Nhu cầu tinh bột

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của artemia franciscana (Trang 29)

Có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn… những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ sau cai sữa trong thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị 4 - 6 tháng tuổi và cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2 - 3 lần so với khi có chữa, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn

2.6.5 Nhu cầu chất xơ

Mức độ xơ trong khẩu phần thấp tạo điều kiện cho các rối loạn tiêu hoá xảy ra cho nên cần tính mức độ xơ tối thiểu trong khẩu phần phù hợp để tránh các vấn đề trên. Nhưng chất xơ là hợp chất hoá học có đặc tính rất khác nhau tuỳ theo nguồn cung cấp nên nhu cầu tối thiểu của nó được nhiều tác giả xác định và biến động từ 5 - 14% CF đối với thỏ đang tăng trưởng. Đối với thỏ đang sinh trưởng thì mức độ xơ khuyến cáo từ 10 - 14% CF hay 14 - 18% ADF, đối với thỏ cái đang tiết sữa thì các nhu cầu này thấp hơn và chúng từ 10 - 12%CF hay 14 - 1%ADF (NRC, 1977; INRA, 1984 & De Blas et al. 1986). Chất xơ cũng là nguồn cung cấp năng lượng và có tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy.

Nhu cầu chất xơ tối thiểu là 12%, phù hợp nhất từ 13 - 15%, thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động bình thường của đường tiêu hoá và nhu động ruột. Đối với thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần chứa xơ thô cao 16 - 18%. Cung cấp xơ thô cho thỏ có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 - 5 mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột.

2.6.6 Nhu cầu vitamin

Thỏ là loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin và thỏ sinh sản vẫn thiếu một số vitamin quan trọng như A, B, D, E. Nếu thiếu vitamin A, thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và đường hô hấp. Nếu thiếu vitamin E, thai kém phát triển, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, do đó tỉ lệ thụ thai kém. Nếu thiếu vitamin B, thỏ dễ bị thần kinh bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu vitamin D, thỏ còi cọc, mềm xương (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011).

Bảng 2.8: Nhu cầu vitamin của thỏ

Tên vitamin Đơn vị Thỏ mẹ Thỏ hậu bị Có chữa nuôi con

A IU 1500 2500 1000 D IU 150 250 100 B1 Mg 0,5 1,0 0,5 B2 Mg 1,0 2,0 1,0 B3 Mg 4,5 8,0 8,0 B6 Mg 0,5 1,0 0,5 B12 Mg 0,003 0,005 0,003

(Nguyễn Văn Thuvà Nguyễn Thị Kim Đông, 2011)

2.6.7 Nhu cầu khoáng

Khoáng rất cần thiết cho sự phát triển ở thỏ, trong đó canxi, photpho chiếm 65 - 70% toàn bộ chất khoáng trong cơ thể, thiếu canxi, photpho thỏ cái sẽ bị ảnh hưởng về sự phát triển của bào thai, thỏ con bị còi xương. Sữa thỏ có lượng canxi gấp 2 lần sữa bò, dê. Các loại thức ăn giàu canxi, photpho như: cây họ đậu, củ cà rốt, bột cá, bột thịt xương. Ngoài 2 chất này thỏ còn cần một lượng muối nhất định (thỏ con mỗi ngày cần 0,5g, thỏ lớn từ 1 - 2g).

Bảng 2.9: Nhu cầu khoáng của thỏ

Thành phần khoáng 18 - 42 ngày tuổi 42 - 80 ngày tuổi Sinh sản

Calcium, g/kg 7,0 8,0 12,0 Phosphorus, g/kg 4,0 4,5 6,0 Sodium, g/kg 2,2 2,2 2,5 Potassium, g/kg <15 <20 <18 Chloride, g/kg 2,8 2,8 3,5 Magnesium, g/kg 3,0 3,0 4,0 Sulphur, g/kg 2,5 2,5 2,5 Iron (ppm) 50 50 100 Copper (ppm) 6 6 10 Manganese (ppm) 8 8 12 (Lebas, 2004)

2.6.8 Nhu cầu nước uống

Có thể thỏ sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống. Nhu cầu nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần lượng nước gấp ba lần so với nhu cầu bình thường. Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau:

