Một số chỉ tiêu về sinh sản của thỏ lai ở lứa 5

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của artemia franciscana (Trang 45 - 48)

Bảng 4.3: Trình bày kết quả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ lai

ở lứa 5.

Bảng 4.3: Kết quả các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của thỏ lai ở lứa 5

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Pas0 Pas25 Pas50 Pas75 Pas100 ± SE/P

Thời gian mang thai (ngày) 29,7 29,7 29,3 29,7 30,0 0,54/0,94

Số con sơ sinh/ổ (con) 7,33 7,33 7,00 7,00 6,67 0,45/0,81

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 7,33 7,33 7,00 7,00 6,67 0,45/0,81

Trọng lượng sơ sinh/ổ (g) 385 388 383 386 353 27,9/0,89

Trọng lượng sơ sinh /con (g) 52,7 53,0 54,3 55,2 52,9 1,55/0,74

Số con cai sữa/ổ (con) 7,33 7,00 7,00 6,67 6,67 0,37/0,68

Trọng lượng cai sữa/ổ (g) 2468 2462 2530 2350 2257 117/0,52

Trọng lượng cai sữa/con (g) 337a 352ab 362b 353ab 339a 4,59/0,015 Lượng sữa thỏ mẹ/ngày 90,1a 95,1ab 99,9b 96,6ab 90,3a 1,41/0,002

Lượng sữa thỏ con bú/ngày 12,3 13,6 14,4 14,6 13,6 0,69/0,217

Tăng trọng thỏ con (g/ngày) 9,47a 9,96ab 10,3b 9,94ab 9,52ab 0,17/0,041

Lượng sữa/ tăng trọng 1,30 1,37 1,41 1,46 1,43 0,06/0,441

Kết quả từ bảng cho thấy thời gian mang thai giữa các nghiệm thức khá giống nhau nên không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động trong khoảng 29,3 - 30 ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2011) thời gian mang thai của thỏ là 30 ngày có thể sớm hoặc trễ hơn 1 - 2 ngày và thấp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Huyền Thoại (2011) là 30,3 - 31,0 ngày.

Số con sơ sinh/ổ của thỏ ở lứa 5 giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động trong khoảng 6,67 - 7,33 con. Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Lưu Nguyễn Tâm Thảo (2012) và Nguyễn Thanh Sang (2008) có số con sơ sinh/ổ lần lượt 5,67 - 7 con và 5,33 - 7 con, nhưng thấp hơn kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) có số con sơ sinh/ổ là 5,76 - 7,33 con.

Số con sơ sinh sống ở lứa 5 giữa các nghiệm thức tăng dần không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao dông trong khoảng 6,67 - 7,33 con. Kết quả này cao hơn với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Vĩnh Châu (2008) với số con sơ sinh sống từ 5,33 - 6,67 con, nhưng thấp hơn so với kết quả báo cáo của Lưu Nguyễn Tâm Thảo (2012) có số con sơ sinh sống là 6,33 - 7,5 con.

Hình 4.2 Ảnh hưởng của lượng CP tiêu thụ lên số con sơ sinh

Mối quan hệ giữa lượng CP tiêu thụ và số con sơ sinh được thể hiện qua phương trình phi tuyến tính với hệ số xác định hồi qui R2 = 0,761.

Trọng lượng sơ sinh toàn ổ ở lứa 5 khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), dao động từ 353 - 388 g/ổ. Kết quả này phù hợp vớ Nguyễn Thanh Nhàn (2009) có trọng lượng sơ sinh toàn ổ là 326 - 411 g , cao hơn báo cáo của Lê Hoàng Sơn (2012) là 271 - 326 g/ổ và thấp hơn kết quả Nguyen Thi Kim Dong et al., (2006) là 298 - 437g.

Trọng lượng sơ sinh/con ở lứa 5 ở trong khoảng 52,7 - 55,2g, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Số con cai sữa/ổ ở lứa 5 có khuynh hướng giảm khi tăng mức độ cỏ Paspalum trong khẩu phần, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa

Lượng CP tiêu thụ (g) Số con sơ sinh

các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả báo cáo Nguyễn Tấn Nam (2011) có số con cai sữa là 5,5 - 6,75 con và Nguyễn Thị Thu Thẩm (2010) có số con cai sữa là 5,33 - 6,67 con.

Trọng lượng cai sữa/ ổ ở lứa 5 giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lưu Nguyễn Tâm Thảo (2012) có trọng lượng cai sữa/ổ dao động từ 1251 - 2000 g/ổ và kết quả của Nguyễn Thanh Sang (2008) là 1693 - 2205 g/ổ.

Trọng lượng cai sữa ở lứa 5 cao hơn ở nghiệm thức Pas50 là 362g/con và thấp hơn ở Pas0 là 337 g/con có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Lượng sữa thỏ mẹ/ngày giữa các nghiệm có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao hơn nghiệm thức Pas50 (99,9g) và thấp hơn ở nghiệm thức Pas0 và Pas100 lần lượt là 90,1g và 90,3g. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2013) với lượng sữa thỏ mẹ/ngày từ 69,8 - 102g, nhưng cao hơn kết quả thí nghiệm của Võ Thành Dũng (2008) có lượng sữa thỏ mẹ/ngày từ 58,1 - 70,6g.

Hình 4.3 Ảnh hưởng của lượng DM tiêu thụ lên lượng sữa thỏ mẹ Mối quan hệ giữa lượng DM tiêu thụ và sản lượng sữa thỏ mẹ được thể hiện qua phương trình phi tuyến tính với hệ số xác định hồi qui R2 = 0,629.

Lượng sữa thỏ con bú /ngày giữa các nghiệm thức ít biến động, dao động từ 13,6 - 14,2g và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Tấn Nam (2011) với lượng sữa thỏ con/ngày từ 13,3 - 15,5g.

Lượng DM tiêu thụ (g) Lượng sữa thỏ mẹ (g)

Tăng trọng thỏ con/ngày giữa các nghiệm thức cao ở 3 nghiệm thức Pas25, Pas50 và Pas75 lần lược là 9,66g, 10,3g và 9,94g, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cao hơn với thí nghiệm của Nguyễn Thanh Sang (2008) có tăng trọng thỏ con/ngày từ 8,99 - 9,47g và báo cáo của Bùi Thanh Trúc (2012) có tăng trọng thỏ con/ngày từ 6,53 - 8,07g.

Lượng sữa/tăng trọng giữa các nghiệm thức ít biến động, dao động từ 1,30 - 1,46 và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của glucose và các loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và sinh sản của artemia franciscana (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)