Phƣơng pháp phát triển khả năng phối hợp vận động

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập aerobic nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho học sinh nữ khối 10 trường THPT lý thái tổ từ sơn bắc ninh (Trang 25 - 26)

Việc lựa chọn các phƣơng pháp tập luyện nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cần phải tuân theo một số phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp chính là tập luyện, phƣơng tiện chính là các bài tập bổ trợ chuyên môn thể lực.

- Các bài tập đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện phát triển khả năng phối hợp vận động yêu cầu ngƣời tập hay VĐV thực hiện chính xác và thƣờng xuyên, phải kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức.

- Đa dạng hóa việc thực hiện động tác. VD, có thể thay đổi các giai đoạn của động tác hoặc thay đổi vận động của các bộ phận cơ thể nhƣ: chạy

nhảy, các động tác phối hợp chân, tay, thân ngƣời khác nhau, thực hiện động tác với nhịp điệu khác nhau…

- Thay đổi điều kiện bên ngoài

- Phối hợp các kỹ xảo kỹ thuật khác nhau. VD: liên kết các động tác trong bài tập Aerobic, …

- Thực hiện động tác với yêu cầu thời gian. VD: phải thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất (tuy nhiên phải đảm bảo độ chính xác).

- Thay đổi việc thu nhận thông tin. Việc thu nhận và xử lý thông tin về thị giác, thính giác, xúc giác, thăng bằng và cảm giác cơ bắp có ý nghĩa đặc biệt nhằm điều khiển vận động.

Các phƣơng pháp nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động rất phong phú, có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phƣơng pháp. Thƣờng xuyên thay đổi độ khó và phối hợp vận động của bài tập, vì chỉ có nâng cao kích thích đối với cơ thể mới tạo đƣợc trình độ thích ứng cao hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập aerobic nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho học sinh nữ khối 10 trường THPT lý thái tổ từ sơn bắc ninh (Trang 25 - 26)