- Thỏ vỗ béo, hậu bị giống: 0,2 - 0,5 lít/ngày - Thỏ mang thai: 0,6 - 0,8 lít/ngày

- Khi tiết sữa tối đa: 0,8 - 1,5 lít/ngày

Nếu cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả nhiều có bổ sung thức ăn tinh thì lượng nước thực vật đáp ứng được 60 - 80% nhu cầu nước tổng số. Nhưng vẫn cần cho uống nước, thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát đến ngày thứ hai là bỏ ăn, đến ngày thứ 10 - 12 là chết (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011).

2.7 Một số hiện tượng bất thường và bệnh thường gặp ở thỏ sinh sản 2.7.1 Bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết thỏ do virus Calicivirus gây ra. Đặc trưng của bệnh này là phần lớn thỏ bị bệnh từ 2 tháng tuổi trở lên, chết rất nhanh, nếu tính từ lúc nhiễm virus đến lúc chết trong khoảng 14 - 25 giờ.

Triệu chứng: sốt cao, khó thở, co giật, nhảy cửng lên và có máu lẫn bọt trào ở ngoài mũi. Các cơ quan như gan, phổi, khí quản, lách đều xuất huyết, tụ huyết, hoại tử. Điều trị: không có thuốc trị.

Phòng bệnh: bằng vaccine, tiêm ngừa vaccine cho thỏ vào 1,5 tháng tuổi và chủng lại vào sáu tháng sau.

2.7.2 Viêm vú

Phần lớn bệnh viêm vú ở thỏ là Staphylococcus aureus. Bệnh thường xảy ra nhất vào thời gian cho con bú, và thường chuyển sang dạng mãn tính. Bệnh xuất hiện do tình trạng vệ sinh kém (rơm lót chuồng bẩn, nền lưới sắt), cai sữa thỏ con không đúng (sớm quá hoặc nhanh quá), lứa đẻ quá lớn, hoặc do con cắn. Điều trị bằng kháng sinh (Chu Thị Thơm et al., 2006).

2.7.3 Ăn thịt con ngay sau khi sinh

Thường xảy ra nhất là sau lần sinh thứ nhất, do bị xáo trộn môi trường hoặc stress. Có nhiều yếu tố gây ra như chuồng bẩn thiếu sự cách biệt, không có ổ do thiếu vật liệu, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi

quá mạnh, thiếu nước uống và chứng ăn thịt con sau khi sanh thường kèm theo chứng thiếu sữa (Chu Thị Thơm et al., 2006).

2.7.4 Nhiễm độc huyết thời kỳ mang thai

Chứng nhiễm độc huyết thời kỳ mang thai xảy ra chủ yếu ở thỏ béo phì, vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tuần lễ đầu cho bú.

Triệu chứng: bỏ rơi con, ngưng cho sữa, bỏ ăn, tiêu chảy, co cứng cơ, liệt hai chi sau, co giật, hôn mê.

Cần phải chữa trị khẩn cấp (cung cấp canxi, truyền dịch…). Tiếp theo cần tăng cung cấp Ca, Mg, Methionin trong thức ăn (Chu Thị Thơm et al., 2006).

2.7.5 Vô sinh

Có nhiều nguyên nhân gây chứng vô sinh ở thỏ, các nguyên nhân thường gặp nhất là chu kỳ ngày đêm không đúng, thỏ hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm, như vậy cần ưu tiên thời gian này để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sản, dinh dưỡng quá dồi dào hay quá thiếu thốn (Chu Thị Thơm et al., 2006).

2.7.6 Bệnh ghẻ

Đây là bệnh cũng khá phổ biến ở thỏ do 3 giống ghẻ như là Psoroptes

cuniculi (ghẻ tai), SarcoptesNotoedses cuniculi (ghẻ da)… bệnh này lây

lan nhanh, ghẻ đục khoét các rảnh, nốt lớn.

