cần cù, chịu khó, đoàn kết, luôn gồng mình lên chung vai bảo vệ đất nước. Họ xứng đáng là cánh tay phải của Đảng, đi đầu trong mọi mặt trận.

Qua hình ảnh này, sẽ giáo dục cho học sinh ý chí phấn đấu trong lao động, khắc phục mọi khó khăn để đạt được thành công trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 35 - 43)