3.2.1 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 30 thỏ cái lai đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ, trọng lượng trung bình 2,5 - 3,3 kg ở lứa 5 - 6. Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm sử dụng 5 thỏ đực địa phương
3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm
Chuồng lồng, gồm 4 lồng chuồng, mỗi dãy gồm 10 ô, mỗi thỏ cái sinh sản được nhốt riêng từng ô. Ngoài ra, còn có 1 lồng chuồng để nhốt thỏ đực và 1 dãy chuồng để nhốt thỏ con.
Bên trong chuồng được bố trí bình uống nước bằng nhựa 250 ml. Ngoài ra, còn có 30 thau nhựa dùng để cho thỏ ăn bã đậu nành trộn đậu nành ly trích, thau nhựa được rửa sạch mỗi ngày.
Dưới đáy chuồng được bố trí tấm lưới cước để thu thức ăn thừa mỗi ngày. Bên dưới tấm lưới cước là tấm bạt để hứng nước tiểu. Tấm bạt được bố trí hai đầu cao thấp, ở đầu thấp có để một cái thau dùng để hứng nước tiểu. Trên mỗi ô chuồng có gắn phiếu ghi chú các thông tin ngày phối, ngày đẻ, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống và những chi tiết cần thiết.
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm
Cỏ lông tây được cắt xung quanh khu dân cư ở Cần Thơ và xung quanh trại. Cỏ Paspalum được trồng ở xung quanh trại. Lá rau muống mua của người dân ở Thành Phố Cần Thơ sau khi người dân sử dụng phần cọng để làm dưa rau muống cho người ăn. Bã đậu nành được mua tại các cơ sở sản xuất sữa đậu nành trong Thành phố Cần Thơ. Đậu nành ly trích được mua ở cửa hàng ở Trà Nóc.
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần thí nghiệm là 5 mức độ thay thế cỏ lông tây bằng cỏ Paspalum với 6 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 thỏ cái lai sinh sản. Khẩu phần thí nghiệm có 5 nghiệm thức dược trình bày dưới đây.
Bảng 3.1: Thành phần thực liệu thức ăn của khẩu phần thí nghiệm
Thực liệu (g/con/ngày)
Nghiệm thức
Pas0 Pas25 Pas50 Pas75 Pas100
Cỏ Paspalum (%DM) - 25 50 75 100
Cỏ lông tây Tự do Tự do Tự do Tự do -
Lá rau muống 150 150 150 150 150
Bã đậu nành 200 200 200 200 200
Đậu nành ly trích 30 30 30 30 30
Giai đoạn mang thai tăng thêm các loại thức ăn trong khẩu phần như: đậu nành ly trích, bã đậu nành, lá rau muống trên ở các mức độ là 5% (tuần thứ 2), 10% (tuần thứ 3)và 15% (tuần thứ 4).
Giai đoạn nuôi con tăng thêm các loại thức ăn trong khẩu phần: đậu nành ly trích, bã đậu nành ly trích, lá rau muống trên ở các mức độ là 10% (tuần thứ 1), 20% (tuần thứ 2 và 3) và 40% (tuần thứ 4) .
3.3.2 Cách tiến hành thí nghiệm
Mỗi con thỏ cái lai sinh sản được nuôi riêng trong một ô chuồng, thỏ đực lai được nhốt ở một dãy lồng riêng biệt với thỏ cái.
Buổi sáng sau khi dọn chuồng xong cho thỏ ăn lá rau muống 150g/con/ngày. Bổ sung bã đậu nành 200g/con/ngày và đậu nành ly trích 30g/con/ngày. Tất cả các loại thức ăn này được bổ sung đồng đều cho tất cả các đơn vị thí nghiệm. Buổi chiều tối cho thỏ ăn cỏ lông tây.
Thỏ được cho ăn 2 lần/ngày:
+ Buổi sáng khoảng 8:00 giờ đến 9:00 giờ cho thỏ ăn lá rau muống và cỏ Paspalum
với bột đậu nành. Khoảng 16:30 giờ cho thỏ ăn cỏ lông tây.
Thức ăn được cân trước khi cho ăn, thức ăn thừa được thu và cân lại vào sáng hôm sau để tính lượng thức ăn ăn vào thật sự.
Mẫu thức ăn cho ăn và mẫu thức ăn thừa được lấy 2 tuần một lần để phân tích thành phần dưỡng chất, từ đó tính được lượng dưỡng chất ăn vào trong thời gian thí nghiệm.
Khi thỏ cái lên giống, bắt thỏ cái nhẹ nhàng sang lồng thỏ đực, không nên làm ngược lại. Quan sát thỏ phối giống để biết thỏ có phối được hay không, thỏ cái sau khi phối xong được ghi ngày phối trên phiếu theo dõi và cân trọng lượng, sau 10 ngày tiến hành khám thai. Nếu có thai thì tiếp tục theo dõi, nếu không mang thai thì tiến hành phối lại vào lần lên giống tiếp theo.
