Một số yêu cầu chung khi sử dụng tranh,ảnh

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 33 - 34)

Mặc dù, tài liệu tranh, ảnh lịch sử giai đoạn 1954-1975 rất phong phú, nhưng không phải là có thể sử dụng tùy tiện bất cứ một tranh, ảnh nào mà giáo viên phải lựa chọn tranh, ảnh theo những tiêu chí khoa học: “nó phải có tính tư tưởng, phù hợp với trình độ hiện tại của khoa học lịch sử macxit leninnit, phải phù hợp với chương trình SGK, nó phải nêu đặc điểm của những hiện tượng điển hình của đời sống xã hội và đồng thời nêu được những biến cố lịch sử cá biệt trên nền khái quát của thời đại, nó phải cung cấp được những biểu tượng sinh động, vạch ra được tính xung đột và tính mâu thuẫn của xã hội có giai cấp”.[6].

Ngày nay, việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy học ngày càng được giáo viên quan tâm chú ý sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng tranh, ảnh đúng phương pháp còn hạn chế dẫn đến việc không khai thác được hiệu quả triệt để tranh, ảnh. Vì vậy, việc sử dụng tranh, ảnh cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc:

- Thứ nhất là xác định nguồn gốc tranh, ảnh: tác giả là ai? Xuất hiện vào thời gian nào? Có phải là tư liệu gốc hay không? Việc xác minh ảnh tư liệu gốc có thể tiến hành bằng cách đối chiếu và so sánh. Giáo viên có thể đưa ra một số ảnh khác nhau về một chủ đề lịch sử. Sau đó đối chiếu ảnh với tài liệu thành văn, phim điện ảnh, kí ức của người tham gia chứng kiến sự kiện cũng là một phương pháp để tìm được ảnh tư liệu gốc.

Ví dụ: Gần đây xuất hiện bộ tranh vẽ các anh hùng trong lịch sử Việt Nam. Đây đều là những bức tranh lịch sử mang tính nghệ thuật cao. Cụ thể, bức tranh “Ngô Quyền và trận đánh trên sông Bạch Đằng” được xây dựng dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay Ngô Quyền vung ra với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược. Tuy bức tranh này rất sống động nhưng

nội dung không bám sát lịch sử, tính xác thực chưa cao. Nên không thể sử dụng bức tranh này khi dạy học. Đối với bức tranh “ Quang Trung- Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh” . Tranh vẽ dựa trên tài liệu lịch sử, Nguyễn Huệ đánh quân Thanh vào dịp tết nên trong tranh có hình ảnh cây hoa đào. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại. Như vậy, ta có thể sử dụng bức ảnh này để tạo biểu tương cho học sinh về Nguyễn Huệ và thời gian diễn ra trận đánh.

- Thứ hai. Tranh, ảnh phải phản ánh các sự kiện đang học, bám sát vào mục tiêu bộ môn.

- Thứ ba. Sau khi lựa chọn được tranh ảnh cần sử dụng cho bài học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát tranh, ảnh. Bình thường, khi sử dụng tranh, ảnh trong dạy học sẽ phải tiến hành theo 3 bước.

+ Đầu tiên, giáo viên hướng dân học sinh tri giác chung về toàn bộ bức tranh. Đây là công việc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Sự chuẩn bị tri giác tranh có thể tiến hành theo hai phương thức, tùy thuộc vào trình độ kiến thức của học sinh mà giáo viên sử dụng đàm thoại hay tường thuật. Phương thức thứ nhất có hiệu quả hơn trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng phương thức thứ hai tiết kiệm được thời gian hơn. Tùy theo điều kiện cụ thể mà giáo viên lựa chọn cho mình phương thức phù hợp.

+ Từ việc tri giác tranh, giáo viên chuyển sang hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bức tranh bằng cách sử dụng tường thuật hay nêu câu hỏi có vấn đề…

+ Cuối cùng: Kết luận dựa theo nội dung bức tranh hay thông báo những sự kiện tiếp theo.

Kết quả của việc sử dụng thành công tranh ảnh trong dạy học là học sinh thu được từ sự quan sát bức tranh không phải chỉ là những hình ảnh quan sát được mà chủ yếu là những tư tưởng chứa đựng trong bức tranh.

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w