Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 27 - 29)

TRÌNH CHUẨN

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 1954-1975

2.1.1. Vị trí

Ở cấp THPT, học sinh được cung cấp những kiến thức lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến ngày nay. Đây chính là một bức tranh toàn cảnh về lịch sử dân tộc giúp cho học sinh hiểu biết về những chặng đường gian khổ mà nhân dân ta đã trải qua trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng như các giai đoạn lịch sử khác, giai đoạn từ 1954 đến 1975 đã góp phần quan trọng trong việc viết lên bản anh hùng ca của lịch sử dân tộc.

So với toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc, giai đoạn 1954-1975 là một khoảng thời gian không dài nhưng lại mang một hình thái hết sức độc đáo, là thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Giai đoạn này đã góp phần to lớn vào giáo dục thế hệ trẻ biết bảo vệ và phát triển sự nghiệp của cha ông để lại.

Chương trình lịch sử lớp 12 THPT ( chương trình chuẩn) phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thuộc chương IV: Việt nam từ năm 1954 đến năm 1975. Đây là một trong những trang sử hào hùng nhất, chói lọi nhất của lịch sử dân tộc. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

đã phát huy cao độ truyền thống dân tộc và trí tuệ con người Việt Nam, kiên cường đấu tranh chống đế quốc Mỹ, lập nên những kỳ tích vĩ đại.

Vì vậy, giai đoạn 1954-1975 là một giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kỳ này có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống yêu lao động nói riêng cho học sinh THPT.

2.1.2. Mục tiêu

- Về kiến thức

Giai đoạn lịch sử 1954-1975 là giai đoạn mang hình thái độc đáo. Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, dưới hai chế độ chính trị- xã hội khác nhau. Nguyên nhân của tình hình này là do âm mưu xâm lược và hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ và tay sai. Vì vậy đây là giai đoạn đất nước ta phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cách mạng ở hai miền có quan hệ gắn bó với nhau , tác động qua lại và thúc đẩy nhau phát triển.

Trên cơ sở hình thành cho học sinh những đặc điểm trên, còn giới thiệu cho học sinh về diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở cả hai miền và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc qua các giai đoạn 1954-1960; 1961-1965; 1965-1973; 1973-1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở miền Nam.

Như vậy, đây là giai đoạn có khối lượng kiến thức lớn. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, tranh ảnh nói riêng trong dạy học là rất cần thiết, giúp học sinh hiểu đúng, chính xác, toàn diện tiến trình lịch sử dân tộc. Qua việc quan sát tranh, ảnh lịch sử sẽ giúp tạo các biểu tượng lịch sử về con người, sự vật và sự việc cụ thể. Thông qua đó, góp phần nâng cao

hiểu biết của học sinh về cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập của nhân dân ta.

- Kĩ năng

Tranh, ảnh là một trong những phương pháp dạy học lịch sử có ưu thế. Việc giáo viên sử dụng tranh, ảnh trong dạy học sẽ giúp phát triển tri giác, óc quan sát của học sinh.

Bên cạnh đó, học sinh tiếp tục phân tích bức tranh, từ đó phát triển khả năng nhận thức và tư duy độc lập sáng tạo của học sinh.Qua đó, học sinh sẽ biết so sánh, tổng hợp sự kiện để thấy được bản chất của nó.

- Thái độ tình cảm

Từ những kiến thức cung cấp cho học sinh, sẽ giúp cho học sinh thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong tiến trình lịch sử, hình thành tình cảm yêu quý, trân trọng cảm phục và biết ơn đối với nhân dân, với Đảng, với Bác Hồ, với những cá nhân anh hùng, những thương binh, liệt sĩ đã hi sinh thân mình cho sự nghiệp của tổ quốc.

Đặc biệt trong khóa trình lịch sử dân tộc 1954-1975, học sinh được tiếp xúc với nhiều tài liệu sự kiện về lao động sản xuất, phát minh sáng chế của nhân dân trong kháng chiến chống Mĩ. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, học sinh càng nhận thức rõ hơn vai trò của lao động sản xuất và tinh thần yêu quý lao động.

Với việc sử dụng hệ thống tranh, ảnh phong phú kết hợp với các thao tác sư phạm của giáo viên sẽ giúp khơi dậy ở học sinh lòng ham học hỏi, tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, đồng thời giáo dục cho các em ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng sự quyết tâm nỗ lực học tập.

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh ảnh để giáo dục truyền thống lao động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT, chương trình chuẩn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w