Sau khi thỏ mẹ đẻ, tiến hành cân trọng lượng thỏ mẹ, đếm và cân trọng lượng thỏ con sơ sinh, ghi nhận lại số con sống chết, cho thỏ con bú được sữa đầu, sau đó được đặt vào lồng nuôi thỏ con.
Theo dõi lượng sữa của thỏ mẹ hàng ngày bằng cách cân trọng lượng của thỏ con trước và sau khi cho bú.
Thỏ con được cho bú mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định để tránh làm mất phản xạ tiết sữa của thỏ mẹ, thỏ sau khi bú xong được đặt vào lồng riêng.
Thỏ con thường mở mắt vào khoảng 10 - 15 ngày tuổi. Khi thấy thỏ mở mắt, tiến hành cho thỏ tập ăn bằng rau mơ, rau lang, thức ăn hỗn hợp… tuần thứ 3 trở đi bắt đầu tập cho thỏ ăn cỏ lông tây.
Thỏ con được cai sữa ở 30 ngày tuổi.
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
- Lượng vật chất khô, chất hữu cơ và đạm thô tiêu thụ, và một số dưỡng chất khác (g/con/ngày)
- Thời gian mang thai (ngày) - Số con sơ sinh/ổ (con) - Số con sơ sinh sống/ổ (g) - Trọng lượng sơ sinh/ổ (g) - Trọng lượng sơ sinh/con (g)
- Lưỡng sữa tiêu thụ của thỏ con/ngày (g) - Số con cai sữa (con)
- Trọng lượng cai sữa/con (g) - Tăng trọng thỏ con/ ngày (g) - Lượng sữa thỏ mẹ/ngày (g)
- Lượng sữa/ tăng trọng
- Hiệu quả kinh tế từ việc nuôi thỏ bằng khẩu phần thí nghiệm
3.4 Phương pháp phân tích
Vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy ở 105oC trong khoảng từ 8 - 10 giờ. Tro được xác định bằng cách nung ở 550oC trong 3 giờ. Đạm thô (CP) được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Béo (EE) được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Xơ trung tính (NDF) và xơ axit (ADF) được phân tích theo đề nghị của Van Soest et al. (1991). Năng lượng trao đổi (ME) được tính theo đề nghị của Maertens (2002).
Giá trị ME được tính theo công thức của theo Maertens (2002): ME (MJ/kgDM) = DE (0,995 - 0,048 DCP/DE) với
DE (MJ/kgDM) = 14,2 - 0,205 ADF + 0,218 EE + 0,057 CP DCP (%/DM) = -1,15 + 0,82 CP - 0,06 ADF
Trong đó: DCP là protein thô tiêu hóa.
3.5 Phương pháp sử lý số liệu
Số liệu được nhập trên bảng tính Excel (2007) và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của chương trình Minitab 13.21 (2000). So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi phương pháp Tukey của chương trình Minitab13.21 (2000). Phương pháp sử dụng phần mềm Paired T- Test của chương trình Minitab13.21 (2000) để so sánh một số chỉ tiêu sinh sản giữa các nghiệm thức.
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần hóa học thức ăn dùng trong thí nghiệm
Bảng 4.1 Trình bày thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn dùng trong thí nghiệm.
Bảng 4.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn trong thí nghiệm (%DM)
Thực liệu DM OM CP EE NDF ADF Tro ME
(MJ/kgDM) Cỏ lông tây 17,8 90,2 11,8 3,65 68,2 40,5 9,80 7,04 Cỏ Paspalum 18,3 90,4 10,4 3,21 65,4 40,3 9,63 6,95 Lá rau muống 10,8 91,5 24,6 8,73 32,8 19,0 8,51 9,55 Bã đậu nành 12,8 95,6 20,6 10,7 28,6 22,5 4,40 12,3 Đậu nành ly trích 93,0 93,6 42,5 12,0 20,4 11,2 6,40 12,9
(Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ME: năng lượng trao đổi (Maertens, 2002).
Lượng DM của cỏ lông tây trong thí nghiệm là 17,8% phù hợp với kết quả của Lê Lý Hoa Nguyệt (2011) là 18% và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sang (2008) là 19,9%, nhưng cao hơn kết quả thí nghiệm Nguyễn Thị Kiều Oanh (2013) có lượng DM của cỏ lông tây là 16,8%. Điều này có thể giải thích là do cỏ lông tây được cắt tại những địa điểm, thời gian không giống nhau, mức độ cỏ già hay non khác nhau. Hàm lượng CP của cỏ lông tây là 11,8% nhưng cỏ Paspalum thì thấp hơn là 10,4%. Hàm lượng DM của cỏ Paspalum là 18,3% cao hơn hàm lượng DM của cỏ lông tây là 17,8% nên rất thích hợp làm thức ăn bổ sung cho thỏ.