Triệu chứng: thỏ bị ngứa, cọ gãi vào chuồng, rụng lông, có mùi rất hôi, có thể lan đến bộ phận sinh dục. Thỏ gầy ốm, chậm lớn, sinh sản kém…

Phòng bệnh: vệ sinh tốt chuồng trại, nguồn lây lan, nguồn lây bệnh do người mang sang. Điều trị dùng các loại thuốc trị ghẻ như: Ivermectine 1 tuần chích 1 liều. Tiêm dưới da.

2.7.7 Bệnh viêm mũi

Do vi trùng gây viêm phổi kết hợp với một số loại vi trùng nung mủ kí sinh trong xoang mũi, khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát bệnh.

Triệu chứng: chảy nước mũi đặc như mủ, khó thở bằng mũi phải thở bằng miệng và thỏ hay lấy hai chân trước dụi vào mũi, lông bết lại và nước mũi chảy ra. Thỏ lừ đừ, biếng ăn và có tiếng thở rít lên.

Phòng bệnh: chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng, không bị gió lùa.

hai lổ mũi 2 lần/ngày (sáng và chiều), 4 - 5 giọt/lần nhỏ. Nếu thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin với liều 0,01 g/1kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05 g/1kg thể trọng liên tục trong 3 ngày. Cần kết hợp tiêm hoặc uống điều trị liên tục trong ba ngày liên tục.

2.7.8 Bệnh chướng hơi, tiêu chảy

Nguyên nhân do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi, mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra ở thỏ lớn và thỏ sau khi cai sữa.

Triệu chứng: bụng chướng hơi, phình to, thở khó, sùi bọt mép, sau đó tiêu chảy màu hơi đen, rất thối.

Phòng bệnh: thức ăn vệ sinh, sạch sẽ. Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần tập cho thỏ quen dần thức ăn mới; cần phơi làm ráo nước đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước như các loại rau, lục bình, cỏ mồm, …

Cách trị: dùng Bio - Enfroloxacin tiêm 2 lần/ ngày.

2.8 Thức ăn cho thỏ 2.8.1 Cỏ lông tây 2.8.1 Cỏ lông tây

Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6 - 2 m, lá to bản, có lông. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc giống cỏ đa niên, giàu đạm, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc, sau 1,5 - 2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu.Từ đó cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn cỏ dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện (2003).

Theo Nguyễn Tấn Nam (2011) cỏ lông tây có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng 15,5% DM; 89,2% OM; 12,6% CP; 4,5% EE; 45,9% NFE; 23,1% CF; 65,5% NDF; 10,8% Ash

2.8.2 Cỏ paspalum

Cỏ Paspalum thuộc họ hòa thảo chỉ sinh nhánh và mọc thành bụi lớn, dày, thân to khỏe, thẳng dứng, hơi dẹt, phân nhánh có dạng hình phểu, cao khoảng 60 - 200 cm, lá rộng, phiến lá khi kéo thẳng có thể dài 50 cm, rộng 3 - 4 cm, bảng lá có long nhỏ che phủ và rìa lá thì nhám.Cò có nhiều hạt, trổ hoa vào cuối tháng 10. Kết thúc thu hạt khoảng tháng 11 đến trung tuần tháng 12.

Hoa của cỏ Paspalum có 5 - 7 chùm với 70 - 90 bông con. Hạt có màu hơi nâu đỏ và có khoảng 200.000 - 400.00 hạt/kg.

Mùa sinh trưởng là mùa xuân và mùa hè, thích hợp ở vùng ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 25 - 300C, nhiệt độ tối thấp cho sinh trưởng 2- 100C, mẫn cảm với sương muối, có thể sinh trưởng ở những vùng có đô cao > 200 m so với mực nước biển. Nhu cầu lượng mưa > 750 mm/năm

Tại các tỉnh Đồng bằng bắc bộ, cỏ Paspalum cho năng suất chất xanh từ 150 - 180 tấn/ha/năm. Hàm lượng CP 9 - 10%, DM 30 - 32% và khoáng tổng số 6 - 7,5%. Năng suất hạt chắc 60 - 110 kg (tỷ lê nảy mầm: >90%) (Nguyễn Văn Quang (2011)

2.8.3 Bã đậu nành

Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ, chao và sữa đậu nành. Bã đậu nành có mùi thơm, vị ngọt gia súc rất thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao 27,61%DM (Lưu Hữu Mãnh, 1999). Bã đậu nành có thể cọi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc.

