Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 25 - 27)

Thực tế trong việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh ở trường phổ thông có nhiều điểm tích cực, bên cạnh đó cũng có những hạn chế. Nhưng những hạn chế này không nhiều và có thể khắc phục được.

- Mặc dù 100% học sinh đều cho rằng việc giáo dục truyền thống dân tộc là cần thiết và qua quá trình học lịch sử các em cũng nhận thức được về các truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, khi hỏi về cảm nhận của học sinh về bộ môn lịch sử thì có đến 65% trả lời là bình thường, 15 % không có hứng thú, chỉ có 20% cảm thấy hay.

- Khi hỏi học sinh về truyền thống dân tộc, thì có 40% học sinh không kể được truyền thống lao động.

- Tuy 100% giáo viên nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của việc giáo dục truyền thống cho học sinh, nhưng có 33,4% giáo viên chưa chú ý đến công tác giáo dục này.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy sự mâu thuẫn trong những kết quả thu được. Đó là những mâu thuẫn giữa kết quả điều tra giáo viên với kết quả điều tra học sinh, và có cả mâu thuẫn của kết quả ngay trong 1 phiếu điều tra. Mâu thuẫn đó, theo chúng tôi chính là sự hạn chế của việc giáo dục truyền thống dân tộc trong dạy học lịch sử. Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân sau:

Hầu như các giáo viên đều cho rằng các cấp lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến bộ môn. Bên cạnh đó là do công tác giáo dục của nhà trường phổ thông chưa được tốt. Trong khi 100% giáo viên sử dụng phương pháp khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa để giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh, thì đã số học sinh lại thích giáo viên dùng phương pháp trao

đổi, thảo luận và sử dụng tranh, ảnh lịch sử. Mâu thuẫn đó cũng là nguyên nhân khiến cho công tác giáo dục chưa đạt hiệu quả.

Một thực tế khác là: giáo viên nhận thức được ưu thế của tranh ,ảnh trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh nhưng chưa có cách sử dụng hiệu quả. Bằng chứng là khi hỏi học sinh: “trong giờ học lịch sử, điều gì làm em hứng thú nhất” thì rất ít học sinh trả lời về tranh, ảnh lịch sử.

Tóm lại, thực tiễn trên là cơ sở để chúng tôi đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung và thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục truyền thống lao động nói riêng.

* * *

Xuất phát từ việc tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT cho thấy tranh,ảnh lịch sử rất có ưu thế trong việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống lao động nói riêng cho học sinh. Nhưng thực tế ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy học lịch sử tuy đã được chú ý nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả tranh,ảnh trong việc giáo dục truyền thống lao động cho học sinh? Vấn đề đó sẽ được giải quyết cụ thể ở nội dung chương 2. “ Một số biện pháp khai thác tranh, ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh khi dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12, chương trình chuẩn”.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 25 - 27)