Lượng DM của lá rau muống dùng trong thí nghiệm là 10,8% phù hợp với kết quả trong báo cáo của Nguyễn Tấn Nam (2011) có lượng DM của lá rau muống là 11,5%. Hàm lượng CP của lá rau muống là 24,6%, kết quả tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2013) có lương CP của lá rau muống là 24,5, nhưng cao hơn kết quả thí nghiệm của Trần Thị Kiều Trinh (2012) là 22,5% . Điều này có thể giải thích là do rau muống được trồng trong điều kiện khác nhau và thu hoạch từ những mùa vụ khác nhau trong thành năm.
Bã đậu nành dùng trong thí nghiệm có hàm lượng DM và CP lần lượt là 12,8%, 20,6% phù hợp với kêt quả trong báo cáo của Nguyễn Nhật Nam (2013) có lượng DM và CP lần lượt là 11,2%, 20,3% và thấp hơn kết quả thí nghiệm của Trần Thị Hồng Trang có lượng DM và CP lần lượt là 114,8% - 22,6%. Điều này có thể giải thích là do nguồn bã đậu nành được lấy từ những
cơ sở sản xuất khác nhau, quy trình chế biến đậu nành khác nhau làm cho hàm lượng dưỡng chất trong bã đậu nành khác nhau. Kết quả phân tích đậu nành ly trích dùng trong thí nghiệm có hàm lượng CP là 42,5% cao hơn hàm lượng CP của bã đậu nành 20,6% và phù hợp kết quả thí nghiệm của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) là 42,3% và thấp hơn thí nghiệm của Nguyễn Văn Tình (2013) có lượng CP là 44,8%.
Hàm lượng DM của đậu nành ly trích là 93,0% kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thiên Mai (2013) là 90,0% và Nguyễn Nhật Nam là 90,3%. Vì thế có thể nói đậu nành ly trích là nguồn thức ăn bổ sung đạm rất tốt cho thỏ sinh sản với mức độ thích hợp trong khẩu phần.
4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản dược nuôi bằng khẩu phần thay thế bằng cỏ Paspalum
4.2.1 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản của thỏ lai ở lứa 5 lai ở lứa 5
4.2.1.1Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ lai ở lứa 5
Bảng 4.2: Trình bày lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của giai đoạn mang thai và nuôi con ở lứa 5.
Bảng 4.2 : Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ lai ở lứa 5
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Pas0 Pas25 Pas50 Pas75 Pas100 ±SE P
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào giai đoạn mang thai (g/ngày)
Cỏ lông tây 231a 190b 132c 83,3a - 1,89 0,001 Cỏ Paspalum - 57,3a 112b 169c 236d 2,09 0,001 DM 116a 119ab 119ab 121b 119ab 0,78 0,031 OM 108a 110ab 110ab 111b 110ab 0,68 0,037 CP 25,6 26,5 26,5 26,5 26,5 26,4 0,989 EE 9,41 9,42 9,39 9,39 9,39 0,07 0,995 NDF 48,7a 50,4a 49,9ab 50,8b 49,1a 0,37 0,010 ADF 30,1a 31,3b 31,2b 31,9b 31,1ab 0,22 0,003 Ash 8,80a 9,03ab 9,03ab 9,13b 8,97ab 0,05 0,015 ME (MJ/ngày) 1,168 1,183 1,183 1,192 1,188 0,01 0,269
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào giai đoạn nuôi con (g/ngày)
Cỏ lông tây 265a 206b 153c 88,3d - 4,82 0,001
Cỏ Paspalum - 65a 129b 194c 254d 2,49 0,001
DM 141ab 142ab 144b 144b 141ab 0,68 0,018
CP 33,9a 33,9ab 33,8ab 33,6ab 33,4b 0,12 0,031 EE. 11,7a 11,7a 11,7a 11,6ab 11,5b 0,04 0,040 NDF 57,1ab 57,7ab 58,6a 58,6a 55,4b 0,51 0,006 ADF 35,2ac 35,7abc 36,4ab 36,6b 34,9c 0,29 0,007 Ash 10,6ab 10,7ab 10,8a 10,8a 10,4b 0,07 0,013 ME (MJ/ngày) 1,437 1,445 1,452 1,450 1,433 0,01 0,106
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào trong thời gian mang thai và nuôi con (g/ngày)