Theo Nguyễn Tấn Nam (2011) bã đậu nành có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng gồm 12,7% DM; 96,2% OM; 21,0% CP; 15,5% EE; 3,80% NDF; 27,1 ADF.

2.8.4 Đậu nành ly trích

Đậu nành ly trích là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt và được dùng để thay thế một phần protein động vật trong chăn nuôi. Đậu nành ly trích có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 40 - 45% DM, thành phần của các acid amin cũng gần giống với protein sữa (Lê Đức Ngoan, 2005). Theo Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) đậu nành ly trích có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng gồm 90,9% DM; 94,8% OM; 43,5% CP; 11,4% EE; 9,11% CF; 22,9% NDF; 5,20% Ash và 12,4 MJ/kg ME

2.8.5 Lá rau muống

Rau muống là loài sống dưới nước và đầm lầy, có vòng đời ngắn và có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Thân cây rỗng và phân thành nhiều đốt. Lá rau muống là nguồn phụ phẩm được sử dụng sau khi người dân lấy cọng làm thức ăn cho con người. Lá rau muống có hàm lượng CP cao (Nguyen Thi Kim Dong et al., 2006). Rau muống có chứa nhiều vitamin nên giá trị dinh dưỡng của rau rất cao, tỷ lệ xơ trong rau lại thấp nên phù hợp cho gia súc. Phần lá rau muống được tận dụng để nuôi thỏ sinh sản rất tốt (Phan Thuận Hoàng, 2006).

Theo Lê Lý Hoa Nguyệt (2011), lá rau muống có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng gồm 13,4% DM; 13,4% OM; 21,6% CP; 8,7% EE; 40,5% NDF; 9,74% Ash.

Hình 2.4: Cỏ Paspalum Hình 2.5: Cỏ lông tây

Hình 2.6: Lá rau muống Hình 2.7: Bã đậu nành

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành ở Trại chăn nuôi tại 474/18C khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy và phòng thí nghiệm E205 Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

3.1.2 Thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2013

3.2 Phương tiện thí nghiệm 3.2.1 Động vật thí nghiệm 3.2.1 Động vật thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 30 thỏ cái lai đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ, trọng lượng trung bình 2,5 - 3,3 kg ở lứa 5 - 6. Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm sử dụng 5 thỏ đực địa phương

3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng lồng, gồm 4 lồng chuồng, mỗi dãy gồm 10 ô, mỗi thỏ cái sinh sản được nhốt riêng từng ô. Ngoài ra, còn có 1 lồng chuồng để nhốt thỏ đực và 1 dãy chuồng để nhốt thỏ con.

Bên trong chuồng được bố trí bình uống nước bằng nhựa 250 ml. Ngoài ra, còn có 30 thau nhựa dùng để cho thỏ ăn bã đậu nành trộn đậu nành ly trích, thau nhựa được rửa sạch mỗi ngày.

Dưới đáy chuồng được bố trí tấm lưới cước để thu thức ăn thừa mỗi ngày. Bên dưới tấm lưới cước là tấm bạt để hứng nước tiểu. Tấm bạt được bố trí hai đầu cao thấp, ở đầu thấp có để một cái thau dùng để hứng nước tiểu. Trên mỗi ô chuồng có gắn phiếu ghi chú các thông tin ngày phối, ngày đẻ, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống và những chi tiết cần thiết.

3.2.3 Thức ăn thí nghiệm

Cỏ lông tây được cắt xung quanh khu dân cư ở Cần Thơ và xung quanh trại. Cỏ Paspalum được trồng ở xung quanh trại. Lá rau muống mua của người dân ở Thành Phố Cần Thơ sau khi người dân sử dụng phần cọng để làm dưa rau muống cho người ăn. Bã đậu nành được mua tại các cơ sở sản xuất sữa đậu nành trong Thành phố Cần Thơ. Đậu nành ly trích được mua ở cửa hàng ở Trà Nóc.

3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của artemia franciscana (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)