Cỏ lông tây 248a 198b 143c 86,3d - 2,55 0,001 Cỏ Paspalum - 61,3a 120b 182c 245d 1,75 0,001 DM 129a 131b 131b 132b 130ab 0,52 0,005 OM 119a 121ab 121ab 122b 120a 0,45 0,006 CP 30,2 30,2 30,2 30,0 29,9 0,09 0,155 EE. 10,6 10,6 10,5 10,5 10,5 0,04 0,364 NDF 52,9ac 54,0ab 54,3b 54,7b 52,2c 0,28 0,001 ADF 32,6a 33,5b 33,8b 34,2b 32,9a 0,16 0,001 Ash 9,70a 9,83ab 9,90ab 10,0b 9,70a 0,05 0,004 ME (MJ/ngày) 1,303a 1,314ab 1,318ab 1,321b 1,311ab 0,01 0,041
Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, NDF: xơ trung tính, ADF: khoáng tổng số, EE: béo thô, ME: năng lượng trao đổi. Nghiệm thức Pas0, Pas25, Pas50, Pas75, Pas100 lần lượt là các nghiệm thức cỏ lông tây bằng cỏ Paspalum tương ứng ở các mức độ là 0, 25, 50, 75, 100%. Các giá trị trung bình mang các chữ cái a, b, c, d, trên cùng một hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Giai đoạn mang thai và nuôi con ở lứa 5 cho thấy lượng cỏ lông tây ăn vào giảm dần từ nghiệm thức Pas0 (248 g/con/ngày) đến nghiệm thức Pas75 (86,3 g/con/ngày) có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ngược lại cỏ Paspalum ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức, cao nhất ở nghiệm thức Pas100 (245 g/con/ngày), thấp nhất ở nhiệm thức Pas25 ( 61,3 g/con/ngày). Điều này có thể giải thích do mức độ thay thế cỏ Paspalum tăng dần nên lượng cỏ lông tây ăn vào giảm xuống.
Nghiệm thức
Hình 4.1 Lượng CP, DM, ME tiêu thụ trong lứa 5
Lượng DM ăn vào cao hơn ở 3 nghiệm thức Pas25, Pas50, Pas75 có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Tấn Nam (2011) là 111 - 134 g/con/ngày và thấp hơn kết quả của Trương Thanh Trung (2006) có DM ăn vào là 138 - 189 g/con/ngày.
Lượng OM ăn vào giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), thấp hơn ở nghiệm thức Pas0 (119 g/con/ngày), và cao hơn ở nghiệm thức Pas75 (122 g/con/ngày). Kết quả này phù hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Nam (2011) có lượng OM ăn vào là 102 - 124 g/con/ngày và phù hợp với kết quả Nguyễn Thị Thu Thẩm (2010) có lượng OM tiêu thụ từ 102 - 132 g/con/ngày và thấp hơn kết quả của Lưu Nguyễn Tâm Thảo (2012) là 118 - 140 g/con/ngày.
Lượng CP ăn vào giữa nghiệm thức rất ít biến động nên không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả báo cáo của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) có CP ăn vào là 30,1 - 31,8 g/con/ngày và thí nghiệm của Nguyễn Thanh Nhàn (2009) có lượng CP tiêu từ 24,7 - 31,2 g/con/ngày.
Lượng EE ăn vào các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động trong khoảng 10,5 - 10,6 g/con/ngày. Kết quả này phù hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thẩm (2010), Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) và Nguyễn Tấn Nam (2011) có lượng EE ăn vào lần lượt là 10,0 - 10,6 g/con/ngày, 9,82 - 10,6 g/con/ngày và 8,44 - 9,10 g/con/ngày.
Lượng NDF ăn vào khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05), kết quả cao hơn ở 2 nghiệm thức Pas50 và Pas75 lần lượt là và 54,3
và 54,7 g/con/ngày. Kết quả này thấp hơn thí nghiệm của Võ Thành Dũng (2008) có lượng NDF tiêu thụ là 58,1 - 75,0 g/con/ngày và Nguyễn Thanh Sang (2008) lượng NDF ăn vào từ 70 - 81,7 g/con/ngày, nhưng cao hơn kết quả báo cáo của Nguyễn Thị Thu Thẩm (2010) có lượng NDF ăn vào từ 40,4 - 51,1 g/con/ngày. Lượng ADF ăn vào cao hơn ở 3 nghiệm thức Pas25, Pas50, Pas75 có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức.
Lượng ME ăn vào trong gian mang thai và nuôi con giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao hơn ở nghiệm thức Pas75 (1,321 MJ/con/ngày), thấp hơn ở nghiệm thức Pas0 (1,303 MJ/con/ngày). Nghiệm thức Pas75 cao hơn hết là do lượng DM ăn vào cao nhất nên lượng ME cũng